K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2018

A Quyền trẻ em 

P/s mk ko chắc nx ahahah

31 tháng 12 2018

Cậu nhóc 11 tuổi nào cũng từng tưởng tượng ra dáng vẻ của bản thân khi 18 tuổi, một sự tưởng tượng không mang chút áp lực, đẹp đẽ đến không gì sánh bằng. Nhìn xa hơn ra về sau, đó là việc trưởng thành một cách chậm rãi và bình thản. Vậy nhưng có những mảnh đời của những cậu bé khác lại được ấn phím định trước, ví dụ như Vương Tuấn Khải.

Thuở 11 tuổi, lúc còn làm thực tập sinh, dù rằng Vương Tuấn Khải cũng có “ước mơ làm ngôi sao”, nhưng chẳng hề nghĩ đến việc mình của tuổi 18 sẽ mang dáng vẻ ra sao. Từ bé em ấy đã có ý niệm rằng “Việc gì đến thì mình sẽ làm việc đó. Đời người bảy nổi ba chìm và mang quá nhiều điều ngoài ý muốn, cứ thuận theo tự nhiên là được rồi.”

Bởi vì quyết định của thuở 11 tuổi ấy, cậu thiếu niên đó đã được đẩy lên trung tâm sân khấu, nhận được sự quan tâm và vai trò vượt quá lứa tuổi của mình.

Học sinh, nghệ sĩ, cậu nhóc, người lớn…. những vai trò này lần lượt song hành, dính dáng xung quanh thân phận Vương Tuấn Khải: Một sinh viên đại học thi đỗ học viện điện ảnh Bắc Kinh đúng chuẩn, một thần tượng với lí lịch không chút khuyết điểm, một cậu bé xuất thân từ một gia đình bình dân ở Trùng Khánh.

Sắp bước sang tuổi 18, nghĩ về quá khứ, Vương Tuấn Khải muốn nói với bản thân mình của tuổi 11 rằng “Em phải kiên cường bước tiếp! Phải kiên cường bước tiếp nhé, sẽ có kết quả mà mọi người không lường trước được, thực sự không lường trước được!”

Tháng 7, tại một căn phòng làm việc trong khu Triều Dương, Bắc Kinh, Vương Tuấn Khải sử dụng phương tiện giao thông khá đặc biệt để đến gặp phóng viên của báo Thanh niên Trung Quốc, đó chính là xe đạp. Em ấy và cả người quản lí đều đeo khẩu trang che kín quá nửa gương mặt, cùng nhau đạp xe qua tầng hầm để xe của khu mua bán, đi cầu thang máy rồi vào phòng làm việc. Cậu thiếu niên ra khỏi cửa chẳng dễ dàng gì, dù có nóng hơn nữa thì cũng phải bọc cả người lại, tránh khỏi việc bị fan hâm mộ nhận ra, sẽ khiến giao thông của thủ đô gặp áp lực hơn nữa.

Áo Tshirt trắng, quần đen, mũ lưỡi trai, gương mặt không make up, một chàng trai sạch sẽ ngăn nắp ngồi trước mặt, giống như một học sinh vừa kết thúc kì thi đại học bị thầy giáo gọi lại trò chuyện. Nhưng cậu ấy là Vương Tuấn Khải.

Cuối năm ngoái, Vương Tuấn Khải nói với phóng viên của báo Thanh niên Trung Quốc rằng “Sách gối đầu của em ấy là cuốn 53 (5 năm thi đại học 3 năm mô phỏng)”  – một cuốn sách là tiếng nói chung của các học sinh lớp 12. Lần này hỏi lại em ấy, câu trả lời là cuốn “Lo lắng về thân phận” của tác giả người anh Alain de Botton.

Cuối năm ngoái, Vương Tuấn Khải nói với phóng viên của báo Thanh niên Trung Quốc rằng “Sách gối đầu của em ấy là cuốn 53 (5 năm thi đại học 3 năm mô phỏng)”  – một cuốn sách là tiếng nói chung của các học sinh lớp 12. Lần này hỏi lại em ấy, câu trả lời là cuốn “Lo lắng về thân phận” của tác giả người anh Alain de Botton.

Học sinh, nghệ sĩ, cậu nhóc, người lớn…. những vai trò này lần lượt song hành, dính dáng xung quanh thân phận Vương Tuấn Khải: Một sinh viên đại học thi đỗ học viện điện ảnh Bắc Kinh đúng chuẩn, một thần tượng với lí lịch không chút khuyết điểm, một cậu bé xuất thân từ một gia đình bình dân ở Trùng Khánh, chàng trai Vương Tuấn Khải sắp 18 tuổi, cậu bé hát Sổ tay rèn luyện tuổi thanh xuân trưởng thành rồi.

31 tháng 12 2018

HuHu hay tóa ....cảm động ghê..................CHO MÌNH HỎI CHÉP Ở ĐÂU ZVẬY???

31 tháng 12 2018

Mày bị điên ko?

Trả lời......

Mày có muốn ăn sh*t ko .....

Hk tốt

 Đừng đi trước tôi vì có thể tôi sẽ không thể đi theo được

Đừng bước phía sau thôi vì tôi có thể không dẫn đường được

Đi cạnh tôi và đơn giản chỉ cần trở thành Bạn mà thôi.

31 tháng 12 2018

cũng tạm được cảm ơn bạn

3 tháng 1 2019

Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn.

Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm. 
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn. 
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau. 
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột. 
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.🤩

5 tháng 1 2019

Nhà nước Văn Lang ra đời vào :

thế kỉ thứ XVII(7) TCN:

người đứng đầu: Hùng Vương

nhà nước: Văn Lang

kinh đô: Bạch Hạc (Phú Thọ)

31 tháng 12 2018

I. Đặc điểm 
1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự: 
-Sự việc: Các sự kiện xảy ra. 
-Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chínhvà nhân vật phụ) 
-Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc. 
-Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt. 
II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6 
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường 
-Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa. 
-Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần. 
-Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa. 
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng 
-Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý. 
-Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự) 
 

31 tháng 12 2018

Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dưới đây là một vài gợi dẫn. 
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em 
-Yêu cầu cốt truyện không thay đổi. 
-Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận. 
-Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng. 
2. Với dạng bài: Kể về người 
-Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó. 
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường 
-Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế. 
-Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện 
-Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn. 
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng 
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6: 
-Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian. 
-Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian. 
-Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ…. 
*Cách làm: 
-Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người) 
-Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó. 
-Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?

31 tháng 12 2018

   MẸ VẤT VẢ TRĂM ĐƯỜNG SỚM TỐI.

VAI NẶNG QUẰN CHẲNG NÓI LỜI THAN.

   RÈM MI LỆ NHỎ ĐÔI HÀN.

THƯỜNG CON VẮNG BỐ MẸ CÀNG YÊU HƠN.

                     (TI -CK NHA !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! )

31 tháng 12 2018

MẸ ỐM

Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi ! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào

Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi

Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo

Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.

(Trần Đăng Khoa)

BÀI THƠ XIN LỖI MẸ !

Con mải miết với bao điều được mất
Việc nước, việc nhà, tính toán chi tiêu
Có thời gian tâm sự với người yêu
Nhưng quên mất mẹ cũng cần chia sẻ

Mẹ của con giờ đã không còn trẻ
Dòng thời gian lấy mất tuổi thanh xuân
Con bệnh, mẹ đau, con khỏe, mẹ vui mừng
Con sống quá nhỏ nhen và ích kỉ

Chưa bao giờ có một lần suy nghĩ
Thấu hiểu lòng cha mẹ quý yêu con
Thưở nhỏ ham vui bắt mẹ đợi mỏi mòn
Đi khắp xóm tìm con về ăn tối

Mẹ kính yêu ơi! ngàn lần con xin lỗi
Con hứa không làm mẹ khóc nữa đâu
Cầu nguyện phật trời cho mẹ sống lâu
Con muốn nói một câu: yêu mẹ lắm!

Thời gian ơi! xin hãy trôi thật chậm
Để cho con có mẹ ở trên đời
Mẹ là vầng trăng, là ánh sáng mặt trời
Giang tay đón mỗi lần con vấp ngã

Đời lắm ngọt ngào đan xen cùng dối trá
Con dại khờ chưa hiểu hết đục trong
Mẹ nhìn con, đã cạn tỏ nỗi lòng
Con hạnh phúc sống trong tình thương của mẹ.

(Thanh Vân)

NGÀY XƯA CÓ MẸ

Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm con muỗng cháo
Khi con đòi ngủ
Mẹ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con
Ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ
Ngày thêm sợi bạc

Mẹ có thành hiển nhiên trong trời đất
Như cuộc đời không thể thiếu trong con
Nếu có đi vòng quanh quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn
Vẫn không ai ngoài mẹ

Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên
Mẹ là người đã đặt cho con cái tên riêng
Trước cả khi con bật lên tiếng mẹ

Mẹ là tiếng từ khi bập bẹ
Đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu và hạnh phúc

Mẹ có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng
Mẹ không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát

Mẹ có nghĩa là ánh sáng
Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
Mẹ có nghĩa là mãi mãi
Là cho đi không đòi lại bao giờ

Nhưng có một lần mẹ không ngăn con khóc
Mẹ không thể nào lau nước mắt cho con
Là khi mẹ không còn
Hoa hồng đỏ từ đây hóa trắng

Cổ tích thường khi bắt đầu
Xưa có một vị vua hay một nàng công chúa
Nhưng cổ tích con
Bắt đầu từ ngày xưa có mẹ

CHIẾC BÓNG THU VÀNG

Thu về khi lá còn non
Gió hiu hiu lạnh làm con nhớ nhiều
Dáng Mẹ gầy gò thân yêu
Áo nâu trăm mảnh sớm chiều gian nan

Mẹ chưa được phút thanh nhàn
Cơm thì khoai độn với ngàn đắng cay
Cái nghèo quanh quẩn đâu đây
Bữa kia còn thiếu bữa này đã sang

Đời như chiếc bóng thu vàng
Chợ khuya quang gánh nhịp nhàng Mẹ rao
Vang xa từng tiếng ngọt ngào
Dứt câu nghe lệ dâng trào… ai hay.

(Võ Anh Tài)

MẸ

Tôi muốn dệt những vần thơ về mẹ
Ðể đọc lên cho nước mắt trào rơi
Vì có gì đẹp đẽ nhất trên đời
Thiêng liêng nhất phải chăng là tình mẹ.

Những kỷ niệm xa xưa còn lưu dấu
Chiếc nôi êm tôi ngủ mẹ ngồi đưa
Hồn ca dao phảng phất giấc ban trưa
Mẹ tôi đã ru tôi vào sông núi.

Những miếng khoai tôi ăn tranh phần mẹ
Ðói năm nào … khổ cực quá mẹ ơi
Mẹ cho con, mẹ nhịn, mẹ vẫn vui
Giờ nghĩ đến tôi buồn khôn xiết kể.

Nay dâng mẹ mấy vần thơ sầu muộn
Mẹ đi rồi … kỷ niệm vẫn trong con
Trên thiên đàng con biết chắc mẹ còn
Theo sát bước chân con nơi trần thế

NGƯỜI ĐÀN BÀ THỨ HAI

Kính tặng mẹ của anh

Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con
Vì trước con anh ấy là của mẹ
Anh ấy có thể yêu con một thời trai trẻ
Nhưng suốt đời anh yêu mẹ, mẹ ơi!

Mẹ đã sinh ra anh ấy trên đời
Hình bóng mẹ lắng vào tim anh ấy
Dẫu bây giờ con được yêu đến mấy
Con vẫn chỉ là người đàn bà thứ hai

Mẹ đừng buồn mỗi hoàng hôn hay mỗi sớm mai
Anh ấy có thể nhớ con hơn nhớ mẹ
Nhưng con chỉ là cơn gió nhẹ
Mẹ mãi là bờ bến của đời anh

Con chỉ là cơn mưa mỏng manh
Mọi người đàn bà khác có thể thay thế con trong trái tim anh ấy
Nhưng có một tình yêu suốt đời âm ỉ cháy
Anh ấy chỉ dành cho mẹ, mẹ ơi!

Anh ấy có thể cùng con đi suốt cuộc đời
Cũng có thể chia tay ngày mai.. có thể..
Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ
Dù thế nào con cũng chỉ thứ hai…

(Phan Thị Vĩnh Hà)

BÔNG HỒNG VÀNG

Vu lan về con cài lên ngực
Bông hồng vàng báo hiếu mẹ cha
Tháng bảy mưa ngâu hay nước mắt nhạt nhoà
Của những đứa con nhớ về cha mẹ

Một nén hương thơm nồng nàn lặng lẽ
Nỗi lòng con gửi gắm những niềm thương
Dù bao năm dù có hoá vô thường
Công sinh dưỡng vẫn là công lớn nhất

Cả cuộc đời mẹ cha tất bật
Cho chúng con lẽ sống tình yêu
Đại dương bao la đâu đã là nhiều
Với chúng con cha mẹ là tất cả

Có đôi lúc
Mải mê quay với dòng đời ồn ã
Những đô hội thị thành
Những phương trời lạ
Chợt giật mình tỉnh giấc nhớ mẹ cha

MẸ NHƯ TRỜI BIỂN BAO LA

Mẹ ơi đêm đã khuya rồi
Ở bên hiên vắng con ngồi đếm sao
Nỗi niềm gửi tới trời cao
Lệ cay khoé mắt lẫn vào bóng đêm

Hiu hiu gió lạnh bên thềm
Tâm tư trĩu nặng càng thêm vỡ oà
Cuộc đời bao nỗi xót xa
Phủ lên mái tóc mẹ già của con

Trách mình chữ hiếu chưa tròn
Tuổi già chân yếu mẹ còn chuân chuyên
Hao gầy giấc ngủ chẳng yên
Biết bao lo lắng muộn phiền vì con

Mẹ ơi bể cạn non mòn
Trong tim con mãi vẫn còn khắc ghi
Dù đời ngang trái thị phi
Nhưng con có mẹ chuyện gì cũng qua.

(Hoài Thương)

Thơ thiếu nhi về mẹ

Trong mảng thơ thiếu nhi cũng có rất nhiều bài thơ hay về mẹ. Với những vần thơ trong sáng, đáng yêu, mẹ của các bé hiện ra thật là thân quen. TruyenCohHay mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo những bài thơ hay về mẹ cho trẻ mầm non nhé.

YÊU MẸ

Mẹ đi làm
Từ sáng sớm
Dậy thổi cơm
Mua thịt cá
Em kề má
Được mẹ thơm
Ơi mẹ ơi
Yêu mẹ lắm!
(Nguyễn Bao)

MẸ CỦA EM

Ở nhà, em có mẹ
Bao việc mẹ phải lo
Thúc khuya mà dậy sớm
Mẹ chăm công việc nhà

Thế mà cứ đúng giờ
Mẹ gọi thức em dậy
Nhắc gọn gàng đầu tóc
Việc nào vào việc ấy
Đề em kịp đến trường

Mẹ đã sinh ra em
Đã vì em vất vả
Thương mẹ, em thầm hứa
Ngoan ngoãn và giỏi giang.

BÀN TAY MẸ

Bàn tay mẹ
Bế chúng con
Bàn tay mẹ
Chăm chúng con

Cơm con ăn
Tay mẹ nấu
Nước con uống
Tay mẹ đun

Trời nóng bức
Gió từ tay mẹ
Con ngủ ngon
Trời giá rét
Cũng từ tay mẹ
Ủ ấm con

Bàn tay mẹ
Vì chúng con
Từ tay mẹ
Con lớn khôn

(Tạ Hữu Yên)

31 tháng 12 2018

bi thuong bi mat di mot phan tu xa hoi gia dinh

chúng ta đã biết, tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở thành hiểm họa với bất kì ai khi tham gia giao thông.Trên thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Đáng buồn hơn, không ít nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên chúng ta. Vậy chúng ta có thể hiểu được những hậu quả của tai nạn giao thông không?  Trên thế giới hiện nay, tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho mọi người. Vậy tai nạn giao thông được hiểu trên những phương diện như thế nào cho đúng? Tai nạn giao thông đã có từ rất lâu trong lịch sử dươi nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa thật chính xác có thể lột tả hết đặc tính của nó và cũng không có một từ ngữ nào để diễn tả hết hậu quả mà tai nạn giao thông gây ra. Tai nạn giao thông  không loại trừ một ai, từ người già đến trẻ, từ những người trụ cột trong gia đình đến những cô cậu học sinh sinh viên-những người con thân yêu của cha mẹ, những chủ nhân tương lai của đất nước.Chúng ta đã chứng kiến những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu. Những đứa con nghẹn ngào vì từ đây chúng sẽ không còn được ở trong vòng tay âu yếm vỗ về của cha, không còn được cha dạy dỗ, bảo ban trên đường đời.Các bậc cha mẹ phải quặn lòng tiễn con đi trong nước mắt. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội. Bên cạnh đó, xã hội còn mất đi những bàn tay lao động, những người đang từng ngày ra sức xây dựng Tổ quốc và thật xót xa khi mất đi những người công dân ưu tú, những nhân tài và cả những mầm non tương lai của đất nước. Hậu quả của tai nạn giao thông thật khủng khiếp làm sao. Phải chăng giới trẻ bây giờ quá hờ hững, quá vô tâm với tai nạn giao thông? Thống kê từ các bệnh viện lớn hằng đêm có hàng trăm lần cấp cứu cho các trường hợp tai nạn giao thông lớn bé, làm mất và bị thương hàng trăm, hàng nghìn sinh mạng, để lại hậu quả nặng nề cho xã hội, gia đình và người thân. Tất cả mọi người ai mà không có bạn bè, gia đình, người thân…Vậy mà chỉ do một lúc sơ ý, một phút nông nỗi mà phải nhận lấy sự đáng tiếc từ các tai nạn thì thật xót xa đối với mọi người. Biết bao gia đình phải đau đớn vì mất những người thân thương. Không có nỗi đau nào bằng sự ra đi mãi mãi của những người mà chúng ta yêu thương nhất. Con mất cha mất mẹ, mẹ xa con mình, anh xa em, em xa chị,… Những người cha người mẹ đi làm lại bị tai nạn giao thông, những đứa trẻ bé xíu ngây thơ phải nằm trên giường bệnh ngày đêm la khóc. Học sinh chúng ta làm con thì phải trả hiếu cho cha mẹ là chuyện đương nhiên nhưng chúng ta chưa trả hiếu cho bố mẹ thì đã bắt những người sinh thành người thương mình nhất phải rơi những giọt nước mắt vì thương con. Thật đau khổ khi cha mẹ khóc thương con, tre già khóc măng non, “ lá vàng ngồi khóc lá xanh lìa cành”  Tai nạn giao thông không chỉ gây chết người mà còn thiệt hại về cả của cải vật chất như: Chi phí điều trị con người bị thương, mai táng cho những người phải ra đi… Vậy mà học sinh chúng ta lại chưa hiểu hết được những điều đó. Khi tan trường, học sinh tụm năm tụm ba trước cổng trường gây ách tắt giao thông, đi xe đạp hàng năm hàng sáu hay đi đi xe máy thậm chí kẹp ba kẹp bốn, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép,… sẽ không thể nào kể và diến tả hết những vi phạm an toàn giao thông mà người tham gia giao thông, trong đó học sinh là lực lượng khá lớn gây ra .Theo thống kê, ở Việt Nam năm 2009 cả nước có 12492 vụ Tai nạn giao thông, chết 11616 người, bị thương 7914 người. Trung bình mỗi ngày có 31 người chết do tai nạn giao thông . Thế mà đến năm 2010 con số này tăng lên đáng kể: 14442 vụ tai nạn giao thông, 11449 người chết, bị thương 10633 người. Tất cả những nguyên nhân gây tai nạn giao thông hầu như đều bắt nguồn từ ý thức của người tham gia giao thông. Nếu như chúng ta biết quý trọng bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ hạn chế rất nhiều những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành luật an toàn giao thông.           Để hưởng ứng năm an toàn giao  giao thông, tất cả học sinh trường chúng ta cần thay đôi nhận thức hơn khi tham gia giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, bởi vì đó là thể hiện sự văn minh của một Quốc gia,  là hạnh phúc của mọi nhà.