K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  1. Xác định các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong đoạn văn sau và nhận xét về cấu tạo của các cụm từ đó? a. Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỉ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai lên thăm nhà tôi từ Tết. Và cô là cô gái Hà Nội thứ nhất lên tới...
Đọc tiếp

 

1. Xác định các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong đoạn văn sau và nhận xét về cấu tạo của các cụm từ đó?

a. Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỉ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai lên thăm nhà tôi từ Tết. Và cô là cô gái Hà Nội thứ nhất lên tới nhà tôi từ 4 năm nay.

b.Đang độ giữa đông. Gần về đến làng, trời lại càng u ám. Cái lạnh lùa vào khoang thuyền vi vu. Nhìn qua khe hở mui thuyền, thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời vàng úa. Không nén được, lòng tôi se lại.

0
Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng trong các đoạn văn sau:   a) Nắng gửi thêm màu đẹp trên hoa. Màu hoa vàng càng xốp như những giọt nắng kết tinh. Chân bướm tím dính đầy những hạt phấn hoa hay là những hạt nắng? […] Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây với lá. (Ngô Văn Phú) b. Biển đã gửi lên trưng bày một số sản vật, hé cho nom thấy một phần, dù là rất nhỏ, sự phong phú...
Đọc tiếp

Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng trong các đoạn văn sau:

 

a) Nắng gửi thêm màu đẹp trên hoa. Màu hoa vàng càng xốp như những giọt nắng kết tinh. Chân bướm tím dính đầy những hạt phấn hoa hay là những hạt nắng? […] Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây với lá.

(Ngô Văn Phú)

b. Biển đã gửi lên trưng bày một số sản vật, hé cho nom thấy một phần, dù là rất nhỏ, sự phong phú vô cùng vô tận của mình: những con thèn, lườn phơn phớt hồng kẻ hai sọc vàng óng ánh; […] con lượng, to bằng bàn tay, thắm đỏ, con thửng, mình tròn, thịt ngọt và mềm, ngoài Bắc quen gọi là con cá mối vì nó giống hình con mối […]; con trác, mắt rất to viền một vành tròn đỏ màu phẩm như mắt tướng tuồng; con cá bò, mắt viền vàng, một cái gai dựng chóc ngóc trên lưng; con chuồn đầu phình to mum múp, vốn là cá đi nổi […]

(Bùi Hiển)

c. Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt… mưa giáo đầu. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa lại kéo đến chóng thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống,lao xuống, tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên nền gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ…

Nước chảy đỏ ngòm bốn bề sân, cuồn cuộn dồn vào các rãnh cống đổ xuống ao chuôm. Mưa xối nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm. Tiếng sấm, tiếng sấm của mưa mới đầu mùa…

Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

(Tô Hoài)

d. Thịt luộc đỏ tươi, bì vàng màu da đồng, đặt bên cạnh đĩa rau húng chó; vài đĩa riềng thái mỏng tanh; chả nướng, béo ngậy, màu cánh gián; đĩa bún trắng bong nằm cạnh bát hầm dựa mận màu hoa sim; những liễn xào nấu với chuối “chưa ra buồng” thái con bài; những đĩa dồi tươi hơn hớn, miếng thì trắng, miếng thì hồng, miếng thì tím lợt, đôi chỗ lại điểm những nhát hành xanh  h màu ngọc thạch…

0
Hãy yêu thương nhau, cùng nhau ta đoàn kết Hãy lắng nghe câu hát từ đáy lòng tôi. Kẻ không đoàn kết cũng như chim lạc đàn Chóng hoặc chày rồi sẽ trúng tên Vì đơn độc sẽ làm mồi cho hiểm hoạ Từ kết đoàn hạnh phúc sẽ sinh sôi. Chúng ta phải làm sao đoàn kết? Hãy liên kết như thể thân mình Ngũ quan cùng với tay chân dính liền Tách rời nhau thời không thể sống Chỉ cùng với nhau...
Đọc tiếp

Hãy yêu thương nhau, cùng nhau ta đoàn kết
Hãy lắng nghe câu hát từ đáy lòng tôi.
Kẻ không đoàn kết cũng như chim lạc đàn
Chóng hoặc chày rồi sẽ trúng tên
Vì đơn độc sẽ làm mồi cho hiểm hoạ
Từ kết đoàn hạnh phúc sẽ sinh sôi.
Chúng ta phải làm sao đoàn kết?
Hãy liên kết như thể thân mình
Ngũ quan cùng với tay chân dính liền
Tách rời nhau thời không thể sống
Chỉ cùng với nhau sức lực mới sinh sôi
Nào ta hãy cùng yêu thương đoàn kết
Chớ ham lợi Pháp mà phản bội sự nghiệp
Hãy kết đoàn tương trợ lẫn nhau
Tựa tứ chi kết lại ta sẽ thành công
Đất nước ta ta xây một thiên đường
Hãy yêu thương nhau và cùng nhau đoàn kết
Nghĩa vụ một người dân là phải yêu Tổ quốc
Mau cải thiện tâm, tài, lực cho dân
Vì sự nghiệp chung hãy học sống và học chết
Hỡi đồng bào yêu quý hãy lắng nghe tôi hát
Rồi học thương yêu nhau và đoàn kết cùng nhau.

Câu 1: chỉ ra hai hình ảnh đối lập của kẻ khi đoàn kết và không đoàn kết được nói đến trong đoạn trích

Câu 2: hiệu quả của câu hỏi tu từ được dùng trong đoạn trích

câu 3: anh chị hiểu nội dung ý thơ sau thế nào?

Tách rời nhau thời không thể sống

Chỉ cùng với nhau sức lực sẽ sinh sôi

Câu 4: sự tha thiết của tác giả thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về tình yêu của Người đối với đất nước.

 

 
0
Câu 1. Phân tích cấu tạo câu : Những em bé Hmông, những em bé Tu Di, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Câu 2 : Cho đoạn thơ :      Ngững người Giáy, người Dao      Đi tìm măng hái nấm      Vạt áo chàm thấp thoáng      Nhuộm xanh cả nắng chiều      Và gió thổi, suối reo      Ấm giữa rừng sương giá. a, ghi lại các động từ có trong đoạn thơ trên. b, từ "giá" trong đoạn thơ...
Đọc tiếp

Câu 1. Phân tích cấu tạo câu : Những em bé Hmông, những em bé Tu Di, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

Câu 2 : Cho đoạn thơ :

     Ngững người Giáy, người Dao

     Đi tìm măng hái nấm

     Vạt áo chàm thấp thoáng

     Nhuộm xanh cả nắng chiều

     Và gió thổi, suối reo

     Ấm giữa rừng sương giá.

a, ghi lại các động từ có trong đoạn thơ trên.

b, từ "giá" trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì? Đặt 3 câu với từ "giá" được dùng với các nghĩa khác nhau và khác với nghĩa của từ "giá" trong đoạn thơ trên.

Câu 3 : Sắp xếp các từ trong dãy từ sau thành hai nhóm theo nghĩa của tiếng "gia".

gia bảo, gia nhập, gia sản, gia đình, gia nhân, gia vị, gia tộc, gia tăng, gia giảm.

Câu 4 : Hai câu văn được liên kết với nhau bằng cách nào, từ ngữ liên kết là gì?

     Nắng sớm chiếu đẫm vào người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.

Câu 5 : Sắp xếp các câu sau thành đoạn văn hoàn chỉnh.

(1) Tháp Rùa rêu phong cổ kính nằm uy nghi ở giữa hồ.

(2) Xa xa, cầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong dẫn vào đền Ngọc Sơn.

(3) Nhìn từ trên cao Hô Gươm như một tấm gương khổng lồ.

(4) Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.

(5) Đó là một cảnh đẹp cổ kính lãng mạn giữa lòng Thủ đô.

0