Hãy kể câu chuyện Sự Tích Hồ Gươm trong vai Lê Lợi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiến công trong truyện Thạch Sanh: giết chằn tinh, giết đại bàng cứu công chúa, cứu con trai vua Thủy Tề, đánh thắng và quy phục 18 nước chư hầu bằng niêu cơm thần.
Mục đích của các chiến công này là: khẳng định tài năng của người có năng lực phi thường Thạch Sanh. Làm nổi bật kiểu nhân vật của thể loại truyện cổ tích: kiểu nhân vật bất hạnh nhưng có tài năng.
Nguyên nhân của việc nêu ra những chiến công ấy: những chiến công là những khó khăn, chướng ngại vật được bày ra để nhân vật vượt qua, từ đó chứng minh tài năng và phẩm chất của người anh hùng, người phi thường. Những chiến công cũng thể hiện ước mơ của nhân dân bình dân muôn đời: những người hiền lành, chân thật, chăm chỉ thì sẽ được đền đáp xứng đáng.
“Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho thế giới vinh quang, vinh quang không bằng có mẹ”. Trên thế gian này, có lẽ chỉ có mẹ là người yêu thương ta vô điều kiện. Mẹ là món quà vĩ đại nhất mà Thượng đế ban cho mỗi người. Trong trái tim tôi, mẹ luôn chiếm một vị trí không thể thay thế được, là người tôi kính trọng và biết ơn suốt đời.
Mẹ của tôi có dáng người nhỏ nhắn. Mái tóc mẹ từ thời con gái đã rất đẹp, nó mềm mại, óng ả, đen nhánh tựa như một dòng suối nhỏ. Đôi mắt mẹ hằn lên những vết chân chim. Nhìn những vết chân chim ấy, tôi biết mẹ đã vất vả, hi sinh đến nhường nào. Mỗi khi nhìn các con, đôi mắt ấy luôn ánh lên sự hiền từ, ấm áp. Mẹ tôi rất hay cười, đặc biệt là khi tôi đạt được thành tích cao hay làm được một việc tốt, nụ cười của mẹ rạng rỡ tựa như ánh nắng ban mai. Tôi yêu nhất là đôi bàn tay mẹ, đôi bàn tay ấy không mềm mại mà chai sần, thô ráp. Thế nhưng, đôi bàn tay lam lũ ấy đã nuôi lớn chúng tôi, dành cho chúng tôi mọi sự tốt đẹp nhất trên đời. Nước da mẹ rám nắng vì làm việc vất vả, tần tảo, lo toan cho gia đình.
Công lao trời biển của mẹ cho dù có đếm hết sao trời, lá trong rừng cũng không thể kể xiết. Tuổi thơ của tôi luôn có hình bóng những câu hát ru dịu dàng của mẹ và vòng tay ấm áp luôn sẵn sàng ôm tôi vào lòng. Trong mắt tôi, mẹ lúc nào cũng tất bật lo toan, vun vén cho gia đình. Mẹ hi sinh tất cả để dành cho chị em tôi những điều hạnh phúc nhất. Hàng ngày, mẹ dậy sớm để chuẩn bị cơm nước cho cả gia đình, đến tối, mẹ cũng không nghỉ ngơi mà tranh thủ khâu vá, đơm lại từng chiếc cúc áo cho bố con tôi. Mẹ yêu thương chúng tôi nhưng vẫn cô cùng nghiêm khắc. Những lúc bị mẹ trách mắng, tôi giận mẹ vô cùng nhưng sau tất cả, mọi việc mẹ làm chỉ vì mong tôi có một cuộc sống tốt đẹp. Những bài học mẹ dạy là hành trang theo tôi suốt cuộc đời. Mẹ luôn nhắc nhở chúng tôi phải sống thật thà, chân thật, làm theo điều hay lẽ phải, luôn cảm thông và yêu thương người khác. Bận rộn là vậy nhưng sáng nào mẹ cũng chải tóc cho tôi đi học, tối đến lại tranh thủ hướng dẫn tôi làm bài. Với tôi, mẹ lúc nào cũng là cô giáo tuyệt vời nhất. Những món ăn mẹ nấu không chỉ ngon mà còn chất chứa bao nhiêu tình cảm, đọng lại hương vị ngọt ngào không thể quên được. Hiểu được sự hi sinh vô bờ của mẹ, tôi càng thương mẹ hơn và tự nhủ không được làm cho mẹ phiền lòng
Dù sau này, khi lớn lên, một ngày nào đó, tôi sẽ phải rời xa vòng tay chở che của mẹ nhưng tôi biết rằng: mẹ lúc nào cũng là chỗ dựa vững chắc nhất mỗi khi tôi gục ngã hay yếu đuối, dành cho tôi mọi tình yêu thương và sự hi sinh lớn lao nhất: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”
Quan sát bức ảnh, ta thấy:
- Hàng dưới từ trái sang phải là cảnh những người phụ nữ gặt lúa và người đàn ông gánh lúa về
⟹ Cho thấy nông nghiệp trồng lúa nước đã phát triển, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
- Hàng trên từ trái sang phải là cảnh người nông dân đập lúa, phơi lúa và cảnh người dân nộp thuế cho quý tộc. Cũng có thể hiểu thêm, đó là cảnh người nông dân đang cầu mưa
⟹ Cho thấy xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, đời sống tư tưởng của người dân đã trở nên phong phú.
Ý nghĩa và giá trị của truyện Thánh Gióng là
- Gióng tiêu biểu cho ý thức và sức mạnh, lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng chống giặc ngoại xâm.
- Thể hiện mơ ước về người anh hùng có sức mạnh chống quân xâm lược.
- Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ấn sâu bên trong những con người.
- Truyện Thánh Gióng có thể được xem như một cách mà ông cha ta tổng kết lịch sử các cuộc chiến thắng chống ngoại xâm thời cổ đại. Nét đẹp của truyện ngày một được tô đậm qua từng lời truyền miệng của nhân dân để rồi qua thời gian, truyện trở nên đẹp trong từng chi tiết và ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: ông Thánh là hình ảnh tượng trưng cho những người dân thuở ấy với những nét đẹp nhất, tiêu biểu nhất, cao quý nhất của những người con yêu nước.
Phương thức tự sự thể hiện:
Kể theo trình tự thời gian,sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ, ngôi kể thứ 3
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
học tốt
Trả lời:
Phương thức tự sự của truyện được thể hiện ở chỗ: Truyện được kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ, ngôi kể thứ ba. Nội dung của truyện kể diễn biến tư tưởng của một ông già.
Hok tốt!
Tôi là Lê Lợi, chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn, trước tình hình đất nước rối ren trăm bề, giặc Minh hoành hành gây ra bao đau khổ cho nhân dân, tôi đứng lên phát động mọi người yêu nước, có cùng lí tưởng, khát khao đấu tranh chống quân Minh, giành độc lập cho dân tộc, mang lại cho người dân cuộc sống yên bình, ấm no. Nghĩa quân của tôi thu hút đông đảo quần chúng nhân dân lao động nghèo ở nhiều địa phương quy tụ về, lực lượng nghĩa binh đông đảo, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng, vũ khí đấu tranh so với quân xâm lược Minh. Cảm động trước tấm lòng nhân nghĩa của nghĩa quân, đồng thời cũng nhận biết được tình cảnh khó khăn mà nghĩa quân đang phải đối mặt, đức Long Vương đã cho tôi mượn Gươm báu, và thanh gươm này đã trở thành một trợ thủ đắc lực đưa đến chiến thắng lẫy lừng sau này.
Tôi vốn là một người đàn ông khỏe mạnh sinh sống ở vùng đất Thanh Hóa giàu truyền thống yêu nước, giàu tinh thần kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm. Sống trong cộng đồng anh hùng như vậy nên ngay từ nhỏ tôi đã mang trong mình dòng máu anh hùng. Thời đại tôi sinh sống đã nay sinh biết bao nhiêu biến động, giặc Minh hoành hành, âm mưu thốn tính đất nước, áp bức dân ta một cách dã man, tàn nhẫn, trong khi triều đình phong kiến bạc nhược, yếu hèn không có những hành động quyết liệt nào chống giặc, làm cho cuộc sống của người dân vốn đói khỏ lại càng trở nên lầm than, cơ cực.
Không thể đứng nhìn đất nước của mình rơi vào tay quân giặc, không chấp nhận cuộc sống của kiếp nô lệ nên tôi đã đứng lên phát động bà con cùng đấu tranh chống giặc. Ngay sau những hoạt động tuyên truyền, phát động, lực lượng người theo tôi ngày càng đông đảo, vì vậy mà tôi đã thành lập nên một nghĩa quân, lấy tên là Lam Sơn, đây cũng chính là tên của một địa danh anh hùng của mảnh đất Thanh Hóa. Nghĩa quân của tôi tuy có tinh thần kiên cường cùng sức mạnh chính nghĩa mạnh mẽ. Song, xét cho cùng tương quan lực lượng giữa quân ta và giặc Minh quá chênh lệch, không chỉ về lực lượng mà còn là những loại vũ khí, phương tiện đấu tranh cũng như lương thực.
Trong thời gian đầu, nghĩa quân đã gặp phải muôn vàn khó khăn, thách thức, liên tiếp bị quân Minh tập kích, truy sát làm cho nhiều an hem đồng đội đã ngã xuống. Tôi và mọi người tuy rất đau lòng nhưng không thể dừng lại hành động đấu tranh chính nghĩa này được. Hôm ấy trong một cuộc sát phạt dã man của quân giặc, tôi và một vài người anh em đã chạy vào ẩn nấp trong một ngôi nhà nhỏ trong rừng, nhờ vậy mà chúng tôi thoát khỏi sự truy sát của quân giặc. Sau khi đã an toàn, tôi tìm gặp và cảm tạ chủ nhân của căn nhà, người đó tên là Lê Thận.
Khi đang nói chuyện, tôi bỗng thấy có những tia sáng kì lạ thu hút ánh nhìn của mình, nhìn qua thì đó thì ra là một lưỡi gươm sáng loáng. Những thanh gươm tốt tôi đã gặp rất nhiều nhưng thanh gươm sắc bén đến mức phát ra thứ ánh sáng kì lạ này thì là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy, đặc biệt hơn nữa, trên thân của lưỡi gươm này có khắc dòng chữ Thuận Thiên. Thấy tôi tò mò về lưỡi gươm, Lê Thận đã không hề giấu diếm mà mang câu chuyện kéo được lưỡi gươm báu cho tôi nghe. Đó là một buổi sáng nọ khi mang lưới ra sông đánh bắt cá, Lê Thận đã kéo được một thanh sắt, ban đầu ngỡ đó chỉ là một khúc sắt rỉ nên thuận tay ném xuống sông.
Nhưng lần thứ hai, thứ ba vẫn kéo được thanh gươm ấy nên lấy làm kì lạ, mang khúc sắt ấy đến gần quan sát, biết là một lưỡi gươm quý nên đã mang về để trong nhà. Câu chuyện về thanh gươm thực sự đã thu hút sự chú ý của tôi, và vui mừng hơn nữa, đó là Lê Thận sau đó đã gia nhập nghĩa quân vì muốn dốc sức đấu tranh chống Minh, bảo vệ nhân dân. Vậy là nghĩa quân Lam Sơn lại có một con người tài năng dốc sức. Nếu nói việc vô tình gặp lưỡi gươm trong nhà Lê Thận là cái duyên thì sự kiện sau đó lại là chữ “phận”. Cũng trong một lần ẩn nấp trước sự tấn công của quân Minh, tôi đã một mình chạy vào rừng.
Trên ngọn cây cao phát ra thứ ánh sáng lạ kì, tôi đến gần thì phát hiện đó chính là một chuôi kiếm, ngay lúc ấy tôi đã có suy nghĩ chuôi kiếm này với lưỡi kiếm trong nhà Lê Thận có thể là một. Quả nhiên như tôi suy nghĩ, chuôi gươm được lắp vào vừa khít với lưỡi gươm, tạo thành một thanh kiếm hoàn chỉnh. Lúc bấy giờ Lê Thận đã hai tay dâng lên thanh kiếm cho tôi và nói rằng đây chính là ý trời, mong tôi có thể nhận. Vì nghiệp lớn, tôi không hề câu nệ mà nhận lấy thanh kiếm. Thật thần kì, từ khi có thanh kiếm, nghĩa quân liên tiếp giành được thắng lợi, quân Minh đại bại phải rút quân về nước.
Sau đó khi đất nước đã được thái bình, đất nước không còn một bóng giặc, tôi lên làm vua. Trong một lần cùng chúng quan bơi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng thì bỗng hiện lên một con Rùa Vàng to lớn, đặc biệt là nó không sợ người, bơi sát vào phía mạn thuyền thì cất tiếng đòi gươm. Lúc bấy giờ tôi mới biết đây là thanh gươm báu của đức Long Vương cho tôi mượn để hoàn thành nghiệp lớn, nay sự nghiệp hoàn thành, nên đòi lại gươm. Tôi đã cung kính dâng thanh gươm cho Rùa Vàng, sau đó thì Rùa Vàng biến mất không còn dấu vết. Để ghi nhớ công ơn của đức Long Vương tôi đã cho đổi tên hồ tả vọng thành hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm.