K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

giúp em toán tắt văn bản thành đoạn văn với ạ Quan sát người hút thuốc lá, ta thấy họ có thói quen hay khạc nhổ. Vì sao vậy? Ở người hút thuốc, khí - phế quản luôn luôn bị hóa chất trong khói thuốc kích thích đi đôi với tình trạng viêm mãn tính. Khi dịch này bị đẩy đến hầu họng, người ta hay khó chịu, ngứa cổ, nên phải khạc ra ngoài, tạo ra tật xấu, kém vệ sinh. Lúc hít mạnh vào, đầu thuốc lá có...
Đọc tiếp

giúp em toán tắt văn bản thành đoạn văn với ạ

Quan sát người hút thuốc lá, ta thấy họ có thói quen hay khạc nhổ. Vì sao vậy? Ở người hút thuốc, khí - phế quản luôn luôn bị hóa chất trong khói thuốc kích thích đi đôi với tình trạng viêm mãn tính. Khi dịch này bị đẩy đến hầu họng, người ta hay khó chịu, ngứa cổ, nên phải khạc ra ngoài, tạo ra tật xấu, kém vệ sinh.

Lúc hít mạnh vào, đầu thuốc lá có nhiệt độ 70 – 80 độ C, làn khói nóng vào miệng thanh quản, khí quản và phế quản. Niêm mạc của những bộ phận này luôn trong tình trạng nóng bỏng, làm giảm cảm giác ngon miệng khi ăn. Chính vì vậy, người cai nghiện thuốc lá ăn ngon miệng hơn và lên cân.

Dù người ta hút thuốc lá có đầu lọc hay không đầu lọc, xì gà hay chuyển sang thuốc lào, chủ động hay thụ động thì thuốc lá đều có hại cho sức khỏe:

- Nhiều bệnh phát sinh: bệnh phổi, tim mạch, ung thư...

- Tuổi thọ giảm;

- Tử vong tăng;

Phải dứt khoát bác bỏ lập luận bào chữa cho việc hút thuốc lá và nghiện thuốc lá: một vài hơi thuốc làm tỉnh táo con người, một điếu thuốc làm tan cơn buồn ngủ khi cần thức, điếu thuốc chung vui, giao lưu cùng bè bạn, mời điếu thuốc ngoại giao, làm quen, tiếp khách... Tất cả chỉ là lừa phỉnh bản thân, là ngụy biện, lợi bất cập hại.

Hiện nay, do số người hút thuốc lá ở các nước phát triển bị thu hẹp, các hãng thuốc lá nổi tiếng phải chi trả những món tiền khổng lồ bồi thường thiệt hại do thuốc lá gây ra nên họ ráo riết phát triển thị trường tại các nước đang phát triển. Bởi những

lý do trên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra Công ước chống thuốc lá trên toàn cầu.

0
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: HỌC CƠ BẢN MỚI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN         “ Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.          Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519) thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé học vẽ trứng gà...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

HỌC CƠ BẢN MỚI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN

        Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.

         Danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi(1452-1519) thời còn bé , cha thấy có năng khiếu hội họa, mới cho theo học danh họa Vê-rô-ki-ô. Đơ Vanh-xi thì muốn học cho nhanh, nhưng cách dạy của Vê-rô-ki-ô rất đặc biệt. Ông bắt cậu bé học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền, làm cậu ta phát chán. Lúc bấy giờ thầy mới nói: “Em nên biết rằng trong một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái có hình dáng hoàn toàn giống nhau! Cho dù là một cái trứng, chỉ cần ta thay đổi góc nhìn nó lại hiện ra một hình dáng khác. Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu!”. Thầy Vê-rô-ki-ô còn nói, vẽ đi vẽ lại cái trứng còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo. Khi nào mắt tinh, tay dẻo thì mới vẽ được mọi thứ. Học theo cách của thầy quả nhiên về sau Đơ Vanh-xi trở thành họa sĩ lớn của thời Phục Hưng.

         Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh-xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ. Và cũng chỉ những ông thầy lớn mới biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất. Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.

                                        (Theo Xuân Yên-  Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

1.    Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

2.     Theo tác giả, vì sao thầy dạy lại bắt Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng gà mấy chục ngày liền ?

3.    Tìm một câu phủ định có trong văn bản.

4. Dựa vào phần ngữ liệu trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày những suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi bàn về ý nghĩa của sự kiên trì trong cuộc sống.

0
·        Ngữ liệu 1: “…Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả. Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng. Màu xanh nhạt chuyển dần sang ửng vàng, thơm phức, gọi chim về ríu ran khắp...
Đọc tiếp

·        Ngữ liệu 1:

“…Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả. Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng. Màu xanh nhạt chuyển dần sang ửng vàng, thơm phức, gọi chim về ríu ran khắp sân nhà.

Dĩ nhiên là vì có tao mới có cây ổi đầy trái này cho tụi mày ăn – Mũi nó huếch lên, mặt kênh kênh nhưng không đứa nào thấy ghét vì hương ổi chín tỏa lan trong sân nhà nó ngọt lịm. Nó lại là thằng bé cực thảo ăn với bạn bè.”

                                                                                                                        (Ngữ văn 6 – tập 2)

·        Ngữ liệu 2:      

  Tất cả bọn tôi đều thấy lòng chùng xuống. Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa. Chẳng ai muốn thấy một “cao thủ dế” qua đời bằng cách đó. Bọn tôi chỉ ghét Lợi thôi chứ không ghét con dế lửa của nó. Mà ngay cả Lợi, khi nhìn thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa.

       Lợi chôn chú dế lửa dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó. Nó đặt chú dế thân yêu vào hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh. Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.

                                                                                          (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

·        Ngữ liệu 3:

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

Sẽ có cây, có cửa, có nhà,

Vẫn là đất nước của ta,

Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

Cha lại dắt con đi trên cát mịn,

Ánh nắng chảy đầy vai,

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời,

Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi…

                                                                                                                        (Ngữ văn 6 – tập 2)

·        Ngữ liệu 4:

Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tới chơi với bình minh vàng, bọn tới chơi với vầng  trăng bạc’’.

Con hỏi : Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”

Họ đáp : “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.

           “Mẹ mình đang đợi ở nhà” - con bảo - “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được ?”

Thế là họ mỉm cười bay đi.

Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

                                                                    (Ngữ văn 6, tập 2)

·        Hệ thống câu hỏi:                                                                                                      

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ( đoạn văn) trên?

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Câu 3. Giải thích nghĩa của từ “tay” trong cụm từ “Hai bàn tay” ? Từ “tay” dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 4. Qua cách mô tả trò chơi cùng với mẹ, em bé đã thể hiện tình cảm gì với mẹ? Tình cảm đó được thể hiện qua cử chỉ gì?

            Câu 5. Từ nội dung của văn bản, em nhận thức như thế nào về tình mẫu tử ? Tình cảm của em dành cho mẹ của mình như thế nào? (Trình bày cảm nhận của em khoảng 2-4 dòng)

           Câu 6. Hãy chỉ ra màu sắc được dùng trong đoạn văn trên?

           Câu 7. Hãy xác định biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây.

            Câu 8. Giải thích nghĩa từ “ thảo ăn” trong đoạn văn trên?

            Câu 9.  Theo em nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

            Câu 10.Từ đoạn ngữ liệu trên, em cảm nhận điều gì về nhân vật chú bé được kể ?

giúp em mn ạ❤

0