Câu 1. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dòng sau:
a. nước nhà, non sông, Tổ quốc, hành tinh.
b. hoàn cầu, năm châu, giang sơn, thế giới.
c. kiến thiết, xây dựng, kiến nghị, dựng xây.
Câu 2. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa:
a. xinh, xinh đẹp, mĩ lệ, đẹp, xinh tươi, tốt đẹp, đẹp tươi.
b. to lớn, to tướng, khổng lồ, rộng rãi, vĩ đại, to, lớn.
c. học tập, học hành, học, học hỏi, sáng tạo.
Câu 3. Câu “Trí nhớ tuyệt vời của Lê Quý Đôn khiến người Thanh kinh ngạc.” Có mấy tính từ? a. 1 tính từ b. 2 tính từ c. 3 tính từ
Câu 4. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để thay thế cho từ in đậm trong câu sau:
a. Gió thổi mạnh. (nhè nhẹ, phần phật, ào ào)
b. Lá cây rơi nhiều. (lả tả, lác đác, xào xạc)
c. Từng đàn cò bay nhanh trong mây. (rập rờn, vun vút, chấp chới)
Câu 5. Gạch bỏ từ không cùng nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ sau:
a. Tổ quốc, đất nước, nước nhà, nhà nước, giang sơn.
b. Dân tộc, đồng bào, nhân dân, đồng chí.
Câu 6. Chọn thành ngữ trong ngoặc để điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a. Dân tộc Việt Nam có truyền thống: ……………………………………………………………………………………….
b. Dù đi đến phương trời nào chúng tôi vẫn nhớ về: ……………………………………………................................................................
c. Là người Việt Nam, ai chẳng tự hào về ……………………………………….. của mình.
(non sông gấm vóc, yêu nước thương nòi, quê cha đất tổ)
Câu 7. Chọn từ đồng nghĩa với từ được in đậm để điền vào chỗ trống trong các câu văn sau:
a. Tôi cảm nhận được nỗi lưu luyến của bà tôi và cùng với cảm giác đó, tôi nhận ra vẻ hài lòng, ………….. ở ánh mắt bà. (vui vẻ, mãn nguyện, phấn khởi)
b. Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận ôm ấp các chỏm núi như quyến luyến ……............... (bịn rịn, lưu luyến, quấn quýt)
Câu 8. Chia các từ sau thành hai nhóm đồng nghĩa và đặt tên cho mỗi nhóm: nóng nực, oi bức, nồng nàn, oi nồng, tha thiết, thắm thiết
a. Nhóm các từ chỉ……………….. gồm:…………………………………………………………
b. Nhóm các từ chỉ ………………. gồm: ………………………………………………………….
Câu 9. Chọn một trong các từ chỉ màu xanh: xanh mướt, xanh rì, xanh thẩm, xanh ngắt điền vào chỗ trống:
a. Trên đồi, cỏ mọc …………………………………………………………………
b. Trời mùa thu ……………………………………………………………………..
c. Mặt biển như một tấm thảm ………………………………………………………
d. Quanh hồ, thấp thoáng những mảng ngô xanh …………………………………..
Câu 10. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm đồng nghĩa trong dãy từ sau: nhân dân, đồng bào, dân trí, dân tộc
Câu 11. Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột trái với nghĩa thích hợp ở cột phải:
a. Chịu thương chịu khó 1. đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động.
b. Dám nghĩ dám làm 2. cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ.
c. Muôn người như một 3. mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và
dám thực hiện sáng kiến.
d. Uống nước nhớ nguồn 4. biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp
cho mình.
Câu 12. Hãy nối các cặp thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa với nhau:
a. Chịu thương chịu khó 1. Đồng tâm hiệp lực.
b. Muôn người như một 2. Thất bại là mẹ thành công
c. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo 3. Thức khuya dậy sớm
Câu 13. Tìm các từ có nghĩa là dùng nước làm sạch để điền vào từng chỗ trống cho thích hợp: Hôm nay Hằng làm được rất nhiều việc. Buổi trưa Hằng đã giúp mẹ nấu cơm, Hằng đã …..... rau cho mẹ, …..... gạo hộ mẹ. Buổi chiều, Hằng ....….. đầu và ……….. cho em bé. Hằng còn ………….. quần áo của em nữa.
Câu 14. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống sao cho có câu văn miêu tả hay nhất:
a. Bầu trời đêm là tấm thảm nhung đính đầy ………. (đầy, nhiều, chi chít) sao kim cương.
b. Mùi hoa thiên lý …………… (thoang thoảng, nhẹ nhàng, dịu dàng).
Câu 15. Chọn một từ đồng nghĩa trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có câu văn thể hiện được sức quyến rũ, mạnh mẽ của hương thơm:
a. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín ……… qua mặt (phả, bay, chảy).
b. Nắng bốc hương hoa tràm thơm …… sực nức, ngây ngất. (sực nức, ngây ngất, thoang thoảng).
Câu 16. Gạch dưới các từ trái nghĩa trong những câu sau:
a. Kẻ đứng người ngồi. b. Kẻ khóc người cười.
c. Chân cứng đá mềm. d. Nói trước quên sau.
e. Yếu trâu còn hơn khỏe bò.
Câu 17. Ghi lại 3 câu thành ngữ, tục ngữ có cặp từ trái nghĩa: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 18. Đặt 1 câu với 1 trong 3 thành ngữ, tục ngữ trên. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 19. Từ nào không đồng nghĩa với từ “Hòa bình”?
a. thanh bình b. thái bình c. bình lặng d. bình yên
Câu 20. Gạch dưới từ dùng sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
a. Dòng sông quê em chảy rất hòa bình ……………………………………………………………………………………………………
b. Chúng em đang được sống trên một đất nước hòa thuận. → …………………………………………………………………………………………………….
c. Không khí trong gia đình em rất hòa mình. → …………………………………………………………………………………………………….
Câu 21. Từ nào chứa tiếng “hữu” không có nghĩa là bạn?
a. hữu nghị b. thân hữu c. hữu ích d. bạn hữu e. bằng hữu f. chiến hữu
Câu 22. Những từ nào chứa tiếng “hợp” không có nghĩa là gộp lại:
a. hợp nhất b. hợp tác c. hợp lí d. hợp lực e. liên hợp
Câu 23. Nghĩa của các thành ngữ “Bốn biển một nhà”, “Kề vai sát cánh”, “Chung lưng đấu sức” có điểm gì chung?
a. cùng làm một việc quan trọng b. đoàn kết c. sự vất vả
Câu 24. Dùng gạch chéo tách chủ ngữ và vị ngữ của câu sau theo hai cách hiểu khác nhau:
a. Hoa mua ở bên đường. b. Hoa mua ở bên đường.
Câu 25. Đặt hai câu có từ “thành” đồng âm
a. …………………………………………………………………………………………………
b. ………………………………………………………………………………………………….