em hãy viết 1 bài văn tả chiếc đồng hồ báo thức [ ko quá 1,5 tờ trang giấy ]
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu ca dao trên có ý chỉ con cái khi bố mẹ về già đã không phụng dưỡng chu đáo,khi bố mẹ mất ,làm đám tang thật to để khoe khoang sự giàu có và hiếu thảo của mình.
1. Mở bài:
- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.
- Trường xây được 15 năm.
2. Thân bài:
Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)
a) Tả bao quát về ngôi trường
- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)
- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp
b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.
- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)
- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...
- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...
c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.
3) Kết luận
Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.
I. Mở bài:
- Quê em ở đồng bằng
- Trường em mang tên Trường THCS Tam Hiệp
II. Thân bài:
- Trường em nằm ở trung tâm xã, trên một diện tích rộng 2 héc ta.
- Vườn trường có hơn một vạn cây bạch đàn bốn mùa xanh tốt.
- Trường có một dãy nhà 2 tầng, 2 dãy nhà mái nhọn, gồm tất cả 36 phòng học.
- Một thư viện khiêm tốn có 2.000 đầu sách.
- Một phòng để đồ dùng dạy học.
- Hiệu bộ và văn phòng là một ngôi nhà 4 gian nằm bên phải trường.
- Sân trường rộng mênh mông, lát xi măng.
- Cột cờ bằng thép không gỉ, cao 8 mét, lúc nào cũng phấp phới tung bay lá cờ đỏ sao vàng.
- Vườn hoa là niềm tự hào của chúng em.
- Phòng học nào cũng có bảng màu xanh chống lóa, 12 bộ bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, cửa gương, đèn điện. Lớp học, bàn ghế sạch sẽ.
- Thứ 2 nào trường em cũng tổ chức chào cờ. Thầy cô giáo và toàn thể học sinh đều mặc đồng phục. 800 học sinh hát Quốc ca.
- Buổi sáng, 7 giờ trống trường dội vang. Thầy trò nô nức đến trường. 10 giờ rưỡi đã tan học, học sinh từ các lớp ùa ra đông vui.
III. Kết bài.
- Em rất tự hào về trường em.
- Nghỉ hè hoặc chủ nhật, ngày lễ ở nhà, em lại thấy nhớ trường, nhớ bạn...
- Sang năm, em lên lớp7. Em sẽ nhớ về kỉ niệm của năm lớp 6 .
Tham khảo bài mình nhé.
Đề.2, KỂ 1 KỈ NIỆM VỀ THẦY GIÁO HOẶC CÔ GIÁO CỦA EM , QUA ĐÓ THỂ HIỆN LÒNG BIẾT ƠN CỦA EM VỚI THẦY , CÔ
Bài làm
Bước vào cổng trường, không khí rộn ràng náo nức của các em học sinh khiến cho chúng em cũng bang khuâng một niềm vui xao xuyến, chúng em như tìm thấy được bóng dáng của chính mình trên những khuôn mặt hồn nhiên, trong sáng kia. Chúng em đã từng trải qua quãng thời gian đẹp như vậy, để giờ đây khi trở về thì những kí ức ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ, những kí ức khi xưa cũng ùa về.
Chúng em đã vào văn phòng của thầy cô để tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm, những lời chúc chân thành nhân ngày lễ trọng đại này. Những bó hoa tươi thắm cũng chính là tấm lòng trân trọng biết ơn của chúng em dành cho thầy cô. Chúng em mỗi ngày một lớn thêm, thầy cô dường như vẫn vậy, vẫn là những người thầy, người cô đầy nhân hậu, nhiệt huyết với nghề. Chuyến về thăm trường này một mặt chúng em muốn gửi lời tri ân đến thầy cô nhưng cũng là chuyến đi đầy mong mỏi cho cuộc gặp gỡ với cô giáo chủ nhiệm cũ đầy kính yêu của lớp chúng em xưa.
Cô giáo chủ nhiệm của lớp em là cô Duyên, cô là người phụ trách, dìu dắt các hoạt động của lớp nhưng cũng là giáo viên phụ trách môn tiếng việt của chúng em. Cô là một người mẹ thứ hai của chúng em với tấm lòng nhân hậu, yêu thương, quan tâm tận tụy đến từng hoạt động, đến từng học sinh trong lớp, cô là người mà chúng em vô cùng yêu mến và kính trọng. Dù đã ra trường được nhiều năm nhưng cô vẫn nhớ rõ tên, biệt danh của từng đứa, điều này khiến cho em và các bạn đều vô cùng xúc động.
Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi, đó là vào kì học thứ nhất của năm học lớp năm, khi ấy chúng em đã là những người anh người chị trong mái trường tiểu học, tâm sinh lí cũng phát triển chưa toàn diện nên chúng em vô cùng ngang bướng và khó bảo. Từ lớp một đến lớp bốn thì thành tích học của chúng em rất tốt, nhưng lên lớp năm chúng em trở nên lười biếng, phá phách hơn và thường xuyên nằm trong danh sách những lớp cá biệt của trường. Các thầy cô giáo cũng rất e dè khi nhận làm chủ nhiệm của em, nhưng cô Duyên thì không như vậy, cô đã đề nghị ban giám hiệu xin làm chủ nhiệm của lớp chúng em.
Ngày đầu vào lớp, như thường lệ chúng em không mấy chú ý đến sự xuất hiện của cô giáo mới mà chỉ nghĩ xem có những trò nghịch ngợm, phá phách nào cho thú vị. Nhưng cô Duyên không bị những trò nghịch ngợm của chúng em làm cho tức giận, ngược lại chúng em càng nghịch thì cô càng nhẹ nhàng nhắc nhở, cô đến từng nơi, chỉ dẫn cho từng đứa học sinh chúng em. Ai mắc lỗi cô cũng không trách móc trước lớp mà cô thường gọi riêng những học sinh ấy để nhắc nhở nhẹ nhàng. Dần dà trước sự quan tâm của cô,chúng em cảm thấy yêu mến cô hơn và cũng nghe lời cô học hành cẩn trọng.
Trong suốt quá trình học, cô luôn chủ động giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong học tập và thi đua. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên tổ chức cho chúng em vui chơi, liên hoan nhẹ vào mỗi buổi sinh hoạt, thay vì hoạt động kiểm điểm những học sinh có hành vi không tốt trong tuần. Sự xuất hiện của cô như một phép thần kì đối với lớp học chúng em, lớp em từ một lớp nghịch ngợm phá phách đã có ý thức học hơn, và cuối kì kết quả học tập tốt chính là công lao to lớn của cô.
Những người thầy, người cô là những người cho ta kiến thức, dạy dỗ chúng ta nên người, bằng tấm lòng nhiệt huyết với nghề và tấm lòng yêu thương học sinh, các thầy cô đã trở thành những người chèo đò đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ bên kia của tri thức. Là mỗi học sinh chúng ta cần biết ơn, trân trọng những người đã yêu thương, dạy dỗ chúng ta, cho chúng ta những kiến thức bổ ích mà trang bị cho chúng ta những hành trang để bước vào đời.
ĐỀ 1: KỂ MỘT CÂU CHUYỆN MÀ EM BIẾT TRONG CUỘC SỐNG NÓI LÊN TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TA.
Cây cam trong vườn vào cuối tháng 10 đã chín. Những quả cam căng mọng, tròn to ánh lên màu vàng tươi. Chiều thứ bảy hôm trước, ông bắc ghế chọn cắt 20 quả cam to nhất, đẹp nhất, giống cam Giàng nổi tiếng vừa thơm, vừa ngọt. Mười quả cam, ông xếp lên hai đĩa to bày lên bàn thờ. Mười quả cam còn lại, ông xếp cẩn thận vào chiếc làn mĩ nghệ, quả cam nào cũng có cuống và hai lá.
Sáng chủ nhật hôm sau, ông gọi hai cháu lại và bảo:
- Cháu Lương ở nhà coi nhà. Có ai đến chơi, cháu thưa là ông đi sang làng Trịnh độ 10 giờ mới về. Còn cháu Quân đi theo ông; ăn mặc phải tươm tất vào.
Bảy giờ sáng, nắng tháng mười vàng hoe. Ông đi trước, em xách làn cam theo sau. Những năm trước đây, anh Quang còn ở nhà, chỉ có anh mới được đi theo ông khi có việc gì đó.
Anh Quang đã vào Đà Nẵng học đại học, đây là lần đầu tiên em được vinh dự đi theo ông.
Đường liên thôn, liên xã đã được xi măng hóa rất phẳng và thẳng tắp, thỉnh thoảng có một chiếc xe máy vút qua. Vượt qua cánh đồng lúa chín, đi dọc con mương dài, rẽ vào làng Trịnh. Đến gốc đa làng vào cái đình bốn góc uốn cong, có hai con nghê đá... ông dừng lại nói: hơn 60 năm về trước, ông học với cụ giáo Bình, học trong đình làng đây. Bàn ghế kê bằng cánh cửa. Học thích lắm, vui lắm ! Ông cháu ta sắp vào thăm cụ.
Con trai trưởng cụ giáo Bình hiện là kĩ sư đang công tác ở phòng Nông nghiệp - Nông thôn huyện nhà ra chào và tiếp chuyện ông. Hai đứa bé con bác Lợi cũng đang học Tiểu học ra chơi với em. Lần đầu mới gặp, nhưng cùng trang lứa nên chúng em quen thân ngaỵ.
Ông bày 10 quả cam lên cái mâm bồng sơn son thếp vàng trang trọng đặt lên bàn thờ, rồi thắp hương khấn. Ông nói với bác Lợi:
- Ảnh thầy bị ẩm và mờ đi. Có lẽ ta nên chụp lại, phục chế lại, bác Lợi nhỉ.
- Vợ chồng em và các cháu cũng đã bàn định rồi đấy ạ...
Hết tuần hương, ông lại thắp hương cắm lên bàn thờ, chắp tay vái rồi xin phép bác Lợi, hai ông cháu ra về.
Lúc về, hai ông cháu đi tắt cánh đồng lúa tốt bời bời. Ông kể lại một số kỉ niệm về cụ giáo Bình. Ông nói:
- Cụ giáo Bình nghiêm khắc lắm, nhưng không đánh học sinh bao giờ. Hôm nào trời mưa, học trò xa, cụ giữ lại cho ăn cơm, ăn khoai vui lắm. Chữ cụ rất đẹp, dạy môn gì cũng giỏi. Máy bay Mĩ ném bom trường học, cụ là Hiệu trường và hai thầy giáo trẻ đã hi sinh vào năm 1971. Ngày mai, 11 tháng 11 là giỗ cụ đó. Ông cháu ta hôm nay sang là để thắp hương và dâng cụ mấy trái cam đầu vụ. Nhờ cụ dạy dỗ mà ông mới nên người, mới có gia đình cháu ngày nay.
Em bâng khuâng nghĩ: "Mùa cam sang năm, cháu lại được theo ông sang thăm cụ giáo Bình lần nữa...".
Từ xa xưa thuở nào Trong rừng xanh sâu thẳm Đôi bạn sống bên nhau Bê vàng và Dê trắng Một năm trời hạn hán Suối cạn cỏ héo khô Lấy gì nuôi đôi bạn Chờ mưa đến bao giờ Bê vàng đi tìm cỏ Lang thang quên đường về Dê trắng thương bạn quá Chạy khắp nẻo tìm Bê Đến bây giờ Dê trắng Vẩn gọi hoài Bê! Bê!
Bài tham khảo
Từ lâu lắm rồi, trong khu rừng nọ có đôi bạn Bê váng và Dê trắng sống bên nhau. Đôi bạn thân thiết tưởng như không thể nào xa cách.
Thế nhưng, năm ấy trời hạn hán, ruộng đồng nứt nẻ, cánh rừng trơ trọi. Mọi người khốn khổ vô cùng, cả Bê vàng và Dê trắng cũng không thoát khỏi. Ngày tháng đối đầu với khô hạn cứ nối tiếp nhau. Hai bạn trông chờ mưa nhưng chẳng thấy mưa đâu, họ thất vọng vô cùng. Cánh rừng bây giờ chỉ còn trơ lại những cây khô trụi lá. Dòng nước trong dưới suối cũng không còn nữa. Đôi bạn thấy thương nhau quá!
Rồi buổi mai hôm ấy, một buổi mai với khí trời oi ả, nóng nực. Bê vàng thức dậy, quyết định đi xa để tìm cỏ. Bê vàng ra đi, vừa đi vừa thầm mong tìm được cỏ để nuôi mình và nuôi bạn nhưng nào có thấy cỏ đâu. Bê vàng đi mãi, đi mãi trong rừng sâu hoang vắng, lang thang vào chốn rừng già. Thế rồi Bê vàng đã quên con đường về, Bê lên tiếng cầu cứu mình thoát khỏi nơi hoang dã ấy. Tiếng kêu vang vọng nhưng đâu có ai đáp lại. Hoảng sợ trước cảnh rừng hoang xa lạ, sợ không gặp được bạn Dê trắng, những giọt nước mắt lăn dài trên má Bê vàng. Bê cứ khóc, tiếng khóc nức nở như làm vơi đi nỗi buồn từ sâu thẳm lòng mình. Bê vẫn không sao tìm được đường về.
Ngày lại, ngày qua... Dê trắng không thấy bạn trở về nên bôn ba đi tìm bạn. Tìm kiếm khắp rừng, mặc cho đói khát, mặc cho đôi chân rã rời, mặc cho thú dữ đe dọa... Dê trắng vẫn đi tìm bạn, mãi gọi Bê! Bê! Tiếng gọi của Dê trắng vọng vào vách núi, vang lánhlót trong khắp khu rừng ấy nhưng Bê vàng nào nghe thấy.
Tình cảm của Bê vàng và Dê trắng thật cảm động. Tiếng kêu của Dê trắng nghe buồn thảm, đáng thương. Tiếng gọi ấy tuy Bê vàng không nghe được để trở về nhưng ẩn chứa một tình bạn sâu sắc, thủy chung. Nó là lời nhắn gởi chúng ta hãy mở rộng vòng taynhân ái, san sẻ cùng mọi người, hãy có tình bạn cao đẹp...
Từ lâu lắm rồi, trong khu rừng nọ có đôi bạn Bê váng và Dê trắng sống bên nhau. Đôi bạn thân thiết tưởng như không thể nào xa cách.
Thế nhưng, năm ấy trời hạn hán, ruộng đồng nứt nẻ, cánh rừng trơ trọi. Mọi người khốn khổ vô cùng, cả Bê vàng và Dê trắng cũng không thoát khỏi. Ngày tháng đối đầu với khô hạn cứ nối tiếp nhau. Hai bạn trông chờ mưa nhưng chẳng thấy mưa đâu, họ thất vọng vô cùng. Cánh rừng bây giờ chỉ còn trơ lại những cây khô trụi lá. Dòng nước trong dưới suối cũng không còn nữa. Đôi bạn thấy thương nhau quá!
Rồi buổi mai hôm ấy, một buổi mai với khí trời oi ả, nóng nực. Bê vàng thức dậy, quyết định đi xa để tìm cỏ. Bê vàng ra đi, vừa đi vừa thầm mong tìm được cỏ để nuôi mình và nuôi bạn nhưng nào có thấy cỏ đâu. Bê vàng đi mãi, đi mãi trong rừng sâu hoang vắng, lang thang vào chốn rừng già. Thế rồi Bê vàng đã quên con đường về, Bê lên tiếng cầu cứu mình thoát khỏi nơi hoang dã ấy. Tiếng kêu vang vọng nhưng đâu có ai đáp lại. Hoảng sợ trước cảnh rừng hoang xa lạ, sợ không gặp được bạn Dê trắng, những giọt nước mắt lăn dài trên má Bê vàng. Bê cứ khóc, tiếng khóc nức nở như làm vơi đi nỗi buồn từ sâu thẳm lòng mình. Bê vẫn không sao tìm được đường về.
Ngày lại, ngày qua... Dê trắng không thấy bạn trở về nên bôn ba đi tìm bạn. Tìm kiếm khắp rừng, mặc cho đói khát, mặc cho đôi chân rã rời, mặc cho thú dữ đe dọa... Dê trắng vẫn đi tìm bạn, mãi gọi Bê! Bê! Tiếng gọi của Dê trắng vọng vào vách núi, vang lánhlót trong khắp khu rừng ấy nhưng Bê vàng nào nghe thấy.
Tình cảm của Bê vàng và Dê trắng thật cảm động. Tiếng kêu của Dê trắng nghe buồn thảm, đáng thương. Tiếng gọi ấy tuy Bê vàng không nghe được để trở về nhưng ẩn chứa một tình bạn sâu sắc, thủy chung. Nó là lời nhắn gởi chúng ta hãy mở rộng vòng taynhân ái, san sẻ cùng mọi người, hãy có tình bạn cao đẹp...
Tả chiếc đồng hồ báo thức. Người bạn giúp em luôn thức dậy đúng giờ đi học mỗi buổi sáng chính là chiếc đồng hồ báo thức. Nó là món quà xinh đẹp mà ông nội đã tặng em nhân ngày em tròn 10 tuổi.
Chiếc đồng hồ của em mang hình dáng của chú méo máy Doremon tinh nghịch, đáng yêu. Chiếc đồng hồ khoác lên mình màu xanh da trời thật đẹp mắt. Bên trong là các chữ số từ một đến mười hai được xếp thành vòng tròn xinh xắn, đúng thứ tự. Khi bác pin đồng hồ thức dậy thì cũng là lúc cuộc chạy đua của ba anh em nhà kim bắt đầu.
Anh kim giờ lớn tuổi nhất, mập mạp nhất nên chạy chậm nhất. Anh hai kim phút nhỏ hơn anh cả kim giờ một chút nên tốc độ nhanh hơn. Nhưng người thắng cuộc luôn là em kim giây nhanh nhẹn. Ba anh em nhà kim còn có thêm một người bạn hàng xóm đó là bạn kim báo thức. Bạn kim này giúp em luôn không bị muộn giờ đến lớp. Đằng sau lưng chú Doremon là hai nút bấm điều khiển. Một nút đặt báo thức, một nút điều chỉnh giờ. Mỗi khi bác pin không chịu làm việc, em lại nhờ bố mở chiếc nắp nhỏ sau lưng chú mèo máy để thay cho bác pin người bạn mới. Cứ cuối tuần được nghỉ là em lại mang chiếc đồng hồ ra lau chùi sạch sẽ.
Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận để nó mãi là người bạn tốt, đồng hành cùng em trên con đường học tập.
Chiếc đồng hồ xinh xắn để trang trọng trên bạn học tại gia đình là quà tặng sinh nhật của mẹ em mua cho khi em vừa tròn 9 tuổi (10-10-2016). Đó là đồng hồ điện tử báo thức nhãn hiệu PEARL của Trung Quốc.
Chiếc đồng hồ bằng nhựa màu mận đỏ thẫm, mặt kính hình vuông. Các vạch phút, các con số chỉ giờ được bố trí trên đường tròn. Dưới con số 12 có hình vẽ trăng lưỡi liềm. Có 4 chiếc kim, to nhỏ, dài ngắn, màu sắc khác nhau. Kim ngắn nhất, to nhất chỉ giờ. Kim chỉ phút dài hơn, thanh mảnh hơn. Đầu kim giờ, kim phút có vệt lân tinh màu xanh nước biển để có thể nhìn rõ được trong đêm tối. Kim giây dài nhất, đen nhánh, thon dài như cái tăm, lúc nào cũng cần mẫn chuyển động theo vòng tròn. Kim chuông báo thức màu rêu, dài hơn kim giờ một tí, mảnh hơn kim giây. Bốn chiếc kim đính chung vào một cái chốt nằm iguwax tâm vòng tròn; cái chốt đen nhanh xinh xinh như một cái cúc bằng kim cương, óng ánh.
Phía sau mặt đồng hồ là một buồng máy hiện rõ trên vách nhựa trong, một cái khoang lắp pin tiểu "Con thỏ". Có 2 cái núm bằng 2 chiếc bạc để điều chính giờ, phút, và chuông báo thức. Có một cái gạt nhỏ bằng nhựa trong suốt để định giờ cho chuông reo. Cái Lý con chú Tâm học lớp 5 đã bày cho em cách lắp pin, điều chỉnh giờ phút, cách sử dụng chuông báo thức. Nó chê em là nhà quê, dễ ợt mà chẳng biết. Không biết thì hỏi, có chi mà tự ái, em nghĩ thế!
Trước đây! gia đình em cũng có một cái đồng hồ "Ba con mèo" nhưng lâu nay nó hay giở chứng, như con bò già ì ạch, có hôm chạy chậm đến nửa tiếng! Từ ngày có cái đồng hồ điện tử báo thức ngồi chễm chệ trên bàn học, em đến trường rất chủ động. 6 giờ 30 phút mỗi sáng, em khoác ba lô sách vở lên vai, đội mũ lên đầu, chào ông bà, bố mẹ, em đi bộ đến trường. Chiều nào cũng 13h30' em đi đến lớp. Chưa bao giờ đến muộn như một vài bạn khác. việc học tập ở nhà, em làm đúng giờ bố mẹ dặn: 19h - 21h30p em học bài, làm bài. 21h45' đi ngủ. 6 giờ nghe chuông reo, em thức dậy, rửa mặt, đánh răng, ôn lại bài độ 10-15 phút, rồi chuẩn bị đi học.
Chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bé đối với em vô cùng thân thiết. Nó rèn luyện cho em đức tính chu đáo, khoa học trong cuộc sống học tạp, nghỉ ngơi và vui chơi hằng ngày. Em không còn phải chạy táo tác sang nhà chú Hy hỏi giờ như mọi khi nữa.
Chiếc đồng hồ là quà tặng chứa đựng bao tình thương của mẹ:" Lan ơi! con gái mẹ, ngày mai bước sang 10 tuổi rồi đấy nhé!". mẹ vừa nói vừa âu yếm ôm con gái bé bỏng vào lòng.
Có nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng, nghe tiếng kêu "tích tích", đều đều, em tưởng như cái đồng hồ nhỏ bé đang thầm thì với em:" cố gắng! cố gắng"
Mỗi sớm, trong tiếng gà gáy lao xao gần xa, tiếng chuống đồng hồ reo, đối với em đó là khúc ca bình minh, là hành khúc lên đường.
Nhiều lúc, ngắm chiếc đồng hồ bé nhỏ thân yêu, em khẽ thốt lên:" chú mày ơi, ta yêu chú mày lắm! Chú mày đã bảo cho ta biết: Thì giờ còn quý hơn vàng bạc!
Trong gia đình tôi, mỗi người đều có một sở thích riêng, bố tôi thích đọc báo, mẹ say mê công việc nấu ăn, tôi thì không thể rời xa đống truyện tranh, và đặc biệt nhất là Linh – em gái tôi với sở thích rất đáng yêu: vẽ tranh về những người thân trong gia đình. Tôi đã có lần xem Linh vẽ tranh, và thực sự thấy thêm rất nhiều điều thú vị về cô em của mình.
Linh là một cô bé rất dl thương khiến cả nhà ai cũng yêu mến. Nhưng nó cũng nghịch ngợm lắm. Nó luôn nghĩ ra đủ thư trò tai quái để trêu chọc tôi.
Một lần, bỗng dưng Linh lại mượn tôi quyển Album ảnh. Tôi đoán nó lại nghịch ngợm gì dây nên bí mật nấp sau cánh cửa theo dõi. Thật ngạc nhiên. Linh đang vẽ tôi. Khéo léo đặt tấm ảnh chân dung của tôi lên bàn, Linh bắt đầu thể hiện. Đôi bàn tay nhỏ nhắn trắng hồng của nó cẩn thận cầm cây chì sáp đén khoanh một vòng tròn rõ to. Đôi mắt đen long lanh chăm chú nhìn vào bức ảnh rồi tiếp tục khoanh hai vòng tròn nhỏ hơn màu tím. Thì ra, đó là khuôn mặt của tôi – mà đúng hơn là cục đá méo mó đến thảm hại và chiếc kính bị lệch gọng gần nửa mặt. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho khuôn mặt mình quá. Còn Linh không biết sự cố mặt của tôi, vẫn cái vẻ vui tươi, nó tiếp tục vẽ. Mái tóc tết bím đuôi sam của nó lúc lắc, cái miệng hồng tươi vừa vẽ vừa cười. Bàn tay nó vẫn tiếp tục tạo cho tôi một mái tóc đen buộc vểnh lên như cái đuôi gà và được điểm trang bằng một chiếc nơ xanh xinh xinh. Chợt ánh mắt Linh bỗng trở nên tinh nghịch lạ thường, gương mặt vui tươi hẳn lên, đôi má hồng hào, chân cứ dậm vào thành bàn và còn hát nữa. Không biết nó nghĩ ra trò gì
Tay cầm một viên sáp đỏ, Linh viền viền thành hình một chiếc môi – giống như một quả chuối. Nó chọn cây sáp màu đỏ, nhưng chỉ tô một nửa môi còn dùng màu xanh tô nửa còn lại. Vậy là môi của tôi có những hai màu – thật nghịch ngợm. Nhưng ánh mắt nó lại càng thích thú hơn, miệng nó cười tươi hơn khi dùng màu hồng chấm vào giữa má tôi. Tôi không thể hiểu nổi Linh đang vẽ cái gì. Sờ lên má, trời ơi, thì ra đó là cái mụn mới mọc của tôi. Chuyện gì nó cũng nghĩ ra được. Cô nàng vẫn tiếp tục vẽ, vẻ mặt vẫn tươi vui. Nhưng dường như càng về sau, Linh càng thấm mệt. Cố vẽ cho tôi một chiếc áo màu hồng thật độc đáo – màu tôi yêu thích, mồ hôi nó bắt đầu lấm tấm, mặt nó đỏ lên. Dường như để tô một chiếc áo với rất nhiều bông hoa như vậy là rất khó khăn. Nhưng Linh vẫn say sưa. Bàn tay nhanh nhẹn tô màu, ánh mắt long lanh dễ thương, mái tóc lúc lắc. Cuối cùng Linh cũng hoàn thành bức tranh. Nó vui vẻ chạy ra khoe với tôi.
Sau lần tận mắt xem Linh vẽ, tôi thấy Linh thật đáng yêu. Biết đâu trong tương lai em gái tôi lại trở thành một họa sĩ nổi tiếng….
Trong nhà, em là con út, trên em có một anh trai rất thương em. Đối với em, anh là người anh trai tốt nhất trên đời. Từ ngày con bé, anh trai em đã như một người kị sĩ luôn luôn bảo vệ chăm sóc cho em.
Anh trai em tên là Khánh, anh hơn em năm tuổi, năm nay anh đã học lớp mười một. Anh em có dáng người cao, hơi gầy, nước da bánh mật khỏe khoắn rắn rỏi. Mái tóc đen mượt cắt gọn gàng để lộ cái trán cao, trắng, lộ vẻ thông minh lanh lợi. Nổi bật trên khuôn mặt thanh tú là đôi mắt to đen, kiên định, chỉ cần nhìn vào đôi mắt ấy cũng đủ biết anh là người thông minh, quyết đoán. Anh trai em có một nụ cười rất đẹp, mỗi khi anh cười, để lộ hàm răng đều trắng muốt, đó là một nụ cười luôn tươi tắn, rạng rỡ, làm sáng bừng cả vầng không gian. Anh trai em có tính cách trầm ổn, đôi lúc rất vui tính, là một người dễ gần và dễ mến. Anh không chỉ học giỏi mà còn là một kiện tướng thể thao. Đá cầu, cầu lông, bóng bàn, anh đều thông thạo, đặc biệt là anh mê bóng đá và là một hậu vệ vô cùng tài năng. Mỗi khi đứng trên vũ đài cổ vũ anh đá trên sân trong những trận đấu dù là lớn hay nhỏ em đều thấy anh rất hăng hái, nhiệt tình và hết mình với trái bóng tròn lăn trên sân. Mọi người thường nói anh trai là một tấm gương tốt cho em noi theo, anh không chỉ học giỏi mà còn ngoan ngoãn. Em cũng rất tự hào về anh, em chưa thấy anh cãi lại lời ba mẹ bao giờ, hơn nữa, tuy là con trai nhưng công việc nhà anh làm rất tốt, những lúc ba mẹ vắng nhà, anh còn nấu cơm cho em ăn và chăm sóc cho em. Ai nói chị gái mới đảm đang? Anh trai em cũng rất đảm đang mà! Và điều đặc biệt mà em hạnh phúc đó là vì anh rất yêu thương em. Em vẫn còn nhớ hồi lớp hai, em là một cô bé nhút nhát, hay bị các anh chị lớn trong trường bắt nạt, một lần, khi đi học về, anh thấy em bị một đám anh chị bắt nạt liền chạy tới đánh nhau một trận với những người đó để giải vây cho em. Tuy sau đó, bị ba mẹ mắng nhưng anh vẫn cười và nói với em rằng chỉ cần em không sao, nếu sau này ai bắt nạt em, anh sẽ đánh cho người đó một trận bất kể người đó có là ai. Cho đến tận bây giờ em vẫn không quên được câu nói và nụ cười anh lúc đó, không chỉ hiện tại mà mãi mãi sau này em cũng sẽ không bao giờ quên.
Em rất yêu quý anh trai em. Dù sau này lớn khôn, tình cảm của em dành cho anh trai cũng không bao giờ thay đổi.
Bài làm
Người bạn giúp em luôn thức dậy đúng giờ đi học mỗi buổi sáng chính là chiếc đồng hồ báo thức. Nó là món quà xinh đẹp mà ông nội đã tặng em nhân ngày em tròn 10 tuổi.
Chiếc đồng hồ của em mang hình dáng của chú méo máy Doremon tinh nghịch, đáng yêu. Chiếc đồng hồ khoác lên mình màu xanh da trời thật đẹp mắt. Bên trong là các chữ số từ một đến mười hai được xếp thành vòng tròn xinh xắn, đúng thứ tự. Khi bác pin đồng hồ thức dậy thì cũng là lúc cuộc chạy đua của ba anh em nhà kim bắt đầu.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------>>>>>>>
Anh kim giờ lớn tuổi nhất, mập mạp nhất nên chạy chậm nhất. Anh hai kim phút nhỏ hơn anh cả kim giờ một chút nên tốc độ nhanh hơn. Nhưng người thắng cuộc luôn là em kim giây nhanh nhẹn. Ba anh em nhà kim còn có thêm một người bạn hàng xóm đó là bạn kim báo thức. Bạn kim này giúp em luôn không bị muộn giờ đến lớp. Đằng sau lưng chú Doremon là hai nút bấm điều khiển. Một nút đặt báo thức, một nút điều chỉnh giờ. Mỗi khi bác pin không chịu làm việc, em lại nhờ bố mở chiếc nắp nhỏ sau lưng chú mèo máy để thay cho bác pin người bạn mới. Cứ cuối tuần được nghỉ là em lại mang chiếc đồng hồ ra lau chùi sạch sẽ.
Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ thật cẩn thận để nó mãi là người bạn tốt, đồng hành cùng em trên con đường học tập.
Ngoài mẹ gọi em thức dậy mỗi sáng mai thì còn có một người bạn làm nhiệm vụ “báo thức”. Đó chính là chiếc đồng hồ xinh đẹp nằm im lìm trên mặt bàn. Đây là người bạn tốt đã giúp em thức dậy đúng giờ hơn hằng ngày trước khi đến trường.
Chiếc đồng hồ báo thức này là món quà đầu năm học mới mẹ mua cho em. Nó giúp em biết được giờ giấc đồng thời hẹn giờ để em tỉnh dậy. Đồng hồ có màu xanh da trời là chủ đạo. Còn mặt đồng hồ hình tròn, màu trắng nhìn rất hài hòa và bắt mắt.
Những con số trên chiếc đồng hồ được đánh dấu bằng chữ số la mã để em biết được lúc này là mấy giờ, mấy phút. Những con số này có màu đen đậm, kể cả những bạn cận thị thì vẫn có thể nhìn thật rõ.
Tả chiếc đồng hồ báo thức-Văn lớp 5
Chiếc đồng hồ này được làm bằng nhựa cứng rất chắc chắn. Nhưng nếu để bị rơi có thể nó sẽ hỏng. Bởi vậy mà em bảo quản, giữ gìn chiếc đồng hồ cẩn thận và không để bị rơi.
Ở phía sau chiếc đồng hồ có một cái giá đỡ để chống cho chiếc đồng hồ giữ được thăng bằng, không bị ngã ngửa về sau. Hơn hết ở phía sau chiếc đồng hồ này còn có hộp đựng pin. Chỉ cần ấn một cái là em có thể tháo và lắp pin một cách dễ dàng nhất. Pin này là pin dùng tạm thời, khi bị hết pin thì em sẽ thay pin mới cho nó.
Mỗi sáng mai cứ vào lúc 6h là chiếc đồng hồ lại vang lên inh ỏi đánh thức em đậy.Đây là âm thanh quen thuộc mà em vẫn nghe hằng ngày. Nhiều khi em rất ghét âm thanh này vì nó làm tỉnh giấc ngủ của em. Nhưng nhiều khi em lại cảm ơn nó vì nhờ vậy mà em không đến trường muộn.
Chiếc đồng hồ báo thức là người bạn đồng hành đáng tin cậy của em. Em sẽ luôn nhớ tới vai trò của nó trong cuộc sống của em. Mỗi sáng chủ nhật em không phải đi học, có thể ngủ nướng thì em có thể để chiếc đồng hồ nghỉ ngơi, không cần phải báo thức.
Dù trong trường hợp này thì em vẫn rất yêu quý chiếc đồng hồ báo thức đáng yêu này.