Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi bạn mình ra sao ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nghệ thuật trong bài thơ
– Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. – Sử dụng bút pháp trào phúng. – Sự hóm hình, bình dị trong sử dụng ngôn từ của tác giả. – Âm điệu, nhịp điệu bài thơ đã phối hợp nhịp nhàng tạo ra bài thơ liền mạch, thanh thoát như lời nói chuyện tâm tình nhà thơ với người bạn tri kỷ.
là bài thơ này đúng k để còn biết?
Bạn đến chơi nhà
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!
Người bạn đã rất lâu mới tới nên nhà thơ cảm thấy rất vui mừng dù trong bài thơ không bộc lộ cái háo hức ấy. Nhưng sự cố gắng tiếp đón của nhà thơ với bạn đã giúp ta hiểu được tấm chân tình này.Và dù mọi thú có thiếu thốn thì tâm trạng ấy cũng không có cái âu lo, bối rối do không có gì tiếp bạn. Nhà thơ trân trọng tình bạn, quý bạn và cũng hiểu bạn. Qua bài thơ , chúng ta thấy được tâm trạng phấn khởi, vui sướng của tác giả khi có bạn đến ghé chơi.
Tác giả ko sử dụng từ bạn hay mày ... mà lại dùng bác vì có lí do :
- Thể hiện sự kính trọng bạn bè
- Không mách lòng nhau
- Giữ lòng tự trọng cho riêng mình
Ngôn ngữ trong bài thơ thật giản dị
- Thân mật, gần gũi, tha thiết, đầy sự nồng cháy tình bạn.
- Bài thơ này được dùng với ngôn ngữ giản dị, ko cầu kì như những bài thơ khác .
Tham khảo nhoa!
Answer:
- Đại từ xưng hộ là " bác "
* Nhận xét:
- Cách xưng hô tự nhiên, thân mật
- Thể hiện tình bạn giữa 2 người bạn qua cách xưng hô " tôi - bác "
- Cách xưng hô ấy còn thể hiện niềm vui, phấn khởi từ khi đó đến giờ bạn mới tới nhà chơi
* Ý nghĩa:
- Đơn thuần không chỉ để thể hiện niềm vui mà còn là sự kính trọng của tác giả đối với bạn
\(\rightarrow\) Là tình cảm bạn bè quý báu, thắm thiết, đã lâu không gặp
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đối với riêng tôi, mẹ chính là người quan trọng nhất trong cuộc sống.
Năm nay, mẹ em bốn mươi hai tuổi. Mẹ em không cao lắm. Dáng người khá đầy đặn. Mái tóc mẹ vẫn còn rất dày và đen bóng. Dường như em được thừa hưởng nước da trắng hồng từ mẹ. Khi nhìn vào khuôn mặt của mẹ, ai cũng cảm thấy quý mến. Các bác hàng xóm thường bảo đó là một khuôn mặt phúc hậu. Mẹ vốn là giáo viên dạy môn Toán của một trường cấp hai trong huyện. Tuy dạy Toán nhưng mẹ không hề khô khan. Như bao người phụ nữ khác, mẹ cũng rất yêu thích cái đẹp. Trong nhà luôn luôn phải có một vài lọ hoa. Những món ăn mẹ nấu ngon tuyệt vời. Và mẹ cũng rất yêu thích thơ ca... Điều làm em cảm thấy thích thú và tự hào nhất với bạn bè là mỗi khi gặp phải một bài toán hóc búa, em đều có thể nhờ mẹ giảng bài. Những lúc giảng bài cho em lại vô cùng nghiêm khắc. Nhưng nhờ vậy mà em đã hiểu bài hơn.
Ngoài ra, mẹ em còn là một bà nội trợ rất đảm đang. Mọi công việc trong gia đình đều do bàn tay của mẹ chăm lo. Mẹ thường sáng tạo ra những món ăn độc đáo để cho em và bố cùng thưởng thức và đánh giá. Công việc của một đầu bếp rất bận rộn. Nhưng những bữa cơm trong gia đình mẹ vẫn luôn lo lắng tươm tất. Thỉnh thoảng, mẹ lại dạy em nấu một vài món ăn đơn giản. Bởi mẹ cho rằng, là con gái nên biết nấu một vài món ăn đơn giản để có thể tự chăm sóc cho mình. Em cảm thầy những lời dạy của mẹ đều rất đúng đắn.
Em hy vọng mẹ sẽ luôn mạnh khỏe để sống hạnh phúc cùng với bố con em. Từ tận đáy lòng, em muốn dành cho mẹ những lời yêu thương và trân trọng nhất.
mik ko bít tả về hoa bỉ ngạn . nếu bạn muốn tả loài hoa đó thì bạn phải dựa vào cái dàn ý , ý nghĩa của hoa bỉ ngạn .
bn có thể tìm hiểu, tham khảo ở trên mạng nhóe .
chúc bạn có 1 bài đc điểm kou . HT
Thật ra theo ý mình thì bạn nên chọn loài hoa nào gần gũi hơn để tả. Tại hoa bỉ ngạn nó có thật, nhưng lại thiên về mặt kiểu tâm linh nhiều hơn, nếu bỏ vào bài văn sẽ khá khó để tả. Với lại nó mọc ở những nơi hoang vắng, ít người, nên tư liệu thường sẽ chỉ có qua hình ảnh mà sẽ không có theo kiểu wikipedia hay đặc điểm khái quát. Nếu yêu thích những loài hoa kiểu này, bạn có thể thử tả hoa tử đằng, gần gũi và có nhiều tư liệu hơn.
Answer:
Các bài ca dao đã cung cấp cho em những tình cảm và bài học: lòng yêu thương con người, tình yêu quê hương đất nước, những thói hư tật xấu trong cuộc sống, công lao, sự cực khổ, tình yêu thương cha mẹ dành cho con cái
Bài học: phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc, che chở. Biết ghi ơn, gìn giữ, yêu mến. Không nên chà đạp, xúc phạm
Bằng tình cẩm bn bè thật sự
Tuy nhà ko có j nhưng Nguyễn Khuyến vẫn tiếp đãi bn mk bằng 1 tình cảm chân thành , đầm ấm
=> Từ đây nói lên tuy đã lm quan rất nhiều năm , nhưng Nguyễn Khuyến vẫn nhớ và tiếp đãi bn từ tế tuy nhà ko có j ngoài tình bn bộc trực , chân thành , đầm ấm
TL:
Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu "cây nhà lá vườn" của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự "bùng nổ" về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều "không có" nhưng lại "có" tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết:
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.
Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:
Từ trước bảng vàng nhà sẵn có
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
(Gửi bác Châu Cầu)
Đến thăm bác, bác đang đau ốm
Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay
Bác bệnh tật, tôi yếu gầy
Giao du rồi biết sau này ra sao
(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)
Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái "Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi" mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.
_HT+