Đặt câu để phân biệt từ "quả" đồng âm với từ "quả" trong câu "Học quả là khó khăn, gian khổ. " *
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng đều có một người bạn thân để chia sẻ, giãi bày tâm sự. Và em cũng có một người bạn như thế. Khánh Tú bằng tuổi em, nhà hai đứa lại ở gần nên chúng em chơi thân với nhau từ hồi còn học mẫu giáo.
Ở Tú toát lên vẻ hóm hỉnh, hài hước rất dễ mến. Mái tóc màu cà phê, được cắt gọn gàng. Bạn bảo màu tóc đặc biệt đó là được thừa hưởng từ mẹ. Dù là con trai, hay phơi nắng phơi mưa cùng tụi bạn trong xóm nhưng nước da Tú vẫn trắng hồng, cộng với gương mặt bầu bĩnh, trông thật là dễ thương. Cặp mắt to tròn, đen láy như hai hòn bi ve, lúc nào cũng mở lớn, ánh lên vẻ thông minh, lanh lợi. Đôi lông mày rậm cùng chiếc mũi thẳng nên ngoài những lúc cười thì trông Tú rất nghiêm nghị. Khuôn miệng luôn cười tạo thành hình trái tim, phô ra hai hàm răng trắng bóng. Đặc biệt Khánh Tú còn có hai má lúm đồng tiền. Mẹ em thường trêu rằng: “Tú hội tủ đủ mọi nét đẹp của con gái”. Tuy vậy, nhìn Tú vẫn ra dáng một cậu con trai nghịch ngợm mà đa tài.
Tú rất hiếu động, không lúc nào yên chân, yên tay. Giờ ra chơi, chỗ nào huyên náo nhất là chỗ đó có Tú. Cậu bạn thân của em có trí nhớ rất tốt, lại ham đọc sách nên thường kể lại cho chúng em nghe những gì cậu ấy đọc được. Nhờ khiếu kể chuyện cùng với lối pha trò tinh nghịch khiến mấy đứa chúng em, đứa nào cũng bò lăn ra mà cười. Tú luôn nghĩ ra những trò chơi thú vị. Trong các buổi diễn văn nghệ, Tú thường bắt chước tiếng kêu và hành động của các con vật, làm người xem lúc nào cũng thích thú.
Nghịch ngợm là thế nhưng khi chơi thể thao, cậu bạn ấy lại tỏ ra chín chắn, nghiêm nghị như người lớn. Khánh Tú chơi rất giỏi môn đánh cầu lông và thường xuyên được nhà trường chọn đi thi đấu các giải quan trọng của tỉnh, của thành phố. Ở trên lớp, Tú còn là một học sinh giỏi. Bạn khá các môn tự nhiên nên thường kèm các bạn khác học bài. Vì thế, qua các kì thi, điểm của mọi người khá dần lên và cuối học kỳ I vừa rồi, lớp em đã đạt được danh hiệu “Lớp xuất sắc”.
Hai đứa chúng em chơi với thân từ lúc còn học mẫu giáo nên từ sở thích, sở trường, sở đoản chúng em đều hiểu rõ của nhau. Em và Tú gắn bó với nhau như hình với bóng, mặc dù tính cách trái ngược nhau nhưng điều đó lại khiến chúng em khắc phục nhược điểm của bản thân và dễ dàng chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm. Tú hay sang nhà em chơi, giúp em học bài và cùng tập tành sáng tác thơ văn, sáng tác nhạc. Em có một cây đàn ghi-ta cho anh trai tặng nhân dịp sinh nhật. Mỗi buổi chiều, chúng em lại ra hiên ngồi, nghêu ngao hát. Những giây phút ấy, tuy hai đứa không nói câu nào nhưng vẫn để lại trong em nhiều cảm xúc khó quên.
Khánh Tú, cậu bạn đáng mến của em. Em rất yêu quý và ngưỡng mộ Tú vì bạn không chỉ là một người con ngoan mà còn là trò giỏi, là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Tuấn Anh là người bạn thân nhất của em. Cậu rất cao, nhưng hơi gầy. Mái tóc được cắt ngắn, gọn gàng. Nước da ngăm đen trông rất khỏe khoắn. Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh. Nụ cười tỏa nắng. Tuấn Anh không chỉ học giỏi mà còn rất tài năng. Cậu cũng rất thích chơi thể thao. Mỗi khi rảnh rỗi, chúng tôi lại chơi đá bóng cùng các bạn trong lớp. Tôi mong rằng mình và Tuấn Anh sẽ luôn là những người bạn tốt của nhau.
Tham khảo
Chủ nhật tuần trước là sinh nhật cu Bin nhà em. Ba mẹ đã tổ chức một bữa tiệc sinh nhật nho nhỏ nhưng ấm áp dành cho em. Bữa tiệc ấy thực sự rất đáng nhớ với Bin, đánh dấu em bước sang một tuổi mới, nhận thêm nhiều lời chúc tốt lành cho một tuổi mới.
Tối chủ nhật hôm đó, mẹ em đã tự làm bánh sinh nhật có hình một chú lợn con xinh xắn. Chiếc bánh được trang trí rất đẹp mắt bởi bàn tay khéo léo của mẹ. Ở trên chiếc bánh mẹ trang trí quả kiwi và viết chữ “Chúc Bin của mẹ vui vẻ”. Bin rất thích thú chiếc bánh mà mẹ đã làm tặng mình. Bin năm nay đã bước sang lớp 2, nhưng em đã lớn rồi và rất khôn nữa. Em tự ý thức được bữa tiệc sinh nhật ý nghĩa này cho chính mình.
Màn thổi nến và cắt bánh sinh nhật là thú vị và ý nghĩa nhất tối hôm đó. Bin chu miệng và thổi phù phù tắt cây nến đang cháy. Sau đó em cầm dao cắt bánh chia cho mọi người. Bà nội đã tặng Bin một bồ đồ thể thao màu vàng và chúc Bin trở thành một cầu thủ đá bóng giỏi. Bạn của Bin mang đến nhiều quà, nào là hộp bút, siêu nhân, xe… Món quà nào Bin cũng thích và ôm hết về mình.
Hôm đó bánh ngọt và hoa quả rất nhiều, mọi người vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ với nhau. Riêng ba mẹ thì có món quà đặc biệt dành cho Bin. Đó chính là chiếc xe đạp để Bin có thể đi học mỗi ngày. Bin ôm chầm lấy ba mẹ và cảm ơn rối rít. Những tiếng cười đùa, hát hò reo vang của mọi người khiến cho không khí của buổi sinh nhật thêm ấm áp và vui tươi hơn. Bin đã bước sang tuổi mới trong vòng tay và lời chúc của nhiều người. Bin đã hứa với mọi người sẽ chăm chỉ học hành, trở thành con ngoan trò giỏi.
Bữa tiệc sinh nhật hôm đó làm em nhớ mãi. Em hi vọng Bin sẽ hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang hơn nữa.
Sinh nhật là một ngày rất quan trọng đối với mỗi người. Thứ bảy tuần trước là ngày sinh nhật của mẹ em. Cả gia đình em đã có khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau.
Tôi được bố giao phụ trách lên kế hoạch chuẩn bị cho buổi sinh nhật. Tôi đã đưa ra ý kiến sẽ chuẩn bị một món quà bất ngờ cho mẹ. Chiều hôm đó, tôi đã nhờ cô hàng xóm rủ mẹ đi siêu thị cùng cô, tôi và anh trai được nghỉ học nên đã dọn dẹp nhà cửa từ rất sớm. Bố phải đi làm vào buổi sáng, đến trưa mới về nhà. Đến trưa, hai anh em tôi đã dọn dẹp, trang trí nhà cửa đâu vào đấy.
Khoảng mười hai giờ trưa, bố mới về nhà. Bố đem về một hộp bánh sinh nhật và một bó hoa hồng rất đẹp. Ba bố con bắt đầu thực hiện kế hoạch. Đó là sẽ nấu cho mẹ một bữa ăn thật ngon. Sau hơn một tiếng đồng hồ bận rộn trong căn bếp của mẹ. Những món ăn đẹp mắt đã được dọn ra bàn. Tôi và anh trai trầm trồ khen ngợi vì bố cũng rất khéo tay.
Một bàn ăn hấp dẫn đã được sắp xếp đâu vào đây. Sáu giờ chiều, mọi công việc chuẩn bị đã xong xuôi. Tôi đã gọi điện cho cô hàng xóm để thông báo cho cô. Khoảng mười lăm phút sau, mẹ đã về đến nhà. Trước đó, anh trai của tôi đã tắt hết điện trong nhà. Khi mẹ mở cửa vào nhà, cả ba bố con đã cầm chiếc bánh sinh nhật ra và hát bài “Chúc mừng sinh nhật”. Sau khi mẹ thổi nến xong, anh trai đã ra bật điện. Lúc đó tôi nhìn thấy khuôn mặt của mẹ rất ngạc nhiên, kế tiếp là nụ cười hạnh phúc.
Cả nhà nhanh chóng bước vào phòng ăn. Mẹ vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy một bàn ăn thịnh soạn. Toàn những món ăn mà mẹ rất thích. Chúng tôi cùng nhau ăn cơm thật vui vẻ, mẹ còn khen các món ăn rất ngon. Tôi khẽ nháy mắt với bố. Anh trai đã tặng mẹ một chiếc váy rất đẹp. Còn tôi thì tặng mẹ một chiếc kẹp tóc. Mẹ cảm ơn cả ba bố con. Tôi tin rằng mẹ đã rất hạnh phúc.
Buổi tiệc sinh nhật thật ấm cúng mà ý nghĩa. Tôi sẽ ghi nhớ mãi kỉ niệm ngày hôm nay. Tôi mong rằng gia đình tôi sẽ luôn hạnh phúc như vậy.
Tham khảo
- Bác Tủ gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?\(\Rightarrow\)Câu hỏi
Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng. Cốc Nhỏ nhanh nhảu:
-Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?\(\Rightarrow\)Câu hỏi
Gạch dưới câu hỏi có trong đoạn văn và cho biết tác dụng của mỗi câu hỏi ?
- Bác Tủ gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?
Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng. Cốc Nhỏ nhanh nhảu:
-Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à?
tác dụng : dùng để hỏi
Câu "cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ " được viết theo mẫu câu nào
A . ai thế nào ? B . ai là gì ? C . ai làm gì ?
Câu "cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ " được viết theo mẫu câu nào
A . ai thế nào ? B . ai là gì ? C . ai làm gì
HT
Tham khảo :
Bà Lan ở gần là hàng xóm của nhà em bà tầm khoảng 56 tuổi. Bà Lan thường sang nhà em và cho em quà. Cả xóm khu em ai cũng yêu quý bà vì bà rất tốt bụng, từ ngày trẻ bà đã đi làm từ thiện rất nhiều, bà còn nhận nuôi 3 em nhỏ để bà tiện chăm sóc dù bà đã lớn tuổi rồi. Em rất thích sang nhà bà chơi. Bà thường kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích. Bà còn nhắc em đi học sớm và ngoan ngoãn nghe cô giảng bài. Bà Lan như người thân trong gia đình em. Mỗi khi trung thu ngôi nhà của bà Lan lại đầy tiếng cười. Cả xóm em ai cũng yêu mến bà Lan vì bà hiền lành và tốt bụng. Bà Lan là người hàng xóm mà em quý mến nhất.
@Trunglaai?
Bác Hà hay sang nhà em chơi. Bác giỏi mua sắm nên mẹ em thường rủ bác đi chợ. Mỗi lần đĩ xa về, bác không quên mua cho em những món quà xinh xinh. Em hay sang bác xem bác may vá. Bác làm việc chăm chỉ và cẩn thận lắm. Khi ấy, bác thường hỏi thăm việc học tập của em, khuyên em những điều lẽ phải. Mọi người trong gia đình em đều yêu quý bác. Em thấy bác đúng là người hàng xóm tốt bụng. Em coi bác như người thân của em vậy.
Tham Khảo:
Những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học thật đẹp. Tối hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị mọi thứ đầy đủ. Còn em chỉ cần đi ngủ thật sớm để ngày mai thức dậy cho đúng giờ. Sáng hôm sau, em thức dậy từ lúc sáu giờ. Em đánh răng rửa mặt, ăn sáng và mặc bộ đồng phục mới. Đúng bảy giờ, bố đưa em đến trường bằng xe máy. Trên đường đi, em cảm thầy vừa hân hoan, lo lắng. Hôm nay, ngôi trường Tiểu học thật đẹp đẽ. Cô giáo đón em vào lớp thật dịu dàng. Bài học đầu tiên em vẫn còn nhớ mãi. Ngày đầu tiên đi học thật tuyệt vời.
Tham khảo :
Những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học thật đẹp. Tối hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị mọi thứ đầy đủ. Còn em chỉ cần đi ngủ thật sớm để ngày mai thức dậy cho đúng giờ. Sáng hôm sau, em thức dậy từ lúc sáu giờ. Em đánh răng rửa mặt, ăn sáng và mặc bộ đồng phục mới. Đúng bảy giờ, bố đưa em đến trường bằng xe máy. Trên đường đi, em cảm thầy vừa hân hoan, lo lắng. Hôm nay, ngôi trường Tiểu học thật đẹp đẽ. Cô giáo đón em vào lớp thật dịu dàng. Bài học đầu tiên em vẫn còn nhớ mãi. Ngày đầu tiên đi học thật tuyệt vời.
@HT@
Tuổi thơ của tôi đã trải qua biết bao kỉ niệm vui buồn, có những kỉ niệm cùng bạn bè, cùng gia đình hay chỉ là kỉ niệm của riêng tôi. Những kỉ niệm chính là những kí ức tươi đẹp đáng nhớ nhất, là quá khứ để tô vẽ nên tương lai của chúng ta, đối với tôi kỉ niệm không thể quên đó là ngày đầu tiên đi học.
Nhớ ngày đó, khi tôi mới chỉ là cậu bé 6 tuổi bé tẹo, ngồi đằng sau chiếc xe đạp Thống Nhất và chị tôi chở đến trường ngày khai giảng. Trên đường đi tôi cứ ghì bám hai bên vạt áo của chị, hỏi chị đủ thứ về ngày khai giảng, nào là “khai giảng có đông người không?”, “đi khai giảng có phải mang sách vở không?”,... vô vàn câu hỏi ngây ngô của tôi khi ấy khiến chị của tôi rất buồn cười. Tôi còn nhớ mình đã rất gìn giữ bộ quần áo mới mặc trong ngày đi học đầu tiên, lúc nào cũng ngó xuống lấy tay phủi bụi rồi lại sửa khăn quàng cho chỉnh tề, không dám đưa tay bẩn lên sờ vào quần áo. Chị đưa tôi tới trường rồi chị cũng đi tới trường của chị, chỉ còn mình tôi bơ vơ, tôi sợ đến suýt khóc nhưng nghĩ rằng khóc ở đây thì thật xấu hổ nên lại cố gắng không khóc. Tôi nhìn các bạn đi vào trường cũng theo vào, đứng vào hàng ghế lớp mình và ngồi xuống, một vài bạn cùng lớp với tôi đã bắt chuyện với tôi giúp tôi đỡ bỡ ngỡ và lo lắng hơn, không ngờ sau đó chúng tôi đã chơi thân với nhau cho đến tận bây giờ.
Thật khó để kể được hết những cảm xúc của tôi trong ngày đi học đầu tiên, khó để nói thành lời hay viết thành văn nhưng dù trải qua bao thời gian tôi vẫn ghi sâu và nhớ về những kỉ niệm đó.
Tôi xin kể về ngày đi học đầu tiên của mình cho các bạn nghe nhé! "Đó là vào một buổi sáng thứ hai đầu tuần cách đây đã gần ba năm. Mẹ tôi dậy từ lúc nào không biết nữa. Khi anh Hai vào đánh thức tôi dậy, đánh răng rửa mặt thì tôi đã thấy bữa ăn sáng của gia đình đã được dọn sẵn lên chiếc bàn tròn ở phòng ăn. Tôi có tật ngủ muộn và hay nằm nướng. Mẹ và anh Hai gọi hai, ba lần, tôi mới dậy được. Nhưng sáng nay, không hiểu sao, anh Hai chỉ vào lay nhẹ "Hương ơi, dậy đi em!'', thế mà tôi đã tung mền ngồi dậy được ngay, không còn ì à như trước nữa. Tôi nhanh nhẹn vào phòng tắm đánh răng rửa mặt, làm vệ sinh cá nhân, rồi vui vẻ ngồi vào bàn ăn. Thường ngày, tô mì Kim Chi hay tô hủ tiếu tôi phải ăn đến ngoài ba mươi phút mới xong, thể mà sáng ấy, khoảng năm bảy phút gì đó, tô hủ tiếu đã hết sạch, anh Hai phải thốt lên "Bé Hương tiến bộ thật! Ăn nhanh bằng anh rồi đấy. Phải vậy chứ! Sinh viên năm nhất rồi, có khác!". Mẹ tôi nhìn anh Hai rồi nhìn tôi mỉm cười. Tôi thấy lòng mình vui vui một niềm vui mới lạ. Phải rồi, mới hôm qua tôi đang còn là một đứa trẻ mẫu giáo. Thế mà sáng nay, tôi đã trở thành một học sinh lớp Một, được mặc bộ đồ đồng phục, được khoác chiếc cặp sách trên vai như chị Phượng, chị Diễm nhà kế bên, thích ơi là thích! Tâm trạng tôi lúc ấy cứ bồn chồn, háo hức như người sắp đi dự hội vậy. Bỗng, anh Hai giục: "Em chuẩn bị nhanh lên, anh đưa em đến trường!". "Em xong đây rồi, anh đưa xe ra trước đi. Em nhờ mẹ buộc tóc, rồi em ra ngay!". Hai anh em đến trường lúc 6 giờ 30 phút. Ngoài cổng trường, người và xe cộ tấp nập. Anh Hai gửi chiếc xe đạp ở nhà giữ xe, rồi quay lại dẫn tôi vào lớp học. Vừa mới nhìn thấy cô giáo từ phòng bên bước lại, tôi khoanh tay cúi đầu chào cô giáo: ''Dạ, con chào cô ạ!". Cô mỉm cười bước lại bên tôi, nhẹ nhàng đỡ chiếc cặp sách trên vai tôi xuống, rồi nói: "Con là Hương phải không? Con bố Thanh xinh quá! Con ngồi vào đây!". Cô chỉ chỗ cho tôi ngồi ở bàn thứ hai bên phải. Tôi ngạc nhiên vô cùng, không hiểu sao cô lại biết tên tôi. Mãi đến sau này tôi mới rõ, cô là bạn thân của bố tôi hồi cùng học phổ thông với nhau.
/HT\
Trâu vốn là loài vật quen thuộc gắn bó với đời sống Việt Nam. Hình ảnh con trâu hiền lành chăm chỉ gắn bó với công việc. Loài trâu Việt Nam được thuần hóa và được bắt đầu từ trâu đầm lầy có đặc tính hiền lành, dễ bảo không hung dữ và nổi loạn như trâu rừng và trâu không thuần. Trâu được nuôi rộng rãi ở Việt Nam và đặc biệt là những vùng nông thôn. Giống đực thì có thân hình to, béo hơn trâu cái, nó có hai cái sừng to và dài trên đầu, cong vút, trán rộng phẳng còn trâu cái thì có thân hình gầy hơn trâu đực nhưng lại linh hoạt trong việc di chuyển. Chân trâu rất to và chắc có thể chống đỡ cơ thể. Đuôi trâu ta và dài thường phe phẩy để đuổi những con vật như muỗi, ruồi. Chính những đặc điểm này lên trâu mới thích hợp với việc ruộng lúa, dễ nuôi, dễ bảo nên có thể chung sống hòa thuận với người nông dân.
Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu là người bạn thân thiết của người dân và gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và chúng được xem như biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
Trâu bắt nguồn từ loài trâu rừng. Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đôi sừng nhọn, uốn cong như hình một lưỡi liềm. Chúng được con người sử dụng làm đồ trang sức. Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày. Một con trâu đực trung bình cày bừa từ 3 - 4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2 - 3 sào.
Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng và có thể kéo tải trọng từ 400 - 500kg. Con trâu còn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa. Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể. Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây. Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo.
Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu.
Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ “Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ” để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.
Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”.
Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những “kháp đấu” giữa các “ông trâu”. Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các “kháp đấu” giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.
Con trâu đã gắn bó với người những người nông dân Việt Nam. Nó không những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần. Con trâu còn gắn bó với những lễ hội tiêu biểu của người dân Việt Nam. Nó đã là biểu tượng của của làng quê việt nam và Đất nước Việt Nam.
ngắn gọn nhất có thể
Qủa cam này ngọt lắm
Quả bóng lăn trên sân cỏ.