K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người có các từ như trụi trần, bế bồng,... Trong tiếng Việt cũng có những từ như trần trụi, bồng bế,... Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa.Trời sinh ra trước nhấtChỉ toàn là trẻ conTrên trái đất trụi trầnKhông dáng cây ngọn cỏMặt trời cũng chưa cóChỉ toàn là bóng...
Đọc tiếp

Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người có các từ như trụi trần, bế bồng,... Trong tiếng Việt cũng có những từ như trần trụi, bồng bế,... Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa.

Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác

Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sông bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ thuở đó
Biển thì cho ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng...

Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác...
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện

Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất...

Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất

                                  Xuân Quỳnh

 
0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân… Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu com và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi, nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước…”

1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào? Đoạn văn kể sự vịệc gì?

2. Nêu ý nghĩa của những chi tiết thần kì trong đoạn văn.

0