từ nội dung phần đọc hiểu anh chji hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự đồng cảm, chia sẻ trong xã hội ngày nay
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Huấn Cao vốn là một người nổi tiếng viết chữ đẹp, tiếng vang của ông đã lan đến cả một vùng tỉnh Sơn. Đời ông chỉ viết có bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn. Nhưng vì Huấn Cao chống lại triều đình nên bị bắt vào nhà giam chờ ngày tử hình. Ở đây, Huấn Cao chịu sự cai quản của viên quản ngục và người thầy thơ, cả hai người họ đều vô cùng mến mộ tài năng viết chữ đẹp của Huấn Cao. Người quản ngục đối xử với Huấn Cao rất trịnh trọng, như một người bề trên chứ không có gì gọi là cai quản. Ấy thế nhưng Huấn Cao lại có một khí thiết trong sạch, ông không muốn nhận sự biệt đãi của người khác nên đã từ chối viên quản ngục. Trước ngày Huấn Cao bị xử tử, viên quản ngục đã quyết định phải thực hiện được việc xin chữ của ông, vì người quản ngục vô cùng yêu cái đẹp và trân trọng cái đẹp. Ông đã xin Huấn Cao cho chữ, Huấn Cao vì cảm động trước tấm lòng của người quản ngục nên gật đầu đồng ý. Thế là trong đêm khuya nơi ngục tù tối tăm, bẩn thỉu đã diễn ra cảnh cho chữ mà tác giả gọi là "một cảnh xưa nay chưa từng có". Người tử tù chân tay đeo xiềng xích vẫn phóng những nét chữ tài hoa, tung hoành cả đời người. Còn viên quản ngục và thầy thơ thì đang cúi mình trước cái đẹp. Sau khi cho chữ, Huấn Cao còn khuyên người quản ngục thay chốn ở đi để giữ được thiên lương trong sáng của mình.
Gợi ý viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự đồng cảm, chia sẻ trong xã hội ngày này:
* Mở đoạn: dẫn dắt vấn đề.
* Thân đoạn: tập trung làm rõ ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia:
+ Sự đồng cảm, sẻ chia giúp con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
+ Những người biết sống đồng cảm, sẻ chia sẽ nhận được sự tin cậy, yêu quý từ mọi người.
+ Sự đồng cảm, sẻ chia giúp ta xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.
+ Sự đồng cảm, sẻ chia góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp.
* Kết đoạn: rút ra bài học, liên hệ bản thân.