thuộc bài Nhớ Việt Bắc
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : văn kể chuyện
Câu 2 : một con lừa ( Lượng từ : một ; Danh từ : Con lừa )
Câu 3 : từ đâu làm cho câu nói của ngựa nhấn mạnh í nghĩ không muốn giúp lừa hơn
Câu 4 : Như mọi câu chuyện ngụ ngôn khác, tác giả đưa ra một tình huống nhằm rút ra một bài học, một kinh nghiệm sống. Câu chuyện muốn nói với các em về tình bạn chân chính. Phải thương bạn, giúp bạn lúc gặp khó khăn, không giúp bạn sẽ có lúc phải hối hận, giúp bạn chính là giúp mình. Tình bạn chỉ có thể được khẳng định vào những lúc khó khăn, hơn thế, không giúp bạn lúc bạn gặp khó khăn có khi lại làm hại chính mình.
Câu 5 : Em rút ra được bài học : hãy sẵn lòng giúp bạn lúc khó khăn vì giúp bạn cũng chính là giúp mình, bỏ mặc bạn là tự hại mình. Bạn bè phải thương yêu giúp đỡ nhau.
1. Thể loại : tự sự
Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi
2. Một con lừa (một - lượng từ, con lừa - danh từ )
3. Từ "nọ" trong "người nọ" với ý nghĩa chỉ một nhân vật không được xác định cụ thể về danh tính.
"Khẩn khoản" là một hành động chỉ sự tha thiết cầu xin để thoát khỏi khó khăn mà họ đang gặp phải.
4. Thông điệp : Sự lười biếng, ích kỉ của bản thân sẽ là nguyên nhân gây nên những gánh nặng sau này, Hãy giúp đỡ mọi người xung quanh để khi chúng ta gặp khó khăn có thể nhận lại được giúp đỡ.
Qua câu chuyện ngắn trên, em thấy được hậu quả của sự lười biếng và ích kỉ, Bên cạnh đó, em cũng nhận thức được lợi ích của sự giúp đỡ trong cuộc sống. Chúng ta ai rồi cũng sẽ phải gặp những khó khăn, nếu chúng ta biết cách cư xử một cách tích cực, yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quan thì chính chúng ta sau này cũng sẽ nhận lại được điều tốt đẹp từ mọi người. Em hy vọng rằng, trong xã hội sẽ ngày càng những điều tốt đẹp hơn.
Nga thân mến!
Năm ngoái, mình được về quê Nga chơi, nên mình đã biết về quê của Nga rồi đấy. Còn Nga nói là chưa hề lên thành phố lần nào phải không? Vậy nên hè này, Nga ráng lên mình chơi nhé. Lúc đó, mình sẽ dẫn Nga đi chơi công viên, vào cung thiếu nhi. Rồi sau đó chúng mình sẽ vào viện bảo tàng của tỉnh xem những hiện vật lịch sử trưng bày ở trong đó. Thích lắm Nga ạ! Nếu Nga muốn đọc sách thì mình có thể Nga đến thư viện thành phố. Mình sẽ mượn cho Nga nhiều truyện tranh, từ truyện “Đô-rê-mon” đến “Thám tử lừng danh Conan” hay “Pô-kê-môn” hoặc “Sa-lô-môn”… Thư viện rất rộng nên sách nào cũng có. Mình biết Nga là một cô bé thích đọc truyện, thế nào mình cùng cố gắng giúp Nga thỏa mãn được cái sở thích ấy. Sắp đến hè rồi, cố gắng thu xếp lên chỗ mình. Hẹn gặp vào khi đó nhé!
Quảng Ngãi, ngày 2 tháng 1 năm 2010
Thu Hương thân mến!
Thấm thoát đã một năm mình xa quê hương để theo gia đình chuyển lên thành phố, nay mình viết thư gởi về thăm bạn đây.
Dạo này bạn có khỏe không ? Gia đình mình trên thành phố vẫn bình thường. Thời gian đầu chuyển nơi ở đã làm mình bỡ ngỡ nhưng giờ đã quen nên cũng ổn định. Mình nhớ những ngày sống ở quê thật vui, thật thú vị. Bây giờ mình sẽ kể cho bạn những điều mình biết về thành thị nhỏ !
Thành thị hôm nay thật sầm uất, đường sá được mở rộng và trải nhựa phẳng phiu. Nhà cao tầng tiếp nối mọc lên nhất là nơi trung tâm kinh tế của tỉnh. Nơi đây có nhiều cửa hàng, cửa hiệu với các loại hàng hóa phong phú, đa dạng. Nếu đi học con đường Hai Bà Trưng, bạn sẽ thấy những tòa nhà cao ốc nguy nga, những biệt thự mỹ lệ nhìn ra sông Trà Khúc, cảnh quang thật tươi đẹp và hiện đại. Thành thị phát triển, đã mở ra cho nhân dân một cuộc sống mới. Mình mong một ngày nào đó sẽ cùng bạn đi dạo phố, đi dạo công viên và thưởng thức vẻ đẹp của thành thị phồn hoa.
Mình hi vọng một ngày nào đó sẽ thực hiện được điều mong ước của mình, còn bây giờ mình tạm dừng bút.
Chúc Hương sức khỏe và học tập tốt.
Bạn của Hương
Yên Kha
Sống hạnh ohúc là được bố mẹ yêu thương, chăm sóc. Biết giúp đỡ bố mẹ là niềm hạnh phúc lớn nhất của em
Cuộc đời chúng ta như một bản nhạc, có nốt trầm, nốt bổng. Nốt trầm chính là những buồn đau, khó khăn còn nốt bổng chính là niềm hạnh phúc. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai ai cũng muốn nốt bổng nhiều hơn, hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn đạt được. Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc tích cực của con người, có được khi họ có được niềm vui, thỏa mãn từ một việc gì đó. Mỗi người thì sẽ có định nghĩa, cảm nhận về hạnh phúc khác nhau. Có người thì thấy hạnh phúc bắt nguồn từ những điều lớn lao: giải phóng dân tộc, xây dựng tổ quốc,… Còn có người lại thấy hạnh phúc đến từ những điều nhỏ bé, giản dị: được thấy nụ cười của mẹ, được điểm cao trong môn học,… Đôi khi hạnh phúc là mang lại hạnh phúc cho người khác. Tất cả hạnh phúc đều đáng được trân trọng miễn là nó không dựa trên sự đố kị, mưu mô. Một con người hạnh phúc thì cuộc sống trở nên vui vẻ hơn. Họ có cảm giác yêu đời, yêu cuộc sống. Khi con người biết hạnh phúc với những gì mình có, mình đạt được thì tâm hồn sẽ thanh thản, nhẹ nhõm và viên mãn. Hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn có được trong cuộc sống, vì vậy hãy luôn mở rộng cửa trái tim để đón nhận những điều tốt đẹp.
HT
Bạn tham khảo nhé:
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.
Em băng qua chợt ghé tỏa ánh dương êm đềm
Ngồi nhìn say xưa tôi ngẩn ngơ về em
Cây xum xuê nhành liu chim líu lo đôi bờ
Người ơi có hay tôi thích em rồi đây
Bước qua hàng cây ôi sao nàng ở đâu
Cho anh vài giây lại đây thêm xuyến xao
Mây trôi nhẹ lay đưa ai lạc vào đây
Để anh viết nên câu ca pha dấu nơi thiên đường
Nhẹ nhẹ
Nhẹ nhẹ nhàng cơn gió đung đưa khẽ mắt chìm vào em (chìm vào em)
Lạc vào say mê tê tê nhịp tim từng hồi âm (từng hồi âm)
Dập dìu cơn sóng ngây ngô trong anh nhẹ lướt qua (nhẹ lướt qua)
Tựa ngàn ánh nắng chiếu xuống khóe sắc đượm tình em
La la la la love
Việt Bắc
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.
TỐ HỮU