Hãy cho biết mạch cảm xúc của tác phẩm :"Trong lòng mẹ" trong trương trình ngữ văn 8.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
giai câp tư sản có thế lực về kinh tế, ko c1 thế lực về chính trị. còn che do phong kien lai co the luc ve chính tri nhung ko co he luc ve kinh te.
vì lẽ đó nên nhà vua oo73 giai cấp phong kiến đã kìm hoãn lại sự làm ăn của tư sản, nâng thuế cao về những dụng cụ ma giai cap tu san ban ra, ha thap thue cho nhung do dung ma giai che do phong kien
dan toc dan den mau thuan vs nhau, say ra chien tranh
mk nghĩ là vậy
Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽchúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!
Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy hoc "chữ nghĩa Thánh hiền". Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ông xuất hiện vào độ "hoa đào nở"... "bên phố đông người qua". Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp:
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay"
Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:
"Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tâm tắc ngợi khen tài".
Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: "Thôi có ra gì cái chữ Nho - Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co..." (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa "phố đông người qua ", nay “mỗi năm mỗi vắng". Xưa kia "Bao nhiêu người thuê viết", bây giờ "Người thuê viết nay đâu?". Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong "nghiên sấu", như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa "buồn không thắm". Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:
"Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu..."
Cảnh vật buồn. Lòng người buồn. Vũ Đình Liên đã xuất thần viết nên hai câu thơ tuyệt bút lay động bao thương cảm trong lòng người.
Nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi "Ông đồ vần ngồi đáy" như bất động. Lẻ loi và cô đơn: "Qua đường không ai hay". Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê:
"Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay".
Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thìa.
Khép lại bài thơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu...
"Năm nay dào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"
Chúng ta biết Vũ Đình Liên - nhà thơ mới tiên phong cùng với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông... chỉ với 2 bài Lòng ta là những hàng thành quách cũ và Ông đồ. Thơ ông là sự hội nhập, kết tụ và thăng hoa hai nguồn thi cảm: lòng thương người và niềm hoài cổ - như Hoài Thanh đã chỉ ra. Xúc cảm thật chân thành, lắng sâu biểu hiện trong những câu thơ thật tự nhiên, bình dị.
Chỉ bằng 20 câu, 100 chữ, không hơn, nhà thơ đã đủ dựng lên bóng dáng của một thời tàn với lòng cảm thương, ân hận, nhớ tiếc khôn nguôi.
Đầu thế kỉ XX, văn minh phương Tây (Pháp) xâm nhập mạnh vào Đông Dương. Hán học ngày càng bị lép vế và bị hủy bỏ (1918). Các nhà nho, dù khoa bảng hay không đỗ đạt đều ngày càng xuống giá chỉ còn vang bóng một thời. Hình ảnh ông đồ, môn đệ chưa thành đạt nơi cửa Khổng sân Trình làm nghề dạy học, ở các làng quê, cũng chẳng làm mấy ai quan tâm đến nữa. Ông chỉ xuất hiện vào những dịp cuối năm, giáp Tết, đầu năm, đầu xuân trên các vỉa hè đường phố Văn miếu, Bà Triệu, phố Huế... để viết chữ, viết câu đối chữ Hán bán cho những người khách còn quý thứ chữ thánh hiền, đem về treo, trang trí đón Tết, mừng xuân, để thờ, cầu Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh...
Bài thơ được cấu trúc theo dòng thời gian, liên tục và đứt quãng, trong thế so sánh đối lập, tương phản. Cứ mỗi năm áp Tết, hoa đào nở rộ, ta lại gặp ông đồ. Giới thiệu thời gian và địa điểm ông đồ chuẩn bị làm hàng, bán hàng. Ông chỉ thực sự cần thiết cho mọi người vào thời điểm ấy. Giọng thơ kể chuyện, tả cảnh trầm lắng như vẽ lại quy luật cuộc đời. Thời thế đổi thay, ông đồ chỉ còn dịp kiếm ăn bằng cái tài viết chữ Hán - thư pháp tài hoa của mình mà thôi! Bao nhiêu người khen tấm tắc chữ ông đồ đẹp như phượng múa rồng bay, nghĩa là bay bướm, uốn lượn, oai phong, khí phách, sang trọng, tươi tắn... Dù là lời khen của người ngoài cuộc, chẳng làm vẻ vang gì cho ông đồ nhưng cũng là lời an ủi ông già lỡ thời vận mạt. Nếu đặt vào vị trí người đọc, ta vẫn thấy niềm hân hoan sung sướng, trân trọng của người thưởng thức - người sáng tạo - khi đứng trước những bức tranh chữ nho đen nhánh trên nền giấy điều thắm tươi với những nét bút tung hoành của nhà thư pháp. Ta lại thấy dáng ngồi, dáng lưng khom, bàn tay già đưa lên, hạ xuống, nét mặt chăm chú, khắc khổ đậm tô từng nét bút của ông đồ viết thuê. Dù với tư cách thấp khiêm tốn của người bán hàng, bán chữ, nhưng đó vẫn là những ngày, những năm đắt hàng, đắc ý, may mắn của ông đồ. Vì dù lời khen đến đâu, khách hàng càng đông, thì chữ nghĩa thánh hiền và người quân tử bất phùng thời cũng chỉ thể hiện mối quan hệ mua bán sòng phẳng theo lối trả tiền ngay, mặc cả. Chữ nho đã trở thành hàng hóa, dù thanh cao, tao nhã, vẫn là thú chơi, thú vui của những người có tiền.
Theo thời gian, quy luật khắc nghiệt không cưỡng được, từ từ nhưng chắc chắn, tiến theo hướng văn minh hiện đại, Âu hóa, mọi người cứ xa dần, nhạt dần với thú chơi xưa. Khách mua chữ, thuê viết chữ mỗi năm mỗi vắng. Câu hỏi: Người thuê viết nay đâu vang lên như tiếng kêu thảng thốt, tội nghiệp, bẽ bàng, não nùng, thất vọng nhưng vẫn cố hi vọng sầu tủi? Không có ai thuê, không được mài mực, đọng bút nên giấy mực hóa bẽ bàng trơ trọi. Chữ đọng vừa có nghĩa là mực đọng, vón lại vì lâu không dùng tới vừa hàm ý kết đọng mối buồn sầu, đau tủi thành khối. Người đọc càng cảm thương cái dáng ngồi bó gối buồn thiu trông đợi lặng câm, lạc lõng giữa dòng đời sắm Tết nao nức đông vui, rộn ràng.
Mọi người đã hoàn toàn không để ý tới sự có mặt của ông đồ vì họ thực sự không cần đến ông nữa. Ông đồ cô đơn, ông đồ lạc lõng được gió mưa và lá vàng phụ họa, tô đậm thêm cảnh thê lương. Hai câu thơ tả tình bằng cảnh, qua cảnh đế chiếc lá vàng nằm cong queo, trơ trẽn trên xấp giấy hồng điều và hàng triệu giọt mưa bụi li ti chỉ càng làm cõi lòng ông đồ chán chường, ngậm ngùi, thê thiết trong sự đồng cảm tận cùng của nhà thơ.
Đến năm nay thì hoa đào cứ nở khi Tết đến, xuân về, nhưng đã chẳng còn ông đồ xưa. Mới năm ngoái thôi mà đã thành ngày xưa, năm xưa, thành muôn năm cũ. Qui luật khắc nghiệt cứ làm nhiệm vụ của nó một cách lạnh lùng, vô tình. Chỉ có câu hỏi của tác giả, cũng chỉ để hỏi mà thôi! Câu hỏi cuối bài, rõ ràng đâu chỉ hỏi về một ông đồ cụ thể, mà hỏi về những lớp người đã khuất, ở những thời đại đã qua, từng làm nên vẻ đẹp văn hóa cho nước non này. Nhưng theo dòng lịch sử, mỗi người cũng chỉ có một thời của mình. Tất cả chỉ còn là bóng dáng, kỉ niệm trong sự nhớ tiếc của hôm nay. Câu hỏi biểu hiện tâm trạng ân hận, tự trách mình ở thời điểm hiện tại. Cảm giác hẫng hụt của những người đương đại giàu tình thương và tình hoài cổ.
Nhưng trong xu thế phục hồi, kế thừa và phát triển những tinh hoa văn hóa nghệ thuật của cha ông - trong đó có nghệ thuật thư pháp, đã xuất hiện những ông đồ, anh đồ mới bên cạnh một số cụ đồ già hiếm hoi còn sống (cụ Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa, Nguyễn Văn Bách, Tú Trần...) đã xuất hiện trở lại, phát huy tài năng, tha hồ múa bút như phượng múa rồng bay trong những ngày xuân, giữa mùa hoa đào nở, trên phố phường Hà Nội đang tưng bừng đón thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.
Em có suy nghĩ gì về đức tính kiên trì trong cuộc sống.
Bên cạnh rất nhiều đức tính quý báu của con người thì lòng kiên nhẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần nên thành công của chúng ta. Đức tính ấy qua bao đời nay vẫn luôn được con người gìn giữ, phát huy và trau dồi qua mọi thế hệ.
Kiên nhẫn là gì? Đó chính là từ ngữ mang ý nghĩa của lòng nhẫn nại, không quản ngại khó khăn, vất vả, bỏ cuộc khi phải đối đầu với thử thách. Kiên nhẫn đòi hỏi một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của con người, buộc họ dù có nghĩ rằng, không có con đường nào khác có thể đi thì cũng không thể bỏ cuộc
Lòng kiên trì là một đức tính tốt mà mọi người cần tích cực rèn luyện. Trong cuộc sống, sẽ luôn có những thách thức, rào cản khiến con người ta chùn bước. Thế nhưng, nếu như bạn có lòng kiên trì thì mọi thứ đều có thể thực hiện. Người đời có câu “ Có công mài sắt có ngày nên kim” ý chỉ tới lòng kiên trì. Có thể ngày hôm nay, ngày mai bạn chưa làm được điều bạn muốn, chưa đạt được ước mơ, thế nhưng mỗi ngày cố gắng từng chút, xây dựng, bồi đắp thì chắc chắn, trong tương lai bạn sẽ thành công.
Chẳng phải ai sinh ra cũng là thiên tài, cũng không phải bỗng nhiên mà những thành công lại đến. Nếu như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, dù bị cụt cả hai đôi bàn tay nhưng vẫn kiên trì học viết, vượt khó nhờ đôi bàn chân thì thầy chẳng thể nào trở thành một tấm gương sáng cho biết bao thế hệ. nếu như, Bác Hồ cùng nhân dân Việt nam không kiên trì với quyết tâm giải phóng đất nước thì đã chẳng bao giờ có được một đất nước Việt nam hòa bình, yên ả đến vậy.
Đã có biết bao câu chuyện, họ sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để đạt được giấc mơ của mình. Tuy bị bạn bè xa lánh, bị gia đình quay lưng, nhưng vì lòng kiên trì, đam mê, họ vượt qua tất cả mọi dị nghị để tiến lên. Như ông chủ của tập đoàn Alibaba, nếu ông không kiên trì với đam mê công nghệ, với việc học Tiếng Anh thì chắc có nhẽ, giờ đây chẳng ai biết đến ông là ai, thế giới sẽ không có được những công nghệ hiện đại đến vậy.
Lòng kiên trì chẳng phải tự nhiên mà có được, nó là một quá trình bồi đắp, xây dựng. Đối với những người trẻ tuổi, họ thường có tâm lý “ cả thèm chóng chán”, lao vào một thứ gì đó yêu thích chỉ trong vài ngày, vài tháng nhưng khi gặp khó khăn, họ nhanh chóng từ bỏ. Nếu như mọi người kiên trì, vài tiếng mỗi ngày, suy nghĩ tìm ra phương án mới. Một bài toán khó chẳng thể dễ dàng tìm ra đáp số nếu như chỉ suy nghĩ một vài phút. “ thất bại là mẹ của thành công”, ngày hôm nay bạn chưa thành công, nhưng nếu kiên nhẫn theo đuổi, thành công sẽ đến bên bạn. Những tấm gương, tỉ phú được thành công như ngày hôm nay, chắc chắn rằng yếu tố kiên nhẫn góp phần không nhỏ trong cuộc đời họ.
Muốn ăn quả ngọt thì cần phải bỏ thời gian nuôi nấng, chăm sóc. Chẳng thể một hai ngày mà có thể thu ngay thành quả. Tuy nhiên, lòng kiên nhẫn cũng cần phân biệt với sự cố chấp. Nếu cứ bảo thủ, cố chấp theo đuổi những điều sai trái, thì lại là đi sai một con đường. Vì thế, cần rèn luyện tính kiên nhẫn nhưng biết dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng việc thì cuộc đời chúng ta mới có thể thành công được.
Đối với những người chỉ muốn ăn xổi, hay phụ thuộc vào người khác. Như các học sinh chỉ chăm chăm đợi chép bài của bạn thay vì bỏ thời gian ra suy nghĩ. Hay những người đồng nghiệp chỉ biết lấy thành quả của người khác mà áp dụng vào của bản thân thì mãi mãi, họ chẳng thể nào phát triển bản thân và sự nghiệp được.
Tóm lại, lòng kiên nhẫn là một đức tính tốt cần tích cực rèn luyện mỗi ngày, chịu khó đọc sách, tìm hiểu, tỉ mỉ từng chút một là phương pháp rất tốt để chúng ta tôi luyện lòng kiên nhẫn. Biết đợi chờ, điều hạnh phúc sẽ đợi bạn.
+ Mở bài:
– Ông cha ta từ xa xưa đã có câu “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” để dạy con cháu mình tính kiên nhẫn, kiên trì trong công việc mà mình đang làm đang theo đuổi.
– Tính kiên nhẫn là điều không thể thiếu nếu bạn muốn hướng tới thành công bởi không có một con đường thành công nào không phải vượt qua gian nan, thử thách.
+ Thân bài
– Kiên nhẫn là gì? Kiên nhẫn hay nhẫn nại là trạng thái chịu đựng trong hoàn cảnh khó khăn mà vẫn không nôn nóng hay cáu giận,
-Người kiên nhẫn thường là những người có ý trí theo đuổi mục tiêu cao không lùi bước trước những khó khăn, hay bị kiêu khích kích động.
– Người kiên nhẫn sẽ thường đạt được thành công bởi kiên nhẫn giúp bạn khẳng định được bản thân mình thử thách được năng lực của mình trước những chướng ngại vật.
– Đức tình kiên trì cần cho tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Người nông dân muốn trồng được hát gạo cũng phải trải qua những khó khăn của thời tiết. Nhà khoa học muốn nghiên cứu thành công cũng phải thực hiện rất nhiều lần, mày mò tìm tòi học hỏi mới phát minh ra những công trình khoa học vĩ đại được…
– Lòng kiên trì nhẫn nại cùng với sự tìm tòi và đi đúng hướng mới thành công được, còn nếu bạn kiên trì, nhẫn nại nhưng thiếu hiểu biết thì sẽ đồng nghĩa với phá hoại “ Kiên trì cộng ngu dốt sẽ là phá hoại”
– Lòng kiên trì, nhẫn nại nhưng đặt nhầm chỗ nhầm hoàn cảnh sẽ khiến bạn mệt mỏi hao sức lực, tiền tài mà chỉ mang lại thất bại. Ví dụ như nếu bạn muốn làm ca sĩ nổi tiếng nhưng bạn lại không có tố chất về giọng hát hát rất chán, thậm chí là thảm họa âm nhạc như ca sĩ “ Lệ Rơi” đã từng trở thành hiện tương trong năm 2015-2016.
+ Kết luận
– Walt Desney là một nhà sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng thế giới nhưng trước khi gặt hái được nhiều thành công như hiện nay ông đã từng nhiều lần bị chê là thiếu sáng tạo, bị sa thải khỏi tờ báo mà ông đang làm lúc bấy giờ Kansas City strar.
– Hay nhà nghiên cứu Thonmas Edison trước khi nghiên cứu thành công ra bóng điện ông đã thất bại rất nhiều lần và bị mọi người chê cười bởi ý tưởng điên rồ của mình.
– Rút ra bài học và liên hệ với bản thân mình.
Có thể nói “Tắt đèn” là một tác phẩm để đời của Ngô Tất Tố. Đó là bản cáo trạng lênán sự thối nát của chế độ thực dân, phong kiến. Tác phẩm còn để lại một hình tượng nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam nói riêng và nông dân Việt Nam nói chung trước Cách mạng tháng Tám với những phẩm chất tốt đẹp như yêu thương chồng con sâu sắc và có tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột.
Câu nói đầy vẻ thách thức và hành động quyết liệt vừa biểu hiện tấm lòng thương chồng vừa cho thấy sự dũng cảm và tinh thần đấu tranh quyết liệt của chị Dậu. Những hành động trên cũng cho thấy nội dung của cụm từ “tức nước vỡ bờ”. Bao nhiêu nỗi tủi nhục bấy lâu dồn nén trong lòng đã có dịp bung ra một cách mãnh liệt, đó chính là sự phản kháng của cả một dân tộc trước ách đô hộ và áp bức của các thế lực thống trị. Giá trị của đoạn trích được thể hiện rõ nét qua nhân vật chị Dậu. Tấm lòng thương yêu chồng con và tinh thần phản kháng trước sự áp bức của các thế lực thông trị đã làm nổi bật nhân vật chị Dậu.
Thái độ của bé Hồng khi nghe câu chuyện của bà cô về mẹ
Toan trả lời…cúi đầu không đáp
Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa ở cằm và ở cổ
Cười dài trong tiếng khóc
Cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng
=>Tâm trạng đau đớn tủi cực
Cảm nhận của bé Hồng về câu chuyện của bà cô
-Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô
Những rắp tâm tanh bẩn
Những cổ tục
=>Hiểu rõ bản chất của người cô, đó là con người có tính cách hẹp hòi, tâm địa cay độc tàn nhẫn.=> Là nhân vật thể hiện những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn đối với người phụ nữ trong xã hội cũ
Cảm nhận của em về câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi
Câu văn dài kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: So sánh “ những cổ tục… là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”, điệp từ “Mà” cùng các động từ mạnh:vồ, cắn, nhai, nghiến cùng nằm trong cùng một trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức căm giận của nhân vật về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người phụ nữ là người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương
Tình cảm của bé Hồng với mẹ
Khi nghe những lời cay độc từ bà cô:
-Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến
->Tình yêu thương và sự kiên định trong suy nghĩ về mẹ
-Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách dấu giếm
>Sự trưởng thành trong suy nghĩ
-Giá những cổ tục…..vồ lấy, mà cắn, mà nhai, mà nghiến ->Tình yêu thương và lòng căm phẫn =>mong muốn hành động được đấu tranh bảo vệ cho mẹ
* Khi gặp mẹ:
Tôi chợt thấy thoáng một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối
-Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...
=>Tiếng gọi tha thiết khát khao tình mẹ
“ cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”
=>Đây là một giả thiết mà cậu bé tự đặt ra – giả định là một hình ảnh so sánh độc đáo => hi vọng tột cùng- thất vọng- tuyệt vọng tột cùng
Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân…..òa khóc nức nở
=> Tình yêu thương, nỗi xúc động bàng hoàng, niềm sung sướng và cả sự tủi thân nghẹn ngào vỡ òa trong tiếng khóc nức nở
Trong lòng mẹ:
-Được nhìn thấy mẹ: Gương mặt mẹ…tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn, màu hồng của hai gò má
Được ngồi trong lòng mẹ: đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm giác ấm áp… mơn man khắp da thịt….hơi thở thơm tho
Cảm nhận về tình mẹ: Người mẹ có một êm dịu vô cùng
=> Cảm nhận niềm hạnh phúc, thiêng liêng của tình mẫu tử
Bằng lời văn chân thực giàu cảm xúc, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là chú bé số phận cay đắng đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình. Đoạn trích là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt