viết về ông đã mất
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bà ngoại – Hai tiếng gọi thân thương đã, đang và sẽ theo tôi đi suốt một đời. Dù thời gian có làm nhạt nhòa kí ức cũng không thể nào chạm đến góc nhỏ trái tim tôi – nơi tôi dành trọn tình cảm cho bà dù bà đã đi xa tôi mãi…
Nhắc đến bà ngoại là nhắc đến một miền kí ức tuổi thơ tôi đầy nắng gió. Mẹ tôi kể rằng: Hoàn cảnh gia đình lúc sinh tôi rất khó khăn, cha mẹ phải chạy vạy cật lực, làm hết nghề này đến nghề khác, đi hết nơi này đến nơi khác để kiếm từng đồng lo cơm từng bữa. Ngoại đã nhận trông nom tôi để cha mẹ đỡ vướng bận. Từ lúc còn đỏ hỏn trên tay, tôi đã sống cùng bà, được bà bón cho từng giọt sữa, chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ. Có lẽ vì vậy mà ngoại đã chiếm hầu hết kí ức tuổi thơ tôi và để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc.
Ngoại tôi là một người phụ nữ truyền thống, bà có những đường nét rất riêng của phụ nữ Á Đông. Bà ngoại không cao người, gầy và có làn da chi chít những nốt đồi mồi. Mũi của ngoại không cao, mặt của ngoại cũng không trái xoan, trái táo như cái chuẩn đẹp tôi thường nghe, tôi thấy ngoại đẹp một nét đẹp bình dị, nét đẹp của làng quê, của con người lao động. Tóc bà không bạc phơ như bà tiên trong những câu chuyện cổ tích tôi vẫn thường hay đọc mà đen một màu đen nhánh có điểm vài sợi bạc. Đặc biệt nhất, nói đến bà ngoại, chắc chắn tôi không thể không nhắc đến đôi bàn tay kì diệu hình như có thể vì tôi làm được mọi thứ trên đời. Hình ảnh người bà với đôi bàn tay chai sạn, nhăn nhúm do một thời tảo tần hết sống vì con rồi lại lo cho cháu bỗng dưng trở thành hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí tôi ngày ấy và cả bây giờ.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi, tôi lớn lên trong tình yêu thương và sự đùm bọc, chở che của ngoại. Nhưng chưa được bao lâu thì tôi phải tạm sống xa người bà đáng kính…Khi cuộc sống mưu sinh đã không còn là gánh nặng, khi nỗi lo cơm áo gạo tiền đã vơi đi phần nào, cha mẹ tôi đã tìm được việc làm ổn định ở thành phố và đón tôi lên đấy. Đêm trước ngày đi, tôi ngủ cùng bà, được bà ôm tôi vào lòng dặn dò đủ thứ: Nào là lên trên đó phải nghe lời cha mẹ, cố gắng học hành, nào là không được học đòi chúng bạn ăn chơi trác táng, đi sớm về khuya, nào là phải ăn uống đầy đủ, đi ngủ đúng giờ,…Hằng hà sa số những điều mà ngoại đã dặn tôi trong đêm đó cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Lúc tiễn tôi bà đã khóc, bịn rịn vén tóc tôi mà nghẹn ngào: “Đi đường mạnh giỏi nghen con, khi nào nghỉ hè thì về thăm ngoại”…
“Tổ cha mày, đi bao lâu rồi mới về?”. Đó là câu nói cửa miệng của ngoại mỗi khi tôi về thăm. Câu nói bình dân nhưng nghe sao tình nghĩa quá, thi vị quá. Ngoại vẫn cứ hay mắng yêu tôi như thế, rồi xoa đầu, ôm tôi hôn lấy, hôn để như thể sợ người khác sẽ giành mất đứa cháu gái của bà…Ngoại cứ như trẻ lại khi tôi về quê nghỉ hè, ngoại luôn miệng nói cười và tíu tít “khoe” thành tích học của tôi với những người hàng xóm, láng giềng. Những lúc ấy, tôi thấy ánh lên trong mắt ngoại sự tự hào và cả niềm hãnh diện…Điều đó là tôi cảm thấy vui xiết bao!!! Tôi tự nhủ với mình rằng càng phải cố gắng nhiều hơn nữa…
Nhưng mấy ai sống mãi với thời gian? Ngoại đã xa tôi mãi mãi khi tôi vừa lên cấp hai…Tôi như người mất hồn khi hay tin ngoại mất. Ngoại đi thật rồi sao? Không! Ngoại chỉ ngủ thôi, một giấc ngủ dài để nghỉ ngơi sau một đời giông bão. Ngoại đã đi vào cõi vĩnh hằng để trở thành bất tử trong tôi. Không còn ngoại, tôi mất đi một nơi để bám víu, để tìm về sau những buồn vui trong cuộc sống. Rồi mai đây, ai sẽ là người chờ đợi tôi, đỡ nâng tôi trước những va chạm, vấp ngã trong đời? “Ngoại ơi! Sao ngoại vội ra đi khi con chưa thể đền đáp công ơn dưỡng dục, dạy dỗ của ngoại…”.
Dù bà ngoại đã không còn hiện diện bên cạnh tôi nhưng tôi tin chắc rằng, ở đâu đó, ngoại vẫn đang dõi theo từng bước chân tôi. Tôi tự nhủ với mình phải sống thật tốt, học thật giỏi để mãi là niềm tự hào của ngoại. Xin mượn lời một bài hát để nói thay tấm lòng con:“Giờ đây con khôn lớn/ Bà biền biệt trời xa/ Gai đời đâm nhức buốt/ Biết về đâu tìm bà/ Bà ngoại ơi, bà ngoại/ Trọn đời thương nhớ Người/ Trong tâm hồn thơ dại/ Mãi bóng hình ngoại tôi”…
tham khảo nha:
Bà ngoại – Hai tiếng gọi thân thương đã, đang và sẽ theo tôi đi suốt một đời. Dù thời gian có làm nhạt nhòa kí ức cũng không thể nào chạm đến góc nhỏ trái tim tôi – nơi tôi dành trọn tình cảm cho bà dù bà đã đi xa tôi mãi…
Nhắc đến bà ngoại là nhắc đến một miền kí ức tuổi thơ tôi đầy nắng gió. Mẹ tôi kể rằng: hoàn cảnh gia đình lúc sinh tôi rất khó khăn, cha mẹ phải chạy vạy cật lực, làm hết nghề này đến nghề khác, đi hết nơi này đến nơi khác để kiếm từng đồng lo cơm từng bữa. Ngoại đã nhận trông nom tôi để cha mẹ đỡ vướng bận. Từ lúc còn đỏ hỏn trên tay, tôi đã sống cùng bà, được bà bón cho từng giọt sữa, chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ. Có lẽ vì vậy mà ngoại đã chiếm hầu hết kí ức tuổi thơ tôi và để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc.
Ngoại tôi là một người phụ nữ truyền thống, bà có những đường nét rất riêng của phụ nữ Á Đông. Bà ngoại không cao người, gầy và có làn da chi chít những nốt đồi mồi. Mũi của ngoại không cao, mặt của ngoại cũng không trái xoan, trái táo như cái chuẩn đẹp tôi thường nghe, tôi thấy ngoại đẹp một nét đẹp bình dị, nét đẹp của làng quê, của con người lao động. Tóc bà không bạc phơ như bà tiên trong những câu chuyện cổ tích tôi vẫn thường hay đọc mà đen một màu đen nhánh có điểm vài sợi bạc. Đặc biệt nhất, nói đến bà ngoại, chắc chắn tôi không thể không nhắc đến đôi bàn tay kì diệu hình như có thể vì tôi làm được mọi thứ trên đời. Hình ảnh người bà với đôi bàn tay chai sạn, nhăn nhúm do một thời tảo tần hết sống vì con rồi lại lo cho cháu bỗng dưng trở thành hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí tôi ngày ấy và cả bây giờ.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi, tôi lớn lên trong tình yêu thương và sự đùm bọc, chở che của ngoại. Nhưng chưa được bao lâu thì tôi phải tạm sống xa người bà đáng kính…Khi cuộc sống mưu sinh đã không còn là gánh nặng, khi nỗi lo cơm áo gạo tiền đã vơi đi phần nào, cha mẹ tôi đã tìm được việc làm ổn định ở thành phố và đón tôi lên đấy. Đêm trước ngày đi, tôi ngủ cùng bà, được bà ôm tôi vào lòng dặn dò đủ thứ: nào là lên trên đó phải nghe lời cha mẹ, cố gắng học hành, nào là không được học đòi chúng bạn ăn chơi trác táng, đi sớm về khuya, nào là phải ăn uống đầy đủ, đi ngủ đúng giờ,…Hằng hà sa số những điều mà ngoại đã dặn tôi trong đêm đó cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Lúc tiễn tôi bà đã khóc, bịn rịn vén tóc tôi mà nghẹn ngào: “Đi đường mạnh giỏi nghen con, khi nào nghỉ hè thì về thăm ngoại”…
“Tổ cha mày, đi bao lâu rồi mới về?”. Đó là câu nói cửa miệng của ngoại mỗi khi tôi về thăm. Câu nói bình dân nhưng nghe sao tình nghĩa quá, thi vị quá. Ngoại vẫn cứ hay mắng yêu tôi như thế, rồi xoa đầu, ôm tôi hôn lấy, hôn để như thể sợ người khác sẽ giành mất đứa cháu gái của bà…Ngoại cứ như trẻ lại khi tôi về quê nghỉ hè, ngoại luôn miệng nói cười và tíu tít “khoe” thành tích học của tôi với những người hàng xóm, láng giềng. Những lúc ấy, tôi thấy ánh lên trong mắt ngoại sự tự hào và cả niềm hãnh diện…Điều đó là tôi cảm thấy vui xiết bao!!! Tôi tự nhủ với mình rằng càng phải cố gắng nhiều hơn nữa…
Nhưng mấy ai sống mãi với thời gian? Ngoại đã xa tôi mãi mãi khi tôi vừa lên cấp hai…Tôi như người mất hồn khi hay tin ngoại mất. Ngoại đi thật rồi sao? Không! Ngoại chỉ ngủ thôi, một giấc ngủ dài để nghỉ ngơi sau một đời giông bão. Ngoại đã đi vào cõi vĩnh hằng để trở thành bất tử trong tôi. Không còn ngoại, tôi mất đi một nơi để bám víu, để tìm về sau những buồn vui trong cuộc sống. Rồi mai đây, ai sẽ là người chờ đợi tôi, đỡ nâng tôi trước những va chạm, vấp ngã trong đời? “Ngoại ơi! Sao ngoại vội ra đi khi con chưa thể đền đáp công ơn dưỡng dục, dạy dỗ của ngoại…”.
Dù bà ngoại đã không còn hiện diện bên cạnh tôi nhưng tôi tin chắc rằng, ở đâu đó, ngoại vẫn đang dõi theo từng bước chân tôi. Tôi tự nhủ với mình phải sống thật tốt, học thật giỏi để mãi là niềm tự hào của ngoại. Xin mượn lời một bài hát để nói thay tấm lòng con:“Giờ đây con khôn lớn/ Bà biền biệt trời xa/ Gai đời đâm nhức buốt/ Biết về đâu tìm bà/ Bà ngoại ơi, bà ngoại/ Trọn đời thương nhớ Người/ Trong tâm hồn thơ dại/ Mãi bóng hình ngoại tôi”…
đề 1:
"Sao anh lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!"
Mới chiều hôm qua đây thôi, trên đường đi học về tôi gặp một cảnh tượng thật đau lòng, một người đàn ông đánh tới tấp vào mặt, lưng một người phụ nữ. Vừa cố chống chọi với cơn khát bạo hành của chồng, chị vừa khóc lóc van xin: "Sao anh lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!". Tôi hơi sững người, nhưng cũng không lấy làm lạ vì đã từng chứng kiến cảnh như thế này nhiều lần. Ấy thế mà lâu nay tôi lại nghe người ta nói rằng: "Gia đình là nơi để yêu thương".
Đã trôi qua một khoảng thời gian khá dài tôi đã sống, đã làm, đã ra đi... và tìm tòi những minh chứng cho điều mình nghe thấy. Thế rồi, lại đắng lòng biết mấy, khi tôi chợt nhận ra thời gian càng quay nhanh thì tình người cũng dần tan biến. Cuộc sống vô tâm làm nguội lạnh tình cảm trong trái tim mỗi người. Xã hội đổi thay và lòng người cũng dần thay đổi, mọi tính toán thiệt hơn trong cuộc sống làm mất đi những vẻ đẹp tự nhiên vốn có, hạnh phúc thì ít nhưng đắng cay lại nhiều, bao nhiêu mảnh đời bất hạnh vì cuộc sống gia đình không hòa thuận, thậm chí tan vỡ, và những hiểm nguy luôn rình rập... Tôi cười gượng: “Đấy! Một thảm họa hay nghịch cảnh trần gian?” Quá xót xa, tôi căm ghét và lên án những hành động tàn ác này - bạo lực gia đình.
Ở cõi vô thường này mấy ai còn lạ lẫm với khái niệm “bạo lực gia đình”, nó đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong chính cuộc sống của mỗi người chúng ta. Bạo lực gia đình, một cụm từ ngắn gọn, chỉ cho những hành động độc ác, vô nhân tính, vô đạo đức, không còn nhân phẩm của một số người trong xã hội, hành vi đó xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa các thành viên với nhau. Không những ở Việt Nam nói riêng mà nó bao gồm cả toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc Châu Phi. Hằng năm trên thế giới, số người chết và bị thương vì loại tệ nạn này không ngừng tăng lên. Thật đau đớn biết bao cho những điều chúng ta đã thấy. Và tôi nghĩ, có hay không? Ở đâu? Cho tôi xin hai chữ công bằng.
Gần đây, nổi cộm trên các sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng là các vụ thương tâm về bạo hành trẻ nhỏ khiến người xem không ngừng suy nghĩ. Cách đây vài ngày, dư luận người Việt không khỏi xôn xao và cảm thương cho cháu bé 15 tháng tuổi ở TP.HCM bị chính cha mẹ mình đánh chấn thương sọ não. Một sự thật ngỡ ngàng khiến người xem bất bình khi thủ phạm lại quá thản nhiên cho rằng đó là “chuyện bình thường”. Tôi như nghẹn ứ lồng ngực khi nghe người mẹ trả lời câu hỏi của phóng viên nhà báo: “Nó bị té xe mà!”. Một lời nói lạnh lùng tới tận xương tủy, tôi tê buốt thân mình, đấy cũng gọi là mẹ sao? - người mang nặng chín tháng mười ngày, tôi tự hỏi. Hình như là tôi đang khóc, nhưng nước mắt tôi không rơi... là vì tôi đang lo cho số phận, cho tương lai mịt mù của đứa trẻ này.
Cùng trên tuyến đường chạy dọc vào miền Nam yêu quý, quanh năm ruộng đất tốt tươi, cò bay thẳng cánh, vẫn còn hiện lên trên nét mặt của mỗi người dân Hậu Giang thôn quê nghèo một nỗi bang hoàng như cắn xé tâm can khi được ai đó hỏi về chuyện cậu học sinh cấp 1, N.V.T bị cha và mẹ kế đánh gãy xương sườn, nhốt vào chuồng chó 3 ngày không cho ăn. Nói đến đây tôi không còn kìm lòng mình được nữa, sự chua chát phủ lên trong từng hơi thở của mình. Tôi tự hỏi tại sao lại thế? Những người làm cha mẹ đó liệu họ có cảm thấy đớn đau khi hành hạ con cái mình không? Hay vì do em lỡ mang số kiếp con riêng để “đến đây” làm người?
Chuyện của những thiên thần nhỏ chỉ là một nốt trầm trong bản nhạc bạo lực bay bổng, còn những nốt cao luôn vút lên với biết bao bi kịch. Hạnh phúc gia đình vỡ tan, con cái gặp nhiều bất hạnh... Sinh ra với thân phận phụ nữ ai không mong gặp được người chồng yêu thương mình. Cảnh cuộc sống hạnh phúc viên mãn luôn là niềm ước ao của bao cô gái trẻ. Khi tình yêu thăng hoa, niềm vui ấy sẽ dần lớn theo năm tháng nhưng có ngờ đâu nó lại trở thành địa ngục. Tình yêu trên đời vốn là ích kỉ, nhưng sự độc đoán, cổ hủ lại khiến con người ta trở nên vô cảm, một khi sự ghen tuông nổi dậy thì tình yêu đẹp đó dù được xây dựng trong bao nhiêu năm cũng trôi vào tro bụi. Đấy là tình cảnh chung của bao chị em phụ nữ đang phải gánh chịu.
Chuyện chị H. ở Nghệ Tĩnh là một minh chứng nóng lên cho hành vi này. Vì quá ghen tuông theo kiểu mù quáng, người chồng hiền từ đức độ bao nhiêu năm chung sống đã không có cảm giác run sợ khi dùng dao xẻo thịt vợ. Một hành động man rợ đến kẻ điên cũng phải khiếp sợ. Tôi thường nghe mấy anh thi nhân vẫn hay ví von rằng “phụ nữ như đóa phù dung”. Nói đến phụ nữ ai cũng nghĩ ngay đến sự hiền lành, đức độ, mỏng manh và xinh đẹp, đòi hỏi ai có được cũng phải nâng niu và bảo trọng. Nhưng cuộc đời thì nào như tác phẩm văn học, còn lắm những đắng cay, tủi hờn mà biết bao “đóa phù dung” phải chịu.
Hôm qua tôi đọc báo, lang thang trên các dòng tin mạng, tôi thấy tái tê cõi lòng khi đọc tin một chị tên H. ở Nam Định bị chồng đánh đập, hành hạ dã man, dùng kim tiêm đâm vào vùng kín. Người đàn ông vũ phu ấy còn bắt vợ mình ăn phân lợn... bây giờ khuôn mặt chị đã biến dạng qua nhiều đòn tra tấn dã man của chồng. Trước cơ quan chức năng chị chỉ ngậm ngùi khóc trong đớn đau và tức tưởi: “Là vì con, nếu tôi ra đi con tôi ba đứa nheo nhóc làm sao qua cảnh cơ hàn...”. Lại thêm một mảnh đời bất hạnh. Cuộc sống nào cho chị hạnh phúc đây? Con đường nào sẽ mang lại tình yêu và tiếng cười cho chị và các con, vẫn là một ẩn số thật dài...
Tạm gác lại những câu chuyện bạo hành gia đình của nước mình, mới đây trên trang mạng xã hội Facebook có một người đàn ông nickname là Phi Nhi. Người đàn ông này đã đánh đập đứa con 2 tuổi rồi khoe trên trang cá nhân của mình. Sự hận thù người vợ lố lăng đã khiến ông trở nên tàn độc với mọi thứ, kể cả đứa con nhỏ bé. Ông đánh con mọi lúc, mọi nơi có thể. Nhìn cậu bé qua những bức hình với thân mình bầm tím, máu me đầy người... nhưng lại được chính bố mình đăng tải trên mạng mà lòng se xót.
Những vụ việc trên là minh chứng hết sức rõ ràng cho vấn nạn này, nó đem lại quá nhiều tác hại cho cuộc sống. Bạo lực gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người, gây hoang mang và sợ hãi, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến cái chết hoặc gây nhiều thương tích.
Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại về mặt kinh tế. Nhiều người vẫn thắc mắc, đặt ra câu hỏi tại sao lại xảy ra điều đó, tôi cũng chưa hiểu hết được những lí do đó, vì nó có quá nhiều và mỗi bản thân chúng ta phải tự rút ra cho mình một nhận xét. Nhưng dù có bao rộng thế nào thì rồi nó cũng xoay trong vòng xoáy của tình yêu, lòng hận thù, sự khốn khó của cuộc sống. Bởi vậy xin những ai đang sống và đang mắc trong vũng bùn lầy tội lỗi thì hãy bước ra khỏi, hãy quay trở lại, hãy xóa hết những lỗi lầm. gạt bỏ hết những đớn đau, hãy sống vị tha bằng tình yêu thương cao cả để xây dựng một cuộc sống mới đầy niềm vui và tiếng cười hạnh phúc.
Trong thâm tâm mình, tôi rất phẫn nộ và muốn lên án vấn nạn bạo lực gia đình. Tôi muốn tìm lại hai tiếng công bằng cho cuộc sống của những người đang bị hành hạ, ngược đãi. Tôi muốn xã hội hãy bắt giữ hết những tên tội phạm này và xét xử thật nghiêm khắc. Tôi muốn mình được là một ai đó, đem tiếng nói sức tài bé mọn của mình để chung tay với cộng đồng ngăn chặn và xóa bỏ tệ nạn này trong cuộc sống. Và điều cuối cùng tôi mong muốn là dù cho những người phạm tội đó đã từng là ai, họ đã từng gây ra tội lỗi gì thì khi quay trở lại với cuộc sống xin mọi người hãy đón nhận, để họ được sống trong tình yêu thương, để hoàn lương làm một người tốt.
Qua mỗi câu chuyện là một bài học kinh nghiệm, là nỗi khát khao cầu mong sự bình yên trong cuộc sống. Qua đây, tôi được trải lòng mình sau những thực hư ẩn trong nhiều bài báo, những chuyện được nghe. Còn bạn thì sao? Bạn đã hiểu và rút ra bài học gì chưa? Tôi chợt nhận ra rằng, từ nay mình cần bỏ đi những thói hư ích kỉ, những hờn giận nhỏ nhen. Hãy yêu thương nhiều hơn nữa để cho cuộc sống lại có thêm một màu sắc mới của tình thương và tình người.
Khép lại nỗi đau còn hằn trên thân xác của những nạn nhân bạo lực gia đình, gạt đi những dĩ vãng ngập những màu buồn của sự sợ hãi. Xin hãy chung tay thắp lên những ngọn lửa tin yêu trong lòng mọi người, để mỗi ngày qua đi là mỗi ngày hoan hỉ trong niềm vui, hạnh phúc, và vấn nạn bạo lực gia đình mãi chỉ còn đọng lại với thời gian, để niềm vui trở về bên bàn cơm nhỏ, để tương lai rực sáng trong đôi mắt trẻ thơ và để đạo lí mà cha ông ta đã dạy mãi được lưu truyền".
kham khảo nha:
Những ngày gần đây, Sài Gòn cứ mưa tầm tã, mưa dầm dề, mưa như tiếng nỉ non, day dứt của đất trời mãi không thôi. Mưa mãi như thế, nên đường Sài Gòn dần biến thành sông.
Giữa cảnh trời đất mù mịt ấy, chúng ta thấy được nhiều cảnh tượng ấm áp và cảm động đến lạ. Trong đó có hình ảnh một người mẹ, giữa cơn mưa âm ỉ, nước ngập quá bánh xe, ra sức lội nước và đẩy chiếc xe hỏng về phía trước, cố gắng giữ cho đứa con của mình được khô ráo. Hình ảnh ấy khiến cho bất cứ ai nhìn vào cũng thấy sự bao la của tình mẫu tử.
Tình mẫu tử là tình yêu người mẹ dành cho đứa con của mình, kể từ khi đứa con ấy chưa tượng hình đến lúc mẹ nhắm mắt xuôi tay. Tình cảm ấy là vô điều kiện, chẳng có người mẹ nào lúc chăm con lại nghĩ về việc sau này mình được báo hiếu như thế nào, chỉ cần con lớn lên khỏe mạnh là đủ.
Khi còn trẻ các cô gái có thể đôi lúc yếu đuối, nũng nịu hay thậm chí choảnh chọe. Nhưng khi đã là mẹ thì tình mẫu tử sẽ cho các cô sức mạnh để cứng rắn, kiên cường vì con mà đứng ra nơi đầu sóng ngọn gió, bởi con là tất cả. Có thể nói, tình mẫu tử không phải thứ tình cảm giản đơn, mềm yếu mà là sức mạnh, là phép nhiệm màu của loài người.
Ảnh chụp bài văn của nữ sinh. |
Tình mẫu tử đến với những phụ nữ một cách tự nhiên. Giây phút họ biết rằng mình đang mang trong người một sinh linh bé nhỏ thì trong tim họ tự dưng sẽ nảy sinh cảm giác yêu thương và bảo vệ sinh linh ấy. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không hữu hình như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng thiếu nó, ắt hẳn không đứa con nào có thể lớn lên toàn vẹn.
Khi con còn bé thơ, chập chững tập đi tập nói, thì mẹ sẽ đứng ra chở che cho con, cản những sóng gió cuộc đời, tặng con một tuổi thơ yên bình, ấm áp. Rồi khi con lớn lên từng bước vào đời, mẹ vẫn luôn ở phía sau âm thầm dõi theo con và dẫu con có đi xa đến đâu, chỉ cần quay đầu lại, mẹ vẫn luôn ở đó vì mẹ là nhà, là yêu thương.
Tình mẫu tử còn đồng nghĩa với tình bao dung vô hạn. Dù con có phạm sai lầm điều gì đi nữa, dù cả thế giới có quay lưng với con thì mẹ vẫn sẵn sàng ôm con vào lòng, tha thứ cho con tất cả. Chúng ta có thể thấy hình ảnh những người mẹ tóc bạc phơ, tấm lưng còng xuống vẫn cần mẫn tay xách nách mang các thứ vào trại giam thăm những đứa con lầm lỡ.
Tình mẫu tử còn là sự hy sinh. Chúng ta có thể thấy những tấm gương vượt khó, những học sinh vùng nông thôn nghèo đỗ thủ khoa, á khoa các trường đại học, nhưng mấy ai thấy rằng phía sau đó là những người mẹ chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học.
Còn có bao nhiêu người phụ nữ ngoài kia, vốn có thể hưởng thụ một cuộc sống an nhàn, sung túc nhưng vẫn lao vào lam lũ kiếm tiền để cho con có một tương lai tốt đẹp hơn. Sự hy sinh của mẹ chẳng ai có thể diễn tả hết bằng lời, như một nhà thơ đã viết:
Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi.
Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn và còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.
Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã.
Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi.
Nhưng bất hiếu với mẹ nhất là khi mẹ đã hy sinh tất cả, cố gắng mỗi ngày để lo cho ta mà ta lại chây lười, lại không chịu học hành, làm việc, chỉ biết ăn bám mẹ mà thôi. Những người như thế thật đáng trách biết bao.
Còn có những người mặc kệ công sinh thành dưỡng dục của mẹ, chỉ vì gia cảnh nghèo khó mà trách mẹ không lo được cho mình.
“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, những người trách mẹ như thế, không hề xứng đáng với tình cảm đấng sinh thành dành cho họ.
Bản thân tôi cũng có lúc giận dỗi mẹ. Nhưng khi khôn lớn hơn một chút, tôi đã hiểu mẹ đã hy sinh cho mình nhiều đến chừng nào. Vì thế, mỗi ngày tôi luôn cố gắng học tập, phụ giúp mẹ thật nhiều. Có thể tôi không cho được mẹ sung sướng nhưng tôi chắc chắn có thể cho mẹ hạnh phúc mỗi ngày.
Có thể mẹ không cho được con điều tốt nhất trên thế giới nhưng mẹ sẽ cho con điều tốt nhất mà mẹ có. Tình mẹ vĩ đại như thế, cho nên tôi hy vọng rằng bất kỳ người nào cũng sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc và sự yêu thương tương xứng từ những đứa con của họ.
Và: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.
1.
Trong gia đình, người em luôn kính trọng và tin yêu nhất là bố. Bố em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Bố là bộ đội, cũng là kỹ sư giỏi. Mái tóc đen nhánh của bố luôn được cắt gọn gàng. Bố thường mặc những chiếc áo phông trông rất trẻ trung. Những lúc mặc quân phục, trông bố rất oai phong, Bố em là người tận tụy trong công việc. Nhìn những cây cầu mới được dựng lên, em càng thấy hiểu về công việc của bố và càng tự hào về bố hơn. Mặc dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn luôn chăm lo cho gia đình. Không chỉ giúp mẹ việc nhà, bố còn dạy em học mỗi tối. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em.
2.
“Công cha như núi Thái Sơn”. Câu ca dao ấy vẫn luôn đúng cho tới tận ngày nay. Nếu như mẹ cho em một bàn tay dịu dàng thì cha lại dạy cho em những bài học làm người quý giá. Cha không chỉ là một người cha mà còn là một tấm gương đạo đức để em học tập và noi theo. Cha em có dáng người dong dỏng cao, gương mặt chữ điền vuông vắn có phúc. Nước da ngăm đen, có những nếp nhăn xô lại, dãi dầu vì năm tháng. Sống mũi cao và thẳng, khuôn miệng luôn nở một nụ cười âu yếm. Đôi mắt cha to tròn, màu hạt dẻ, lấp lánh như ánh sao ngoài trời đêm. Mỗi lần nhìn vào đôi mắt ấy, em thấy được tình yêu thương bao la mà cha dành cho gia đình. Thời gian và nhọc nhằn đã nhuốm màu lên mái tóc cha. Mới ngày nào mà mái tóc đã điểm những sợi bạc trắng. Đó là màu tóc của sương sớm, của giãi dầu mưa nắng, của những đêm trằn trọc thao thức lo cho gia đình. Bàn tay cha cũng không mềm mại như bàn tay của bao người. Bàn tay cha thô ráp, đầy những vết chai sạn. Nhưng đôi bàn tay ấy đã ngày ngày chăm sóc cho em, xoa đầu em, ôm em vào lòng, kể cho em nghe những câu chuyện, dạy cho em những truyền thống ngàn đời của ông cha ta. Dẫu thời gian có mang tất cả mọi thứ đi thì hình bóng người cha cùng những bài học làm người luôn in đậm trong tâm trí em. Em mong cha luôn sống thật khỏe mạnh, mãi mãi trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc cho em trên những hành trình dài rộng của cuộc đời.
PHÒNG GIÁO DỤC BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút |
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Truyện nào sau đây là truyện cổ tích?
A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh B. Sọ Dừa
C. Ếch ngồi đáy giếng D. Sự tích Hồ Gươm
2. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Cây bút thần” là gì?
A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận
3. Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là gì?
A. Tái hiện trạng thái sự vật
B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận
D. Trình bày diễn biến, sự việc
4. Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự?
A. Nhân vật, sự việc
B. Cảm xúc, suy nghĩ
C. Luận bàn, đánh giá
D. Nhận xét
5. Truyền thuyết nào sau đây liên quan đến việc đánh giặc ngoại xâm?
A. Bánh chưng, bánh giầy B. Con Rồng, cháu Tiên
C. Thành Gióng D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
6. Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng là gì?
A. Đề cao ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước
B. Đề cao lao động, đề cao nghề nông
C. Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai
D. Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống
7. Ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì?
A. Chế giễu, châm biếm thói nghênh ngang
B. Phê phán cách nhìn nhận phiến diện, chủ quan
C. Phê phán những người hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì
D. Phê phán những người không có chủ kiến, ba phải
8. Truyện cổ tích được sáng tác nhằm mục đích gì?
A. Phê phán những thói hư tật xấu của con người
B. Khuyên nhủ, răn dạy con người
C. Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện được kể
D. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về đạo đức và công lý
9. Dòng nào dưới đây nêu chính xác nhất về đặc điểm cốt truyện của truyện ngụ ngôn?
A. Ngắn gọn, gay cấn, hấp dẫn
B. Ngắn gọn, triết lý sâu xa
C. Đơn giản, dễ hiểu, gây hứng thú
D. Ngắn gọn, chứa mâu thuẫn gây cười, tình huống bất ngờ
10. Về nghệ thuật, truyện cười giống truyện ngụ ngôn ở điểm nào?
A. Sử dụng tiếng cười
B. Tình tiết ly kỳ
C. Nhân vật chính thường là vật
D. Cốt truyện ngắn gọn, hàm súc
11. Trong các cụm từ và câu sau, từ “bụng” nào được dùng với nghĩa gốc?
A. Ăn cho chắc bụng
B. Sống để bụng, chết mang theo
C. Anh ấy tốt bụng
D. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc
12. Từ nào dưới đây là từ ghép?
A. Lồng lộng B. Xinh đẹp C. Hồng hào D. Mù mịt
13. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?
A. Đang nổi sóng mù mịt
B. Một toà lâu đài to lớn
C. Không muốn làm nữ hoàng
D. Lại nổi cơn thịnh nộ
14. Dòng nào dưới đây là cụm tính từ?
A. Cái máng lợn sứt mẻ
B. Một cơn giông tố
C. Đi học là một hạnh phúc của trẻ em
D. Lớn nhanh như thổi
15. Câu nào sau đây mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa?
A. Anh ta là một kẻ tính khí nhỏ nhen.
B. Chị ấy có thân hình nhỏ nhắn.
C. Một cuốn sách nhỏ nhen.
D. Cô ấy nói năng nhỏ nhẹ.
16. Nghĩa của từ “tung hoành” được giải thích dưới đây theo cách nào? “Tung hoành”: Thoả chí hành động không gì cản trở được
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
B. Miêu tả hành động, sự vật mà từ biểu thị
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích
II. Tự luận (6 điểm). Chọn một trong hai đề sau, viết bài văn dài khoảng 350 đến 400 chữ.
Đề 1. Đóng vai thầy Mạnh Tử lúc còn bé trong truyện “Mẹ hiền dạy con” để kể lại câu chuyện.
Đề 2. Kể một kỷ niệm đáng nhớ của em.
1)mình sẽ về thăm ông bà nội ,ngoại.
2)mình sẽ nhận tiền mừng tuổi
3)mình sẽ mặc quần áo mới
Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?
Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.
Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.
Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.
tham khảo:
Con đã tự hứa với mình một ngày nào đó sẽ viết một bài về ông để gửi lên báoNgôi Sao. Con từng viết nhiều bài về ông, nhưng con đã không gửi. Con suy nghĩ rất ngây ngô rằng người ta sẽ không bao giờ đăng bài viết về một người đã mất - người ấy lại không phải những nhà khoa học hay những bậc vĩ nhân như là Einstein, Picasso hay Newton… Nhưng lần này con sẽ gửi ông ạ. Trong lòng con luôn tin rằng ông thực sự là một người rất quan trọng với con và rất nhiều người… Bởi khi nghĩ về ông, con tin rằng ai cũng nhớ và muốn sống tốt hơn.
Khi còn sống, ông là một người con, người chồng, người cha, người ông mẫu mực… được rất nhiều người yêu mến. Hàng xóm láng giềng ai cũng kính trọng. Hồi sống cùng ông bà, con mới ít tuổi nhưng con đủ hiểu một người tốt là như thế nào…
Con nhớ lắm, đám cưới nào trong làng mà không có ông là mất vui vì ông luôn cười vui và tếu táo. Ông đủ lạc quan để vui với niềm vui của người khác. Ông từng đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người nên đủ từng trải để cảm thông với nỗi buồn của mọi người… Ông là một giáo viên dạy Lịch sử. Con biết ông còn là một nhân vật quan trọng trong Ban kiến thiết của làng mình.
Đối với con, ông lại càng quan trọng. Bởi vì không có ông thì chẳng ai dạy con học, chẳng ai rèn cho con tính tự giác ngồi vào bàn mỗi buổi tối. Ông không hề cầm roi, hay quát con phải ngồi vào bàn học, ông chỉ nhẹ nhàng động viên, khuyến khích, thích thú nghe con đọc truyện, cười thật to mỗi khi con mang tấm giấy khen học sinh xuất sắc về khoe. Cả những phiếu bé ngoan hồi Mẫu giáo, ông cũng dán chúng thật cẩn thận lên các tờ lịch treo tường.
Ông tự hào kể với các bạn rằng ông có đứa cháu ngoan, chỉ hình dung ra khuôn mặt vui vẻ của ông những lúc ấy thôi là con thấy có hứng học biết nhường nào, con tự nhủ phải cố gắng học tốt để không phụ lòng của ông. Ngày mùng 1/6 năm nào ông cũng có những phần quà nho nhỏ cho tất cả các cháu. Con tự hào vì lần nào con cũng được phần thưởng to nhất. Ngày bé con hay ngủ cùng ông bà và đọc truyện cổ tích cho ông bà nghe. Con đã đọc hết quyển truyện lớp 1 chưa ông nhỉ? Con nhớ nhất là truyện Tích Chu vượt đèo lội suối đi lấy nước Suối Tiên cho bà. Những lúc không đọc truyện, ông lại bày cho con cách tạo ra những con vật bằng hình của bàn tay in trên tường: con công, con chó, con cua, con chim… Chả thế mà bây giờ, trí tưởng tưởng của con thật không tưởng. Có những điều tưởng chừng đơn giản như vậy mà sau này lớn lên con mới thấy chúng thật hữu ích! Tất cả sự dạy dỗ của ông đều xuất phát từ tình thương lớn lao mà ông đã giành cho con. Con thấy mình thật may mắn. Chẳng như nhiều em nhỏ bây giờ, bị bố mẹ bắt học ngày học đêm, mỗi lần đi học phải vác cái cặp to đùng với bao nhiêu sách vở. Rồi đến lúc ngồi vào bàn học mắt díp tịt vì mệt quá.
Ông gầy, móm hết cả hai hàm răng và có một vết thương nhỏ ở chân. Bà kể đó là do ông bị tai nạn sập giàn giáo ở công trường hồi còn trẻ. Hồi bé con rất thích công việc đánh răng giả cho ông mỗi khi ông tháo bộ răng để vệ sinh. Rồi con cứ nhìn ông móm mém đến buồn cười. Trông như ông cụ 80 tuổi ấy!
Thi thoảng vào những ngày chủ nhật, ông lại đèo con và em ra thăm Vườn Bách Thú, Lăng Bác và những người bạn của ông ở Hà Nội. Hồi đó được ra thủ đô là một niềm hạnh phúc rất lớn lao với những đứa trẻ con ở quê như chúng con.
Năm học lớp 6, con đỗ trường huyện, trường chưa xây xong phải học nhờ trường khác, cách nhà 4km, vậy mà 6h sáng nào ông cũng đèo con đi học. Ông đi thật chậm khiến con luôn cảm giác thật an toàn. Đến trường, lúc nào con cũng tự hào khoe với các bạn và cô giáo: “Ông ngoại tớ đấy, ông tớ là giáo viên…”. Giờ khi đã tốt nghiệp đại học và đi làm, sau bao nhiêu năm, cô giáo cũ hồi cấp 2 và bạn học cùng cấp 2 vẫn còn nhớ và hỏi thăm ông.
Mỗi lúc nhắc đến ông, con luôn thấy mình như bé lại. Mỗi đứa trẻ đều có niềm tự hào của riêng mình, còn niềm tự hào to lớn của con chính là ông ngoại. Nhiều lúc con tự hỏi, tại sao người tốt như ông mà chỉ sống đến tuổi 61?
Hồi bé con chưa bao giờ nghĩ thuốc lá có thể gây chết người, vậy mà nó đã làm ông bị lao phổi và cướp đi tính mạng ông. Con còn nhớ như in buổi chiều hôm ấy, con đang quét sân thì thằng em họ vào báo là ông mất rồi! Con không tin vào tai mình nữa, chạy một mạch vào nhà ông, con thấy ông nằm trên giường, hai tay bị buộc chặt bởi một chiếc khăn tang trắng. Và con cứ thế chạy ra ngoài hiên ôm cột khóc nức nở. Chiều hôm ấy trời đột ngột mưa rất to như thể ông trời cũng khóc thương ông cùng với con vậy.
Hôm sau trời lại nắng ráo, con chưa bao giờ thấy đám ma nào dài như đám ma của ông, có rất nhiều người đến đưa tiễn ông về nơi yên nghỉ cuối cùng. Trong những bức ảnh chụp lại, con thấy màu vàng rợp cả cánh đồng… Màu vàng và màu trắng của khăn tang không làm con cảm thấy cái không khí u ám của một đám ma bình thường… mà nó lại có một hơi ấm kì lạ, hơi ấm trong sự đau thương, mất mát của những người thân, bà con họ hàng, bạn bè của ông. Nó giống như chính con người ông vậy, cho dù đã rời xa cuộc đời, nhưng ông vẫn để lại những hình ảnh tốt đẹp, ấm áp trong lòng mọi người…
Có phải sống chết là có số? Nếu sau này con bắt buộc phải giã từ cuộc đời sớm như ông thì con sẽ không sợ đâu vì ông con đã ra đi trong sự thanh thản, trong sự nuối tiếc của bao nhiêu người. Có những con người hay làm việc xấu, tâm trạng lúc nào cũng lo sợ, đến lúc lìa trần rồi vẫn có cảm giác không yên.
Và từ ấy, con không còn được nhìn thấy niềm tự hào trong mắt ông, không được nghe tiếng cười vang vang của ông nữa, nhưng hình ảnh ông vẫn mãi trong tâm trí con, con tự dặn mình phải luôn cố gắng để ông vẫn tự hào về cháu mình với các bạn ở thế giới bên kia.
Con cứ ước giá ông sống thêm ít nhất là 20 năm nữa… 61 tuổi đối với những người ở quê thì mới bắt đầu được an nhàn, thế mà ông đã đi rồi. Mỗi lần nhắc về ông, bà ngoại, mẹ con, dì và các cậu ai cũng xúc động. Mọi người luôn có một chuyện gì đó để kể vì cuộc đời ông dường như gắn liền với các câu chuyện. Ước gì con có thể gom tất cả lại để viết thành một cuốn sách.
Con không biết viết văn tế… nhưng con thực sự muốn viết một vài điều về ông ngoại, con ước ông còn sống để đọc được những dòng này. Nhưng con biết ông đã đi rất xa và rất bình yên vì ông đã sống một cuộc đời trọn vẹn!
Con đã tự hứa với mình một ngày nào đó sẽ viết một bài về ông để gửi lên báoNgôi Sao. Con từng viết nhiều bài về ông, nhưng con đã không gửi. Con suy nghĩ rất ngây ngô rằng người ta sẽ không bao giờ đăng bài viết về một người đã mất - người ấy lại không phải những nhà khoa học hay những bậc vĩ nhân như là Einstein, Picasso hay Newton… Nhưng lần này con sẽ gửi ông ạ. Trong lòng con luôn tin rằng ông thực sự là một người rất quan trọng với con và rất nhiều người… Bởi khi nghĩ về ông, con tin rằng ai cũng nhớ và muốn sống tốt hơn.
Khi còn sống, ông là một người con, người chồng, người cha, người ông mẫu mực… được rất nhiều người yêu mến. Hàng xóm láng giềng ai cũng kính trọng. Hồi sống cùng ông bà, con mới ít tuổi nhưng con đủ hiểu một người tốt là như thế nào…
Con nhớ lắm, đám cưới nào trong làng mà không có ông là mất vui vì ông luôn cười vui và tếu táo. Ông đủ lạc quan để vui với niềm vui của người khác. Ông từng đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người nên đủ từng trải để cảm thông với nỗi buồn của mọi người… Ông là một giáo viên dạy Lịch sử. Con biết ông còn là một nhân vật quan trọng trong Ban kiến thiết của làng mình.
Đối với con, ông lại càng quan trọng. Bởi vì không có ông thì chẳng ai dạy con học, chẳng ai rèn cho con tính tự giác ngồi vào bàn mỗi buổi tối. Ông không hề cầm roi, hay quát con phải ngồi vào bàn học, ông chỉ nhẹ nhàng động viên, khuyến khích, thích thú nghe con đọc truyện, cười thật to mỗi khi con mang tấm giấy khen học sinh xuất sắc về khoe. Cả những phiếu bé ngoan hồi Mẫu giáo, ông cũng dán chúng thật cẩn thận lên các tờ lịch treo tường.
Ông tự hào kể với các bạn rằng ông có đứa cháu ngoan, chỉ hình dung ra khuôn mặt vui vẻ của ông những lúc ấy thôi là con thấy có hứng học biết nhường nào, con tự nhủ phải cố gắng học tốt để không phụ lòng của ông. Ngày mùng 1/6 năm nào ông cũng có những phần quà nho nhỏ cho tất cả các cháu. Con tự hào vì lần nào con cũng được phần thưởng to nhất. Ngày bé con hay ngủ cùng ông bà và đọc truyện cổ tích cho ông bà nghe. Con đã đọc hết quyển truyện lớp 1 chưa ông nhỉ? Con nhớ nhất là truyện Tích Chu vượt đèo lội suối đi lấy nước Suối Tiên cho bà. Những lúc không đọc truyện, ông lại bày cho con cách tạo ra những con vật bằng hình của bàn tay in trên tường: con công, con chó, con cua, con chim… Chả thế mà bây giờ, trí tưởng tưởng của con thật không tưởng. Có những điều tưởng chừng đơn giản như vậy mà sau này lớn lên con mới thấy chúng thật hữu ích! Tất cả sự dạy dỗ của ông đều xuất phát từ tình thương lớn lao mà ông đã giành cho con. Con thấy mình thật may mắn. Chẳng như nhiều em nhỏ bây giờ, bị bố mẹ bắt học ngày học đêm, mỗi lần đi học phải vác cái cặp to đùng với bao nhiêu sách vở. Rồi đến lúc ngồi vào bàn học mắt díp tịt vì mệt quá.
Ông gầy, móm hết cả hai hàm răng và có một vết thương nhỏ ở chân. Bà kể đó là do ông bị tai nạn sập giàn giáo ở công trường hồi còn trẻ. Hồi bé con rất thích công việc đánh răng giả cho ông mỗi khi ông tháo bộ răng để vệ sinh. Rồi con cứ nhìn ông móm mém đến buồn cười. Trông như ông cụ 80 tuổi ấy!
Thi thoảng vào những ngày chủ nhật, ông lại đèo con và em ra thăm Vườn Bách Thú, Lăng Bác và những người bạn của ông ở Hà Nội. Hồi đó được ra thủ đô là một niềm hạnh phúc rất lớn lao với những đứa trẻ con ở quê như chúng con.
Năm học lớp 6, con đỗ trường huyện, trường chưa xây xong phải học nhờ trường khác, cách nhà 4km, vậy mà 6h sáng nào ông cũng đèo con đi học. Ông đi thật chậm khiến con luôn cảm giác thật an toàn. Đến trường, lúc nào con cũng tự hào khoe với các bạn và cô giáo: “Ông ngoại tớ đấy, ông tớ là giáo viên…”. Giờ khi đã tốt nghiệp đại học và đi làm, sau bao nhiêu năm, cô giáo cũ hồi cấp 2 và bạn học cùng cấp 2 vẫn còn nhớ và hỏi thăm ông.
Mỗi lúc nhắc đến ông, con luôn thấy mình như bé lại. Mỗi đứa trẻ đều có niềm tự hào của riêng mình, còn niềm tự hào to lớn của con chính là ông ngoại. Nhiều lúc con tự hỏi, tại sao người tốt như ông mà chỉ sống đến tuổi 61?
Hồi bé con chưa bao giờ nghĩ thuốc lá có thể gây chết người, vậy mà nó đã làm ông bị lao phổi và cướp đi tính mạng ông. Con còn nhớ như in buổi chiều hôm ấy, con đang quét sân thì thằng em họ vào báo là ông mất rồi! Con không tin vào tai mình nữa, chạy một mạch vào nhà ông, con thấy ông nằm trên giường, hai tay bị buộc chặt bởi một chiếc khăn tang trắng. Và con cứ thế chạy ra ngoài hiên ôm cột khóc nức nở. Chiều hôm ấy trời đột ngột mưa rất to như thể ông trời cũng khóc thương ông cùng với con vậy.
Hôm sau trời lại nắng ráo, con chưa bao giờ thấy đám ma nào dài như đám ma của ông, có rất nhiều người đến đưa tiễn ông về nơi yên nghỉ cuối cùng. Trong những bức ảnh chụp lại, con thấy màu vàng rợp cả cánh đồng… Màu vàng và màu trắng của khăn tang không làm con cảm thấy cái không khí u ám của một đám ma bình thường… mà nó lại có một hơi ấm kì lạ, hơi ấm trong sự đau thương, mất mát của những người thân, bà con họ hàng, bạn bè của ông. Nó giống như chính con người ông vậy, cho dù đã rời xa cuộc đời, nhưng ông vẫn để lại những hình ảnh tốt đẹp, ấm áp trong lòng mọi người…
Có phải sống chết là có số? Nếu sau này con bắt buộc phải giã từ cuộc đời sớm như ông thì con sẽ không sợ đâu vì ông con đã ra đi trong sự thanh thản, trong sự nuối tiếc của bao nhiêu người. Có những con người hay làm việc xấu, tâm trạng lúc nào cũng lo sợ, đến lúc lìa trần rồi vẫn có cảm giác không yên.
Và từ ấy, con không còn được nhìn thấy niềm tự hào trong mắt ông, không được nghe tiếng cười vang vang của ông nữa, nhưng hình ảnh ông vẫn mãi trong tâm trí con, con tự dặn mình phải luôn cố gắng để ông vẫn tự hào về cháu mình với các bạn ở thế giới bên kia.
Con cứ ước giá ông sống thêm ít nhất là 20 năm nữa… 61 tuổi đối với những người ở quê thì mới bắt đầu được an nhàn, thế mà ông đã đi rồi. Mỗi lần nhắc về ông, bà ngoại, mẹ con, dì và các cậu ai cũng xúc động. Mọi người luôn có một chuyện gì đó để kể vì cuộc đời ông dường như gắn liền với các câu chuyện. Ước gì con có thể gom tất cả lại để viết thành một cuốn sách.
Con không biết viết văn tế… nhưng con thực sự muốn viết một vài điều về ông ngoại, con ước ông còn sống để đọc được những dòng này. Nhưng con biết ông đã đi rất xa và rất bình yên vì ông đã sống một cuộc đời trọn vẹn!