K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tích mình đi

ai tích mình 

mình tích lại 

thanks

Xác định kiểu liệt kê và và phân tích tác dụng của từng phép liệt kê saua) lòng yêu nhà , yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốcb) Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơiRừng cọ đồi chè , đồng xanh ngào ngạtc) Từ Triệu Đinh Lý TRần bao đời gây nền độc lậpCùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phươngTuy mạnh yếu từng lúc khác nhauSong hào kiệt đời nào cũng cód) Cá...
Đọc tiếp

Xác định kiểu liệt kê và và phân tích tác dụng của từng phép liệt kê sau

a) lòng yêu nhà , yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc

b) Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi

Rừng cọ đồi chè , đồng xanh ngào ngạt

c) Từ Triệu Đinh Lý TRần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

d) Cá nhụ, cá chim,cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

e) Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi nó kết  thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm nó nhấn chìm mọi lũ bán nước và cướp nước

g) Chúng ta có quyền tự hào vì trang sử vẻ vang thời đại Bà trưng, BÀ triệu, Trần Hưng Đạo , Lê lợi , Quang trung

3

tích mình đi

ai tích mình 

mình tích lại 

thanks

28 tháng 7 2018

phá clmm cút

28 tháng 7 2018

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả đối với những người nông dân trong xã hội xưa. Tác giả còn thể hiện sự tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiển, tình cảnh khốn cùng của người nông dân, vẻ đẹp hiền lành nhưng biết mạnh mẽ phản kháng khi cần của người phụ nữ khi cần của người phụ nữ

28 tháng 7 2018

Trước Vạn Lý Trường Thành đã có rất nhiều đoạn tường được xây dựng trong thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, khoảng thế kỷ V TCN, còn đoạn Tường Thành nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày nay được xây dựng trong khoảng năm 220 TCN và 200 TCN, bởi Tần Thủy Hoàng. Ngoài ra còn có nhiều đoạn Tường khác được xây mới và chỉnh sửa qua các đời Hán, Minh sau này. Cho nên ngày nay ở Trung Quốc, nói đến Vạn Lý Trường Thành chưa hẳn chỉ là bức tường từ thời Tần.

28 tháng 7 2018

Việc xây dựng Trường Thành kéo dài hơn 2.000 năm. Những phần đầu tiên được xây dựng vào đầu thế kỷ VIII trước Công Nguyên.

 Trước kia, Trường Thành đã có nhiều tên gọi khác nhau như “rào chắn”, “pháo đài” hay “Rồng Đất”... Đến thế kỷ 19, công trình này mới chính thức được đặt tên là “Vạn Lý Trường Thành”.

27 tháng 7 2018

" Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài" và:" Văn chương sẽ là hình dung của sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.." Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Nghệ thuật.Để bình luận về văn chương, ông có viết: " nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài" và: văn chương sẽ là hình dung của sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống..." Văn chương ở đây là các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, vẻ đẹp câu văn, lời nói. " Nguồn gốc cốt yếu"có nghĩa là nơi bắt nguồn, là yếu tố để hình thành tác phẩm văn chương.. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc chính của văn chương chính là lòng "thương người" và" muôn vật muôn loài".Câu văn đã khẳng đinh răng: "Văn chương bắt nguồn từ lòng nhân ái Tất cả mọi vật đều có nguyên nhân nguồn gốc của riêng nó. Và sự thật ấy đã được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn chương của các thời đại từ xưa và nay.Từ lòng thương xot cho số phận của người phụ nữ "long đong, lận đận, sóng gió", nhà thơ bà chúa thơ Nôm hồ Xuân Hương mới có bài thơ : Thân em vừ trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc đầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Hay những bài ca dao từ xa xưa của ông cha ta: Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông mênh mông bát ngât Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông bát ngât mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đong Phất phơ dưới ngọn nắng hông ban mai. Từ tình yêu gia đình, ta mới có được những thơ đặc sắc như mẹ ốm của thi sĩ Trần Đăng Khoa, hay như tình bà cháu thật cảm động trong tác phẩm " Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh,...kho tàng ca dao dân ca Việt nam rất phong phú, có biết bao câu ca dao cũng bắt nguồn từ tình cảm gia đình: Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông núi cao biể rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Hay như bài ca doa: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Từ tình yêu quê hương đất nước, ta mới được thửng thức bao bài thơ tuyệt tác. Đó là hình ảnh của vị quan trên bước đường công danh mà tinh quê vẫn vơi đầy trong lòng người li khách trong tác phẩm "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương, Hình ảnh của Hồ Chủ Tịch giữa cảnh rừng Việt Bắc dưới ánh trăng thơ mộng trong "Cảnh khuya".Nỗi nhớ quê nhà gửi gắm qua ánh trăng của đại thi hào Lí Bạch trong" Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh".Ta còn có thể kẻ thêm 1 số tác phẩm khác như: "bên kia sông Đuống " của Hoàng Cầm, "Từ ấy " của Tố Hữu,"Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên với "tiếng hát con tàu'', "nhớ con sông quê hương " của Tế Hanh, "Lan" của Kim Lân,... Từ tình yêu thiên nhiên, ta có được Những tác phẩm rất nổi tiếng:" Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi,"Nguyên tiêu " của Hồ Chí Minh Từ sự đồng cảm xót xa cho những số phận của nông dân nước ta trong xã hội thực đân nửa phong kiến, đã bao tác phẩm ra đời: " Sống chết mạc bay" của Phạm Duy Tốn."đông hào có ma" của Nguyễn công hoan,... Và cũng từ tình yêu trai gái, ta cũng được thưởng thức bao bài thơ lãng mạn như: "Sóng ", thuyền và biẻn" của Xuân Quỳnh, hay những câu ca dao mộc mạc chân tình nơi thôn quê ngõ xóm: Cô kia đội nón mới mua Cho anh mượn tạm 1 mùa chăn trâu về nhà mẹ hỏi nón đâu Thì em cứ bảo qua cầu gió bay. Từ đây, ta thấy được lòng thương người là 1 phần to lớn trong các tác phẩm văn chương Ý nghĩa văn chương là “hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống”. Nguồn gốc của văn chương “cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Hoài Thanh đã có 1 cách nói riêng, chỉ ra 2 chức năng của văn chương là nhận thức và giáo dục. Văn học phản ánh hiện thực, nâng cao nhận thức hiện thực, giúp người đọc “hình dung sự sống muôn hình vạn trạng”; văn học còn “sáng tạo ra sự sống”, đó là điều kỳ diệu cảu thơ văn. Ví dụ ta đọc những bài thơ như “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ, hay “Bài thơ về tiểu đội xe ko kính” của Phạm Tiến Duật........ Ta hình dung được, tái hiện được Ccuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta trả qua muôn vàn khó khăn ác liệt, tuổi trẻ Việt Nam rất anh hùng: “Ko có kính, ko phải vì xe ko có kính Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng....” (Phạm Tiến Duật)Nguồn gốc của văn chương là “tình cảm, là lòng vị tha” ; thơ văn đích thực có “mãnh lực lạ lùng” có thể làm cho đọc giả vui, buồn, mừng, giận...... Đó chính là tính giáo dục của văn chương. Văn chương có tính nhân bản đã góp phần nhân đạo hoá con người. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồ gôc, về công dụng của văn chương rất tiến bộ, rất đúng đắn. Ta yêu kính mẹ cha hơn, hiếu thảo hơpn khi đọc bài ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Ta thầm nhớ công ơn người trồng cây, gieo hạt, nhờ họ, ta được nếm hương đời, vị đời: Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm 1 hạt, đắng cay muôn phần

27 tháng 7 2018

câu ghép là gì

27 tháng 7 2018

Câu ghép là câu có nhiều vế câu ghép lại , mỗi vế của câu ghép thường có cấu tạo giống 1 câu đơn và thể hiện ý có quan hệ chặt chẽ đối với ý của các vế câu khác được nối với các câu bằng từ chỉ quan hệ hoặc 1 dấu câu .

Cho đến bây giờ em vẫn còn bồi hồi mỗi khi chuẩn bị vào năm học mới. Hình ảnh ngày đầu tiên cắp sách đến trường lại hiện về trong ký ức của em. Hôm đó là một buổi sáng đẹp trời. Năm giờ sáng, em đã chỉnh tề trong bộ đồng phục mới tinh còn thơm mùi vải.Mẹ đưa em đến trường bằng xe máy. Chiều mẹ lại tới trường đón em về. Hôm đó cả nước tưng bừng làm lễ khai giảng năm học mới. Từ cổng trường vào đến sân trường em được trang hoàng lộng lẫy: cờ, hoa, băng zôn, khẩu hiệu, phông. Cái trống trường cũng được bọc giấy màu rất đẹp…Khối lớp 1 chúng em ai cũng lạ lẫm, bỡ ngỡ luôn bám theo cô giáo chủ nhiệm. Buổi khai giảng đầu tiên trong đời đi học của em thật long trọng và ý nghĩa. Mỗi lần nhớ lại một nỗi xúc động khó tả lại dâng lên trong lòng em.

Đã ba năm rồi em em được ngồi học dưới mái trường cấp 1 mến yêu với nhiều kỉ niệm khó quên. Nhưng có lẽ ngày đầu tiên theo mẹ bước vào ngôi trường này, cho đến bây giờ em vẫn luôn nhớ mãi. Ngày đó, mùa thu của các đây ba năm, khoảng khắc bồi hồi xao xuyến đến lạ lùng.

Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất.Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.

27 tháng 7 2018

Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ lam lũ ít học. - Cảnh ngộ của Lão Hạc thật bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão sống lay lắt rau cháo qua ngày. - Vì nghèo nên lão cũng không đủ tiền cưới vợ cho con nên khiến con trai lão phải bỏ đi làm ở đồn điền cao su. - Chính vì nghèo khổ nên ông không có điều kiện học hành vì thế mà lão không biết chữ, mỗi lần con trai viết thư về lão lại phải nhờ ông giáo đọc hộ và cả đến khi muốn giữ mảnh vườn cũng lại nhờ ông giáo viết văn tự hộ. - Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão nên sau trận ốm kéo dài, không có việc, rồi bão ập đến phá sạch hoa màu…không lấy tiền đâu để nuôi con Vàng nên lão đã phải dằn lòng quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà đứa con trai lão để lại. - Lão sống đã khổ chết cũng khổ. * Lão Hạc là người nông dân giàu có ở tấm lòng yêu con và lòng nhân hậu. - Lão Hạc cả đời yêu con một cách thầm lặng, chả thế mà từ ngày vợ chết lão ở vậy nuôi con đến khi trưởng thành. Lão chắt chiu dè sẻn để có tiền lo cưới vợ cho con ấy vậy mà cả đời dành dụm cũng không đủ vì thế mà khi chứng kiến nỗi buồn nỗi đau của con lão luôn day dứt đau khổ. - Yêu và thương con nên khi xa con tình yêu con của lão được thể hiện gián tiếp qua việc chăm sóc con chó- kỉ vật mà đứa con để lại. Lão vô cùng đau đớn dằn vặt khi bán con chó vàng. Qua đó thấy được tấm lòng nhân hậu của lão. - Thương con lão chọn cho mình một cách hi sinh, đặc biệt là hi sinh cả mạng sống của mình cho con. Qua cuộc đời khốn khổ và phẩm chất cao quý của lão Hạc nhà văn đã thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân. * Nghệ thuật - Truyện được kể ở ngôi thứ nhất người kể chuyện là ông Giáo làm câu chuyện dẫn dắt tự nhiên sinh động hấp dẫn - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm .

Thông tin:Rạng sáng 28/7/2018 hiện tượng nguyệt thực 2018 hay còn gọi là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ sẽ xảy ra. Nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam sẽ được chứng kiến sự kiện đặc biệt này.Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng Mặt trời – Trái đất – Mặt trăng sắp xếp đúng thứ tự theo một đường thẳng. Lúc này, Mặt trời sẽ chiếu sáng Trái đất và...
Đọc tiếp

Thông tin:

Rạng sáng 28/7/2018 hiện tượng nguyệt thực 2018 hay còn gọi là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ sẽ xảy ra. Nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam sẽ được chứng kiến sự kiện đặc biệt này.

Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng Mặt trời – Trái đất – Mặt trăng sắp xếp đúng thứ tự theo một đường thẳng. Lúc này, Mặt trời sẽ chiếu sáng Trái đất và Mặt trăng bị khuất bóng.

Tổng thời lượng của hiện tượng này lên tới hơn 6 tiếng đồng hồ, bắt đầu lúc 0 giờ 14 phút khi mặt trăng tiến vào vùng nửa tối và kết thúc lúc 6 giờ 28 phút. Trong đó, thời gian Mặt trăng hoàn toàn chìm vào vùng bóng tối của Trái đất sẽ kéo dài từ 2 giờ 30 phút đến 4 giờ 13 phút.

Đề :

Em hãy miêu tả lại trăng ....

Thời gian nộp : 08 : 00 / 28/07/2018

 

6
27 tháng 7 2018

huhu sợ lắm

huhu

sợ lắm tui sẽ chết

27 tháng 7 2018

Haha

Thật ko đó?

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
27 tháng 7 2018

Chứng minh thơ Bác là sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước qua bài thơ Cảnh khuya.

Thơ Bác tràn ngập thiên nhiên, cho thấy tình yêu thiên nhiên, tâm hồn gắn bó hòa hợp với thiên nhiên, đồng thời cũng là sự gắn bó hòa hợp với tình yêu nước. Qua bài thơ Cảnh khuya, ta phần nào sáng tỏ hơn nhận định ấy.

Bài thơ Cảnh khuya cho thấy một tâm hồn đồng điệu, gắn bó hòa quyện với thiên nhiên:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Tác giả đã so sánh tiếng suối với tiếng hát. Thơ xưa quan niệm thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp, nhưng tới thơ Bác ta thấy quan niệm ấy hoàn toàn khác: con người trở thành chuẩn mực của cái đẹp. Hẳn phải là người có tâm hồn rộng mở và yêu thiên nhiên lắm Bác mới có những cảm nhận tinh tế và độc đáo như vậy. 

Không chỉ có vậy, điệp từ "lồng" kết hợp với các hình ảnh thiên nhiên "trăng", "hoa", "cổ thụ" đã cho thấy Bác cảm nhận bức tranh thiên nhiên ở cả không gian tầng thấp và tầng cao. Bóng hình cảnh vật thiên nhiên được đan cài và hòa quyện vào nhau. Hẳn phải là người yêu thiên nhiên lắm, Bác mới có những cảm nhận tinh tế như vậy, trong hoàn cảnh đêm thanh tĩnh, khi đất nước trong cuộc kháng chiến gian lao và ác liệt.

Hơn thế, tình yêu thiên nhiên của Bác vẫn hòa quyện với tình yêu nước:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Bởi trong khung cảnh ấy vẫn tạc nên tâm trạng của người chiến sĩ không ngủ vì nỗi lòng lo cho dân cho nước. Bác yêu thiên nhiên là vậy nhưng vẫn đau đáu nỗi niềm lo sao cho chiến dịch thắng lợi, nước nhà được độc lập. Thì ra, giữa những giờ phút đàm luận việc quân, lo việc nước, Bác vẫn có những phút giây thư giãn, mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc.

Bài thơ phần nào làm sáng tỏ nhận định: Thơ Bác là sự hòa quyện của tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước. Đó cũng chính là sự hòa quyện giữa tâm hồn chiến sĩ và thi sĩ, giữa chất thơ và chất thép của Bác. Bài thơ khiến ta thêm thấu hiểu và thêm trân trọng công lao vĩ đại của Bác dành cho nước nhà...