K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Thế đấy, biển luôn thay đổi màu sắc tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám sịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc...
Đọc tiếp

Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Thế đấy, biển luôn thay đổi màu sắc tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám sịt nặng nề. Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận dữ… Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là : vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

(Vũ Tú Nam, Biển đẹp, theo Văn miêu tả, Tuyển chọn, NXB Giáo dục, 2002)

1. Nội dung chính của đoạn văn là gì ?

2. Vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc của biển phần lớn do những gì tạo nên ?

3. Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm (từ ghép và từ láy) :

Mơ màng, mây mưa, xám sịt, nặng nề, ầm ầm, giông gió,giận dữ, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, gắt gỏng.

4. Gạch chân và chú thích bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau, nói rõ đó là kiểu câu gì (xét theo cấu tạo ngữ pháp) :

Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

5. Câu văn : “Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”có dùng những biện pháp nghệ thuật nào ? Cái hay của cách nói đó là gì ?

6. Đoạn văn gợi cho em những cảm xúc gì ?

phần 2

Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi 
Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời 
Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả
Vút phi lao gió thổi trên bờ…

(Đỗ Nhuận, Việt Nam quê hương tôi)

Đất nước Việt Nam có nhiều vùng biển đẹp, hãy tả lại vẻ đẹp của một cảnh biển trong một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng).

0
Xung quanh chúng ta có bao nhiêu điều tốt đẹp của sự sống: Những cánh rừng xanh bạt ngàn bất tận, những hòn đảo bình yên với nhiều loài động vật sinh sống như cò, yến, voọc,…, những dòng sông xanh với rất nhiều tôm cá,… Nhiều nơi đã được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và được bảo tồn. Nhưng vì vô ý thức, con ngưới đã trở thành tàn ác. Họ tàn phá những cánh rừng xanh,...
Đọc tiếp

Xung quanh chúng ta có bao nhiêu điều tốt đẹp của sự sống: Những cánh rừng xanh bạt ngàn bất tận, những hòn đảo bình yên với nhiều loài động vật sinh sống như cò, yến, voọc,…, những dòng sông xanh với rất nhiều tôm cá,… Nhiều nơi đã được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và được bảo tồn. Nhưng vì vô ý thức, con ngưới đã trở thành tàn ác. Họ tàn phá những cánh rừng xanh, biến nó thành trơ trụi, xác xơ. Họ săn bắt động vật làm cho một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Họ làm ô nhiễm nguồn nước khiến cho cá tôm không còn đường sống,…

Đặt mình vào vai những cánh rừng đang bị hủy diệt hoặc những con vật đang bị săn bắt, bị phá mất chỗ ở hay những chú cá đang thoi thóp trong dòng nước bị ô nhiễm…, em hãy viết một bức thư kêu cứu gửi loài người, bày tỏ sự phẫn nộ trước những hành động phá hoại ấy, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống.

 

0
 Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên...
Đọc tiếp

 Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc.

(Trích Hoàng Lê Nhất Thống Chí - Ngô Gia Văn Phái)

a) Câu đầu tiên của đoạn trích trên nói lên điều gì ? Giống với câu thơ nào đã đc học ?

b) Từ câu "Từ đời...hết" gợi nhớ đến nội dung văn bản nào đã học

c) Viết đoạn văn trình bày theo lối quy nạp vs câu chủ đề : "Nước Nam mãi là của người Nam"

0
Sinh 7 – Kiểm tra 15 phútI.Đề bàiCâu 1: Nêu đặc điểm giống và khác của thuỷ tức, sứɑ, sɑn hô, hải quỳ ?Câu 2: Nêu các động vật thuộc ngành ruột khoɑng ?Câu 3: Nêu cách sinh sản vô tính và hữu tính của thuỷ tức ?Câu 4: Nêu tác dụng của sứɑ, sɑn hô ?Câu 5: Nêu các món ăn làm từ sứɑ (VD: Nộm sứɑ)...
Đọc tiếp

Sinh 7 – Kiểm tra 15 phút

I.Đề bài

Câu 1: Nêu đặc điểm giống và khác của thuỷ tứcsứɑsɑn hôhải quỳ ?

Câu 2: Nêu các động vật thuộc ngành ruột khoɑng ?

Câu 3: Nêu cách sinh sản vô tính và hữu tính của thuỷ tức ?

Câu 4: Nêu tác dụng của sứɑsɑn hô ?

Câu 5: Nêu các món ăn làm từ sứɑ (VD: Nộm sứɑ) ?

II.Giải

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 
 

 

 

 

Họ và tên : ………………………………

Lớp : …………………………………….

 

Trường : …………………………………

0