Câu 1. (2 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá nhân vật Pê-nê-lốp trong đoạn trích dưới đây.
UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ
(Tóm tắt đoạn đầu: Sau hơn hai mươi năm xa cách, trải qua bao nỗi gian lao, Uy-lít-xơ mới được trả tự do, quay trở về với gia đình. Giả dạng làm người hành khất, Uy-lít-xơ đã vào được trong ngôi nhà của mình, được Pê-nê-lốp cho phép ở lại để kể cho nàng nghe những câu chuyện về chồng nàng mà anh ta biết... Nhũ mẫu Ơ-ri-clê báo cho nàng biết Uy-lít-xơ chồng nàng đã trở về và đã trừng trị bọn cầu hôn quấy nhiễu, gây sức ép cho nàng suốt bấy lâu này. Nhưng Pê-nê-lốp không tin. Nàng đã khéo léo thử thách chồng, để Uy-lít-xơ nói ra điều mà chỉ có nàng, chồng nàng cùng một người thị nữ thân cận biết để kiểm chứng thân phận của người hành khất.)
Pê-nê-lốp thận trọng đáp:
- Khốn khổ! Tôi không coi thường, coi khinh ngài, cũng không ngạc nhiên đến rối trí đâu. Tôi biết rất rõ ngài như thế nào khi ngài từ giã I-tác ra đi trên chiếc thuyền có mái chèo dài. Vậy thì, Ơ-ri-clê! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường.
Nàng nói vậy để thử chồng, nhưng Uy-lít-xơ bỗng giật mình nói với người vợ thận trọng:
- Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này. Nếu thần linh muốn xê dịch đi thì dễ thôi, nhưng người trần dù đang sức thanh niên cũng khó lòng lay chuyển được nó. Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai. Nguyên trong sân nhà có một cây ô-liu lá dài; nó mọc lên, khoẻ, xanh tốt và to như cái cột. Tôi kẻ vạch gian phòng của vợ chồng mình quanh cây ô-liu ấy, rồi xây lên với đá tảng đặt thật khít nhau. Tôi lợp kĩ gian phòng, rồi lắp những cánh cửa bằng gỗ liền, đóng rất chắc. Sau đó tôi chặt hết cành lá của cây ô-liu lá dài, cố đẽo thân cây từ gốc cho thật vuông vắn rồi nảy đường mực, làm thành một cái chân giường và lấy khoan khoan lỗ khắp xung quanh. Tôi bào tất cả các bộ phận đặt trên chân giường đó, lấy vàng bạc và ngà nạm vào trang trí, và cuối cùng tôi căng lên mặt giường một tấm da màu đỏ rất đẹp. Đó là điểm đặc biệt mà tôi vừa nói với nàng. Nhưng nàng ơi, tôi muốn biết cái giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ, hay đã có người chặt gốc cây ô-liu mà dời nó đi nơi khác.
Người nói vậy, và Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay, nàng thấy Uy-lít-xơ tả đúng mười mươi sự thật. Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng và nói:
- Uy-lít-xơ! Xin chàng chớ giận thiếp, vì xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan. Ôi! Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì người ghen ghét ta, không muốn cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng mà thiếp không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác... Giờ đây, chàng đã đưa ra những chứng cớ rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp và Ác-tô-rít, một người thị tì của cha thiếp cho khi thiếp về đây... Vì vậy chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi.
Nàng nói vậy, khiến Uy-lít-xơ càng thêm muốn khóc. Người ôm lấy người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình mà khóc dầm dề. [...] Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng, nàng sung sướng xiết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời.
(Hô-me-rơ, Ô-đi-xê, theo bản dịch của Phan Thị Miến, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 2. (4 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của anh/ chị về vấn đề sử dụng AI và việc phát triển bản thân.
Bạo hành với trẻ em hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của toàn nhân loại. Bạo hành trẻ em bây giờ không chỉ đơn thuần là bạo hành thể xác mà nó đã được mở rộng ra nhiều phạm trù khác như bạo hành tinh thần, bạo hành giới tính cũng như các yếu tố xâm hại khác tới trẻ em.
Bạo hành đối với trẻ em dù là hình thức nào, thời gian nào, diễn ra ở đâu, đối tượng gây bạo hành là ai thì cũng để lại những tổn thương tâm hồn và tinh thần cho một đứa trẻ sau khi bị bạo hành.
Khi cơ thể trẻ bị tổn thương vì đòn roi, vì đánh đập sẽ dẫn đến các chân thương, tổn hại sức khỏe cho trẻ, những nỗi đau trên da thịt sẽ làm trẻ bị suy kiệt, chậm phát triển hơn những trẻ bình thường khác.
Khi tinh thần trẻ bị bạo hành sẽ để lại cho trẻ những sang chấn tâm lý, tự kỵ, sợ hãi lo âu, trầm cảm, mệt mỏi, ủ rũ mất tập trung, bi quan và thiếu lạc quan, mất niềm tin vào cuộc sống, cũng như niềm tin vào những người xung quanh.
Khi trẻ bị bạo hành về giới tính sẽ xảy ra những hậu họa hết sức nghiêm trọng về cả sức khỏe thể chất, lẫn sức khỏe tinh thần của trẻ và những hậu quả khôn lường có thể xảy ra.
Ngoài ra bất cứ trẻ em nào và dù trẻ sống ở đâu cũng vẫn có thể có nguy cơ bị bạo hành, bạo hành có thể đến từ gia đình, có thể đến từ môi trường sống xung quanh. cũng có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào đối với một đứa trẻ. Chính vì thế để bảo vệ trẻ khỏi bạo hành thì cần dạy cho trẻ kỹ năng nhận biết, dấu hiệu của sự bạo hành, cách để phòng và né tránh bạo hành, cách tự bảo vệ bản thân mình, rèn cho trẻ có ý chí và nghị lực để có đủ bản lĩnh vượt lên các trở ngại cuộc sống có như vậy trẻ mới có tâm lý vững vàng và khả năng tự vệ cho bản thân trước nguy cơ bị bạo hành, cũng như việc biết tìm đến những người có đủ khả năng giải thoát cho bản thân trẻ em đó thoát khỏi sự bao hành mà em đang phải gánh chịu.
Trước những thực trạng và hậu họa khôn lường của bạo hành đối với trẻ em đã phân tích ở trên, xã hội, nhà chức trách, những người có trách nhiệm cần phải có biện pháp ngăn ngừa bạo hành, quan tâm sát sao và giáo dục các trẻ em sống lành mạnh, có kỹ năng sống và kỹ năng tự vệ bản thân để tránh bị bạo hành hoặc gây ra bạo hành đối với trẻ em khác. Bản thân trẻ em cũng cần có kiến thức, ý thức trong việc phòng tránh bạo hành. Chỉ có sự vào cuộc đồng bộ từ nhiều phía và quyết liệt từ tất cả cộng đồng thì mới có thể dần dần loại bỏ bạo hành trẻ em ra khỏi xã hội để cuộc sống thực sự tốt đẹp đối với trẻ em và sự tốt đẹp đó sẽ giúp các chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những nhân tài xây dựng non sông gấm vóc ngày càng tươi sáng và giàu đẹp!