Câu 1. Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
A. Điệp ngữ cách quãng
B. Điệp ngữ nối tiếp
C. Điệp ngữ chuyển tiếp
D. Cả B và C đều đúng
Câu 2.Trong các từ sau từ nào là từ ghép?
A. rạo rực B. dịu hiền C. chơi vơi D. lúng túng
Câu 3. Trong các nhóm từ sau, nhóm nào toàn những từ ghép chính phụ?
A. quần áo, quyển vở, che chắn
B. sách vở, hoa hồng, túi xách
C. xanh biếc, hoa cúc, áo dài
D. sách vở, học hành, bút mực.
Câu 4. Trong 4 nhóm từ sau, nhóm từ nào toàn những từ ghép đẳng lập?
A. áo khoác, nhà cửa. B.núi non, mưa gió
C. đi đứng, xe đạp D.máy bay, xe máy
Câu 5.Trong những từ sau từ nào là từ láy toàn bộ?
A.lạnh lẽo B.mỏng manh C. xào xạc D. san sát
Câu 6. Trong các từ sau từ nào không phải từ láy?
A. nhỏ nhắn B.nho nhỏ C. nhỏ nhen D. nhỏ nhẹ
Câu 7. Từ " lác đác " trong câu" Lác đác bên sông chợ mấy nhà" được láy theo cách nào?
A. Láy toàn bộ, giữ nguyên thanh điệu.B. Láy phụ âm đầu
C. Láy toàn bộ biến đổi thanh điệuD. Láy vần
Câu 8.Từ nào sau đây có yếu tố gia cùng nghĩa với gia trong “gia đình”?
A. gia vị B. gia tăng C. gia súc D. tham gia
Câu 9. Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn văn sau: “Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắpphải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấcmơ thôi. ”
A. Điệp ngữ cách quãng
B. Điệp ngữ nối tiếp
C. Điệp ngữ chuyển tiếp
D. Cả A và C đều đúng
Câu 10.Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?
A.Tôi B.Tôi, nó C.Tôi, em gái D. Nó, Mèo
Câu 11. Tiếng thiên trong từ thiên thư ( ở bài Sông núi Nước Nam) có nghĩa là:
A. trời B. nghìn C.Di dời D. nghiêng về
Câu 12. Thêm quan hệ từ nào sau đây vào câu “Nó chăm chú nghe cô giảng bài đầu đến cuối”:
A. Của B. Và C. Từ D. Nếu
Câu 13. Trong những câu sau, câu nào không sử dụng quan hệ từ?
A. Ô tô buýt là phương tiện giao thông công cộng cho mọi người
B. Mẹ tặng em rất nhiều quà trong ngày sinh nhật
C. Tôi giữ mãi bức ảnh bạn tặng tôi
D. Sáng nay bố tôi làm việc ở nhà
Câu 14. Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ: “Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ.”
A. Thiếu quan hệ từ
B. Thừa quan hệ từ
C. Dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp
D. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết
Câu 15. Trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ?
A. Anh của tôi vừa mới mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp.
B. Hãy vươn lên bằng chính sức mình.
C. Nó thường đến trường bằng xe đạp.
D. Bạn Nam cao bằng bạn Minh.
Câu 16. Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
“… còn một tên xâm lược trên đất nước ta… ta còn phải chiến đấu quét sạch chúngđi.”
A. Không những… mà…
B. Hễ… thì…
C. Sở dĩ… cho nên…
D. Giá như… thì…
Câu 17. Chọn từ thích hợp nhất để thay thế cho từ “qua đời” trong câu: “Nhà vua đãqua đời.”
A. Mất.
B. Băng hà.
C. Viên tịch.
Câu 1,
Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề : Tục ngữ về học tập, rèn luyện.
Câu 2,
phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó : tự sự kết hợp miêu tả
Câu 3,
Câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là câu rút gọn thành phần chủ ngữ. Câu này khuyết thành phần chủ ngữ, không chỉ một cá nhân cụ thể. Câu nêu nguyên tắc ứng xử của con người, gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.
Câu 4,
Hai câu tục ngữ trên tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau: đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức. Không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức. Chúng ta phải biết kết hợp học ở cả hai sẽ đem lại hiệu quả hơn.
Câu 5,
"Uống nước nhớ nguồn"ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây