K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ túng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều...
Đọc tiếp

"Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ túng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.
Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chíp vào máy tính?
Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường".
(Phạm Lữ Ân-Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hộ Nhà văn, 2012)
Câu 1: Chỉ ra đặc điểm văn nghị luận trong văn bản trên. Ghi lại 02 câu văn thể hiện lí lẽ có trong văn bản.
Câu 2 : Xác định phép liên kết và nêu tác dụng của phép liên kết trong câu sau: Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy.
Câu 3: Văn bản được viết nhằm mục đích gì?
Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 5: Từ những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp em hiểu gì về câu nói: Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cảm chúng ta vươn lên từng ngày. (Trả lời khoảng 100 chữ)
Cứu tuii!!!

0
CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN  Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp...
Đọc tiếp
CON LỪA VÀ BÁC NÔNG DÂN 
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.  
Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. 
                    (Con lừa và bác nông dân. TruyenDanGian.Com.) 
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định thể loại của văn bản trên?
Câu 2 (0.5 điểm)Câu chuyện Con lừa và bác nông dân được kể theo ngôi thứ mấy?  
Câu 3 (0.5 điểm). Trong câu chuyện, con lừa đã rơi vào hoàn cảnh (tình huống) nào?  
Câu 4 (1.0 điểm). Xác định các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau: Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt.   
Câu 5 (0.5 điểm)Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?  
“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì… Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.”
Câu 6 (0.5 điểm). Vì sao bác nông dân quyết định không cứu chú lừa nữa?   
Câu 7 (0.5 điểm). Vì sao chú lừa lại thoát ra khỏi cái giếng?  
Câu 8 (2.0 điểm). Thông qua câu chuyện, chú lừa đã biết vượt lên hoàn cảnh của mình, là một người học sinh em sẽ làm gì nếu gặp những khó khăn, thử thách?  
(Trình bày dưới dạng một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu)


0