K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 9 2018

 Ý tưởng về lá cờ Tổ quốc, lá cờ của một quốc gia độc lập có lẽ đã có từ rất sớm với những nhà hoạt động cách mạng đấu tranh cho nền độc lập dân tộc.

      Nhưng ý tưởng về lá cờ đỏ sao vàng có lẽ phải sau Cách mạng Tháng 10 Nga, khi bác Tôn kéo cờ đỏ phản chiến chống chiến tranh đế quốc ủng hộ chính quyền Xô Viết trẻ tuổi ở biển Bắc Hải năm 1919.

      Và đến khi thành lập Đảng, ý tưởng về cờ đỏ sao vàng 5 cánh mới rõ nét dần.

      Nhưng cụ thể như thế nào, ngôi sao đặt ở đâu, màu đỏ, màu vàng, 5 cánh sao biểu tượng cho cái gì? Phải đợi đến khi có “Đề cương chuẩn bị bạo động” mới thực sự được tổ chức thực hiện và đến tháng 7 năm 1940 với Hội nghị Tân Hương, Hội nghị Xứ uỷ Nam kỳ mới được thông qua hình mẫu và phổ biến.

      Sự ra đời của cờ đỏ sao vàng bắt nguồn từ Nghị quyết Trung ương lần thứ 6.

Tế bào có những hình dạng là:

- Hình cầu (tế bào trứng)

- Hình đĩa (hồng cầu)

- Hình sao nhiều cạnh (tế bào xương, tế bào thần kinh)

- Hình trụ (tế bào lót khoang mũi) 

- Hình sợi (tế bào cơ)...

Mô cơ tim

+ Tế bào phân nhánh

+ Tế bào có nhiều nhân

+ Tế bào có nhiều vân ngang.

+ Mô cơ tim cấu tạo nên thành tim giúp tim co bóp thường xuyên liên tục

Mô cơ vân

Các tế bào cơ dài.

+ Cơ gắn với xương.

+ Tế bào có nhiều vân ngang

+ Cơ vân tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động.

TẾ BÀO CƠ TRƠN CÓ HÌNH DẠNG CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO

- không có vân ngang.

- Có hình thoi ở 2 đầu

- Có 1 nhân

Tế bào có những hình dạng là:

- Hình cầu (tế bào trứng)

- Hình đĩa (hồng cầu)

- Hình sao nhiều cạnh (tế bào xương, tế bào thần kinh)

- Hình trụ (tế bào lót khoang mũi) 

- Hình sợi (tế bào cơ)...

Mô cơ tim

+ Tế bào phân nhánh

+ Tế bào có nhiều nhân

+ Tế bào có nhiều vân ngang.

+ Mô cơ tim cấu tạo nên thành tim giúp tim co bóp thường xuyên liên tục

Mô cơ vân

Các tế bào cơ dài.

+ Cơ gắn với xương.

+ Tế bào có nhiều vân ngang

+ Cơ vân tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động.

TẾ BÀO CƠ TRƠN CÓ HÌNH DẠNG CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO

- không có vân ngang.

- Có hình thoi ở 2 đầu

- Có 1 nhân

MÔN SINH HỌC LỚP 8

9 tháng 9 2018

Nhắc đến đất nước hình chữ S có biết bao nhiêu món ăn đặc sản dân tộc, mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau. Đến Hà Nội du khách phải thử một lần món phở, món ăn đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Món phở ra đời vào đầu thế kỷ 20, nơi xuất hiện đầu tiên vẫn còn tranh cãi, người thì nói Nam Định nhưng cũng có người cho rằng Hà Nội là nơi biến món ăn trở nên nổi tiếng đại diện cho nền ẩm thực nước ta.

Phố có đặc điểm rất riêng biệt khi chỉ ăn một mình không dùng kèm với các món ăn khác, người Hà Nội thường ăn phở chủ yếu vào buổi sáng, còn du khách đến với Hà Nội có thể ăn vào bất kì thời gian nào trong ngày đều được, các quán xá mở suốt ngày sẵn sàng phục vụ. Phở dùng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thành phần chính từ gạo. Nước dùng hay còn gọi là nước lèo chính là tinh túy của món phở, nước dùng ninh bằng các loại xương và hương liệu khác như gừng, quế, hoa hồi, đinh hương, thảo quả…mỗi người lại có bí quyết riêng để nấu nước dùng giúp thực khách ngon miệng. Mỗi bát phở sẽ ăn kèm với một số rau gia vị ví dụ hành tây, rau húng, vài miếng chanh, rau thơm,tương ớt…ăn kèm với loại rau nào cũng tùy theo vùng miền.

Khi đến một quán phở Hà Nội, chủ quán sẽ mang đến cho bạn menu chọn loại phở ví dụ như phở bò, phở gà. Khi khách hàng gọi 5 phút sẽ có một bát phở nóng hổi, thơm lừng đặt trước mặt, thực khách thêm vào ớt, chanh và hạt tiêu. Trộn đều lên với nhau, cầm bát lên ngang mặt và thưởng thức sự tinh túy bên trong.

Nhắc đến phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…theo thời gian phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng thưởng thức mà không cần phải ra quán xá. Chính điều này đã giúp món ăn này trở nên rất phổ biến len lỏi vào từng gia đình.

Nền ẩm thực nước ta đa đạng, phong phú, trong đó phở là biểu tượng ẩm thực Việt. Món ăn bổ dưỡng nay đã được phổ biến trên toàn thế giới, người Việt xa xứ có thể thưởng thức bất kì lúc nào khi nhớ về quê nhà. Còn gì tuyệt vời khi mỗi buổi sáng được ăn một bát phở nóng hổ

Món phở theo thời gian có nhiều biến chuyển, trước kia chỉ là phở bò chín nhưng dần dần xuất hiện phở tái, phở gà, phở cuốn, phở xào, phở rán…rất nhiều những loại phở khác nhau làm đa dạng thêm những món ăn của nền ẩm thực Việt.

9 tháng 9 2018

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.

Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.

ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

9 tháng 9 2018

Lên mạng đi bạn

Chép ra dài lắm

K mk nhé

*Mio*

9 tháng 9 2018

Trải qua năm tháng, áo dài đã dần trở thành một thứ trang phục đặc biệt của riêng người Việt. Điểm qua một số thời kỳ được coi là “dấu ấn” trong quá trình hình thành và phát triển chiếc áo dài.
Thời kỳ từ 1885-1915
Có giả thuyết cho rằng áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc. Nhưng áo dài là loại trang phục riêng của người Việt vì những khi lễ lạt, người xưa phải khoác ra ngoài áo dài một cái áo lễ, thí dụ như áo tấc, áo dấu, áo tràng ngoài dân gian; hoặc áo bào, áo mệnh phụ trong triều. Chỉ có các lễ phục này mới mang ảnh hưởng của phương Bắc.
Trong khi đó, từ đầu đến cuối quyển sách Trung Quốc Phục Trang Sử nổi tiếng, viết và minh họa về y phục Trung Hoa từ đời Xuân Thu cho đến những năm đầu Dân Quốc (1920), không thấy đả động gì đến bì bào (áo mặc sát vào da). Loại bì bào độc nhất ở Trung Quốc, thường gọi là xường xám, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện từ Trùng Khánh và Thượng Hải trong thập niên 1930.

Trong sách “Relation de la NouvelleMissiondesPéres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine”, xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17: “Người ta mặc năm sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu… Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt… Đàn ông cũng mặc năm, sáu lớp áo dài lụa… để tóc dài và vấn khăn như đàn bà”.

Có lẽ giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt cổ xưa mặc mỗi khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh, là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trước đây.
Thế kỷXIX – XX
Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ở Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cá chân.

Cho đến đầu thế kỷ 20, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 – 3cm.
Riêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 – 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh cổ.Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp.

Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm.

Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.
Những cách tân đầu tiên
Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được ông Âu hóa. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943.

Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người.
Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống.

Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60. Vì nịt ngực ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài bắt đầu được may chít eo, nhiều khi rất chật, để tôn ngực. Eo áo cắt cao lên hở cạp quần. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Năm 1960, vì muốn thấy cổ phụ nữ dài thêm, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại áo dài cổ thuyền.
Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối. áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp.
Năm 1975, đất nước thống nhất, điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn nên áo dài có phần đơn giản hơn. Nhưng đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè quốc tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Năm 1989, báo Phụ Nữ tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Áo dài đầu tiên. Sáu năm sau, tà áo dài xanh thướt tha đã đưa Việt Nam tới danh hiệu “Trang phục truyền thống đẹp nhất” tại Tokyo, Nhật Bản.
Các nhà thiết kế đương đại thường “thí nghiệm” với các loại vải mới , các motif lạ mắt, các hoa văn của người dân tộc thiểu số hoặc thay đổi đường may nét cắt bằng cách mở rộng cổ, bớt tay áo hoặc thay tà trước bằng những chất liệu mềm mại hơn. Chiếc quần trắng ngày nào là mốt giờ đã nhường chỗ cho quần đồng màu hoặc ngược hẳn với áo.
Ngày nay, áo dài vừa là đồng phục duyên dáng của nữ sinh cấp 3:

Là hình ảnh của người tiếp viên hàng không VietnamAirlines, lại vừa là trang phục lễ Tết, hội hè:
Nhiều nhà tạo mẫu áo cưới có xu hướng kết hợp giữa áo cưới hiện đại với chiếc áo dài dân tộc. Với hai chất liệu tơ tằm và voan, chiếc áo dài cưới dân tộc được cách điệu vừa tạo nét duyên dáng cho cô dâu vừa tạo vẻ mềm mại, mỏng manh. Cách điệu lớn nhất của chiếc áo dài cưới được thể hiện ở vạt áo (vạt mỏng, mềm hơn) và nơi cổ áo. Nhìn chung kiểu dáng chính của chiếc áo dài cưới là chiếc áo dài dân tộc nhẹ nhàng nhưng cầu kỳ hơn một chút nơi tà áo, cổ áo và gấu quần.
Thi hoa hậu, thi người đẹp không thể thiếu áo dài:
Năm 2007, Hoa hậu Trái đất đến từ Chile, Hoa hậu Phillippines và Singapore rạng rỡ khoe sắc với tà áo dài, chiếc nón lá Việt tại TP.Hồ Chí Minh. Các người đẹp mang đến thông điệp về một môi trường sống xanh, sạch và bền vững.
Cho dù bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa từ phương Đông đến phương Tây, áo dài vẫn mang nét riêng của mình để không thể bị lẫn lộn với kiểu dáng khác.
Thế giới chỉ từng biết Việt Nam qua chiến tranh. Nhưng khi hàng triệu người Việt rời quê hương để định cư tại khắp bốn phương đã mang theo di sản văn hóa Việt từ ẩm thực đến đạo lý phong tục tập quán và trong đó có chiếc áo dài truyền thống. Trên khắp thế giới, áo dài “tung bay tà áo quê hương” là không thể thiếu trong các lễ hội của người Việt như Tết, Quốc Khánh, 8-3 và càng được phổ biến rộng hơn khi các nhà tạo mẫu biến chiếc áo hai tà thành thời trang.

9 tháng 9 2018

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thắng mà không bị đổ.

Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phich. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng thông buổi pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam.

9 tháng 9 2018

ai cũng cần có một người bạn để chia sẻ niềm vui,nỗi buồn nói chuyện .Và tôi cũng vậy tôi cũng có người bạn thật tuyệt vời đó là phương trúc

 Em và Trúc chơi thân với nhau từ lớp Một đến giờ. Hai đứa bằng tuổi nhau nhưng Trúc cao hơn em một cái đầu và tính tình lại chững chạc, điềm đạm như người lớn đấy . Bạn không đẹp nhưng với khuôn mặt hiền lành dễ thương nên được rất nhiều bạn quý mến. Làn da ngăm ngăm màu bánh mật khỏe khoắn nhưng rất mịn màng bạn tự hào vì đó là sở hữu một làn da giống ba. Khuôn mặt dễ nhìn, tô điểm cho khuôn mặt ấy là mái tóc đen huyền trông khá mượt mà, lúc nào cũng được bạn cột rất gọn gàng. Thỉnh thoảng, Trúc còn thắt bính hai bên trông thật dễ thương làm sao . Vầng trán cao và rộng hơi nhô nhô về phía trước cho thấy bạn là một người thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng em nghĩ bạn học giỏi là do bạn ham học hỏi, tìm tòi chứ không phải nhờ vầng trán cao. Trúc luôn thu hút mọi người vì đôi mắt như biết cười, biết nói. Mỗi khi nói chuyện cùng bạn, em mới thấy đôi mắt ấy đẹp biết nhường nào. Đã vậy, khi nhìn ai , Trúc cũng nhìn thẳng cho thấy bạn là một người trung thực, can đảm không sợ gì cả. Chiếc mũi củ tỏi , dù nó không đẹp lắm nhưng  em lại thấy nó rất hợp với khuôn mặt tròn trịa của bạn. Sở hữu một hàm răng trắng đều như hạt bắp, bạn trông thật “ăn ảnh” trong các bức hình chụp em cùng với bạn.
 Bạn là tấm gương để em noi theo . Ở lớp , Trúc là tổ trưởng nên bạn vừa học giỏi vừa tích cực tham gia các hoạt động học tập, văn nghệ do lớp, trường tổ chức. Mỗi ngày đi học, quần áo của bạn đều tươm tất, gọn gàng chứ không luộm thuộm như các bạn khác do bạn đã chuẩn bị trước từ tối. Tác phong của bạn luôn được cô tuyên dương trước lớp trong các buổi sinh hoạt cuối tuần, thế còn học tập thì sao nhỉ ? Thật ra , bạn rất chăm học và chữ viết của bạn cũng đẹp nữa . Trong lớp, mỗi khi cô cho bài tập toán nâng cao, bạn đều kiên trì suy nghĩ để tìm ra  hướng giải  chứ không bỏ cuộc như chúng em. Còn khi không hiểu bài, bạn liền tự tin nhờ cô hướng dẫn để rút kinh nghiệm cho các bài tập khác. Bạn còn được bạn bè đặc biệt danh là cây văn vì bạn viết văn rất hay, mạch lạc. Ở lớp, bạn vừa chăm học vừa lễ phép với thầy cô, hòa đồng cùng bạn bè còn ở nhà thì bạn cũng rất ngoan ngoãn , siêng năng làm việc . Có dịp đến nhà bạn chơi , em vô cùng bất ngờ khi thấy bạn đang cặm cụi nấu ăn , tưới cây... giúp bố mẹ . Bạn chia thời gian làm bài, làm việc rất hợp lý nên dù bận làm bài  nhưng bạn vẫn còn thời gian giúp bố mẹ, chơi đùa giải trí .
 Bạn Trúc là bạn thân nhất của em suốt thời Tiểu học. Mỗi khi buồn hay vui , chúng em đều trò chuyện chia sẻ với nhau rất vui vẻ. Đối với em, bạn luôn là một tấm gương sáng để em học tập theo . Còn vài tháng nữa là chúng em xa trường . Có thể chúng sẽ không gặp lại nhau nữa nhưng các kỉ niệm về bạn , em sẽ không bao giờ quên

          “ Reng .... reng ....... reng ” . Tiếng chuông tan học đã cất lên.Tôi bước từng bước chân nặng trĩu ra về. Đoạn đường ra chỗ đón xe buýt này tôi đã đi lại quen rồi, nhưng sao hôm nay bỗng vắng lặng hẳn, một cách lạ lùng : Trường, thằng bạn thân của tôi đã không còn ở đây với tôi nữa.             Tôi là một đứa con gái học ở một lớp chuyên Toán tại một trường cấp 3, vì...
Đọc tiếp

          “ Reng .... reng ....... reng ” . Tiếng chuông tan học đã cất lên.Tôi bước từng bước chân nặng trĩu ra về. Đoạn đường ra chỗ đón xe buýt này tôi đã đi lại quen rồi, nhưng sao hôm nay bỗng vắng lặng hẳn, một cách lạ lùng : Trường, thằng bạn thân của tôi đã không còn ở đây với tôi nữa.

             Tôi là một đứa con gái học ở một lớp chuyên Toán tại một trường cấp 3, vì nhà xa nên tôi phải ở trọ, sống một mình. Trong lớp lại toàn con trai nên tôi rất khó kết bạn, cuộc sống cứ thế trôi qua một cách cô đơn và đầy sự tẻ nhạt. Đến một ngày kia, có một đứa mới chuyển đến, tên là Trường, nó cũng không có bạn giống tôi. Khi nghe cô nhắc đến hai tiếng “ bạn mới ”, mắt tôi như sang lên, với hi vọng sẽ có được một đứa con gái kết bạn với mình. Tôi khá nhát nên không dám kết bạn với đám con trai kia, vì lại chúng nghịch ngợm quá, lại hay trêu tôi nữa. Tôi ngước đầu nhìn ra ngoài của sổ trong sự thất vọng, nghĩ về những tháng ngày tươi đẹp trước đây. Bỗng, Trường vỗ vai tôi :

          -  Xin chào, cậu tên là gì ?

            Tôi nhìn nó với cặp mắt ngơ ngác, chưa có đứa nào trong lớp đến nói chuyện với tôi. Tôi đáp lại một cách thờ ơ, cho xong chuyện :

         -  Tớ tên Huyền. Có chuyện gì vậy ?

            Nó đáp lại mặt hớn hở :

        -  Cậu không có bạn à, tớ cũng vậy, mình kết bạn có được không ?

           Chuyện gì đang xảy ra vậy ? – Tôi tự hỏi. Đùng một cái nó chuyển vào lớp, rồi tự nhiên đòi kết bạn với tôi. Thôi thì trả lời cho xong chuyện :

        -  Cũng được.

           Tôi vẫn chỉ coi nó không khác gì những thằng con trai khác trong lớp. Với tôi, nó cũng chỉ là một đứa nghịch ngợm và hay trêu tôi đến phát khóc lên không hơn không kém. Tôi gần như không quan tâm đến nó một chút nào, thậm chí là coi như nó không tồn tại. 

           Nhưng rồi, nó giúp đỡ tôi rất nhiều, đã khiến cho tôi có cái nhìn khác về nó. Nó giảng bài cho tôi, cho tôi mượn đỡ đồ dùng học tập, bảo vệ tôi trước sự trêu trọc của mấy đứa con trai trong lớp. Thỉnh thoảng, chúng tôi đi chơi với nhau, qua những con phố, cửa hàng, …

           Một tối nọ, chúng tôi lại đi chơi, đi khắp các con phố đông người cũng như vắng vẻ. Dưới ánh đèn đường rực sáng, tôi cảm thấy vui vô cùng. Cuối cùng cũng có một người hiểu tôi, một người chia sẻ với tôi lúc vui hay lúc buồn, một người giúp đỡ tôi mỗi khi tôi cần. Tôi vui lắm ! Bỗng trên đường về, có mấy tên cao to, xăm trổ đầy mình đứng chặn đường chúng tôi. Một tên nói :

        -  Hai đứa chúng mày đi chơi à, vui nhỉ ! Có mang tiền không ? Nộp, mau !

          Trường đáp lại :

       -  Xin lỗi các anh, chúng tôi chỉ đi dạo, không có tiền.

          Tên cướp kia nói, giọng hầm hè :

      -  Thế à, không có tiền thì nộp mạng, nhỉ ?

          Hắn nhìn chúng tôi với ánh mắt nham hiểm và xảo quyệt. Tôi sợ lắm, núp sau lưng Trường. Bỗng, hắn rút con dao trong túi ra. Nhận ra sự nguy hiểm của bọn cướp, Trường cầm tay tôi, kéo đi :

      -  Chạy, mau !

          Thế là hai đứa cứ thế chạy. Bây giờ cũng đã muộn rồi nên đường phố vắng vẻ quá. Chạy mãi, không thấy bọn cướp đâu, hình như chúng tôi đã thoát rồi thì phải. Bỗng có tiếng gì đó lao qua gió, kêu vút. Trời ơi, tên cướp ném con dao về phía chúng tôi. Tôi lặng người đi, chân tay bủn rủn, không di chuyển được nữa. Toàn thân tôi lúc này như bị liệt, có vẻ chúng tự biết rằng mình sẽ bị thương nên không còn cử động nữa. Bỗng, thằng Trường lao về phía tôi, nó đẩy tôi ra, nói :   

       -  Đồ ngốc, tránh mau đi chứ ! 

          Tôi ngồi phệt xuống đất, thở phào vì thoát nạn. Con dao phi xoẹt qua tay nó, ứa máu. Tôi nhìn mà thấy thương, vội lấy khăn băng tạm cho nó. Bọn cướp ập đến :

      -  Thế nào, chúng mày chạy nữa đi !

         Tôi sợ quá hét toáng lên : 

      -  Á…………

         May có tiếng hét của tôi, nên mọi người chạy đến. Họ bắt mấy tên cướp và giao cho cảnh sát. Chúng tôi ngồi nghỉ, thở hồng hộc, người toát mồ hôi. Bấy giờ hai đứa mới kịp nhận ra rằng mình đã chạy xa nhường nào. Tôi nghĩ lại những gì đã xảy ra và bật khóc. Nó an ủi tôi :

     -  Không sao đâu, mọi chuyện đã qua rồi mà. Đừng khóc.

        Thế rồi hai đứa trở về nhà. Từ hôm đó, hai đứa càng thân thiết hơn. Chúng đi học cùng nhau trên xe buýt, đi về cùng nhau trên xe buýt. Thỉnh thoảng, nó còn giảng bài, cho tôi. Có những hôm đi học về mệt và đói, nó còn mua cả đồ ăn cho tôi nữa. Cuộc sống cứ thế trôi qua thật êm đềm và thơ mộng. Thế nhưng, đến một ngày.

        Chiều hôm đó, chúng tôi lại đi học về, ở chỗ chờ xe có hai mẹ con cũng đợi xe như chúng tôi. Cậu bé mới 3 tuổi, khuôn mặt tròn trĩnh và vô cùng đáng yêu. Cậu bé bỗng chạy ra đường, chỉ vào chiếc xe đang lao thẳng về phía mình và nói :

     -  Mẹ ơi, ô tô.

        Người mẹ kêu lên đầy đau đớn, nước mắt chảy dài trên đôi mắt :

     -  Con ơi !

       Tôi ôm mặt khóc theo, có lẽ không ai chứng kiến cảnh này mà không cảm thấy thương cảm cả. Tôi bịt hai mắt lại, không dám nhìn. Tiếng phanh kêu lên chối tai :

    -  Két…….. ét ….ét

       Tôi mở mắt ra. Ôi không, chuyện gì xảy ra thế này ? Cậu bé đó đã được cứu sống, nhưng cái giá phải trả quá đắt. Trường nằm gục trên mặt đất, máu chảy lênh láng. Người ta vội đưa cậu đi cấp cứu. Các bác sĩ đã cố gắng cứu chữa, nhưng không được. Họ nói rằng Trường đã mất quá nhiều máu. Tôi chạy xộc vào trong giường bệnh, cố gắng lay người bạn của mình trong tuyệt vọng, nước mắt chảy dài trên má :

    -  Trường ơi, dậy đi. Dậy chơi với tớ đi mà !

    -  Két …. cạch. – Tiếng xe buýt mở cửa đã đưa tôi trở lại hiện thực.

       Tôi bước lên xe, nước mắt lại chảy dài. Bỗng, trong cái giây phút đầy đau buồn và cảm động đấy, tiếng nói của Trường bỗng hiện lên trong đầu tôi :

    -  Không sao đâu, mọi chuyện đã qua rồi mà. Đừng khóc.

       Tôi lau nước mắt, nhìn lên bầu trời hoàng hôn tươi sáng .

" Nêu nhận xét của em về câu chuyện "

1
9 tháng 9 2018

hay, cảm động

8 tháng 9 2018

 Mở bài: Giới thiệu được khoảng thời gian, không gian trong ngày đầu đi học

Những ấn tượng và cảm xúc ban đầu

Thân bài:

Trình bày lần lượt, tuần tự diễn biến ngày đầu tiên đi học

   + Những chuẩn bị trước ngày tới trường, cảm xúc, đồ vật, con đường tới trường

   + Cảnh vật ở trường: Cổng trường, sân trường, lớp học, bạn bè, thầy cô… không khí ngày khai trường

   + Tâm trạng, cảm xúc của em với những điều mới mẻ

   + Sự việc gây ấn tượng, đáng nhớ nhất với em (cô giáo, một bạn trong lớp, bài học đầu tiên

Kết bài: Suy nghĩ của em về trường, lớp, bạn bè

I. Mở bài: giới thiệu hoàn cảnh nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
Sang sớm, tôi đang xách nước tưới hoa thì ngoài đường bổng rộn ràng tiếng trẻ nhỏ xôn xao. Tụi nhỏ mặc một bộ độ trắng tinh đang chuẩn bị cho ngày đầu đi học. nhìn tụi nhỏ mà tôi chợt nhớ về ngày đầu tiên đi hcoj của mình. Tôi không thể tin được là mình giờ đã trưởng thành và những điều đó chỉ còn là kỉ niệm. ôi, ngày đầu tiên đi học thật là nôn nao và háo hức làm sao, giờ nhớ lại lòng tôi cũng nôn nao theo.

II. Thân bài
1. Trước ngày khai giảng

- Trước ngày khai giảng tôi còn vui chơi, nô đùa với lũ bạn trong xóm
- Mẹ tôi mua cặp sách, quần áo, bút vở cho tôi
- Tối sao tôi không thể ngủ, tôi cứ lại mân mê nhìn ngắm chiếc cặp mới và tưởng tượng cảnh ngày mai đến trường
- Sang tôi dậy thật sớm để chuẩn bị đi học, lòng tôi rất náo nức.
2. Trên đường đến trường
- Tôi cảm thấy như tôi đã lớn, không còn trẻ con như hôm qua
- Tôi mặc bộ quần áo mẹ mua thật chỉnh tề và đi bên mẹ, năm tay mẹ thật chắt
- Bầu trời sang hôm đó trong xanh, gió thổi nhẹ nhàng
- Hai bên đường hoa mọc um tùm, sao cảm thấy khác mọi khi, đẹp lạ thường
- Tôi đi cạnh những anh chị khóa trên, cảm thấy thật hạnh phúc
- Sao mọi cảnh vật thường ngày hôm nay lại đổi khác
3. Vào sân trường
- Trường to và rộng hơn nhiều so với trường mẫu giáo của tôi
- Sân trường nhộn nhịp và tấp nập người: người thì đi học, người thì đưa con đến trường,…
- Tiếng trống vang lên: tôi phải rời xa mẹ, sao việc đó thật khó kahwn nhường nào
- Thầy hiệu trường chào mừng năm học mới
- Thầy cô giáo chủ nhiệm dắt chúng tôi vào lớp
4. Vào lớp
- Chọn chỗ ngồi, đón tiết học đầu tiên trong cuộc đời
- Quan sát bạn bè, khung cảnh xung quanh

III. Kết bài
Đây là kỉ niệm mà em không bao giờ quên trong cuộc đời mình.