K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 8 2023

a)

Chủ ngữ 1: Em.

Vị ngữ 1: được mọi người yêu mến.

Chủ ngữ 2: em.

Vị ngữ 2: chăm ngoan học giỏi.

Câu trên là câu ghép (có quan hệ từ "vì)

b)

Chủ ngữ: Ánh nắng ban mai.

Vị ngữ: trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.

Câu trên là câu đơn.

c)

Chủ ngữ 1: Nắng.

Vị ngữ 1: lên.

Chủ ngữ 2: nắng.

Vị ngữ 2: chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.

Câu trên là câu ghép.

10 tháng 8 2023

Em không đồng ý với ý kiến đó. Vì ý nghĩa của câu truyện sự tích Hồ Gươm còn là thể hiện nên lòng đoàn kết khởi nghĩa đánh giặc của ông cha ta, dân tộc ta ai ai cũng có một tinh thần yêu nước nồng nàn mãnh liệt đồng thời ca ngợi nên tính khởi nghĩa Lam Sơn và suy tôn vua Lê Lợi.

Em nghĩ ý kiến trên có phần đúng nhưng về bản chất sâu xa hơn thì sự tích Hồ Gươm không đơn thuần là như vậy bởi:

+ Chiếc gươm thần góp phần giúp nhân dân ta chiến thắng trong cuộc chiến đấu vì chính nghĩa với giặc Minh xâm lược. Sau khi giặc đã bị dẹp tan, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới. Lúc này, nhà vua cần trị vì đất nước bằng luật pháp, đạo đức chứ không phải bằng vũ lực. Chính vì vậy gươm thần là thứ vũ khí đã không còn cần thiết.Nó phải trả về với đúng chủ nhân của nó sau khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình

+ Hành động trả gươm của vua cũng thể hiện khát vọng hoà bình của nhân dân ta mong đất nước ta mãi về sau được sống trong ấm no hạnh phúc

Các đặc điểm của truyền thuyết mà sự tích Hồ Gươm có là:

- Có sử dụng các yếu tố kì ảo hoang đường 

- Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện được đề cập tới

- Sư tích Hồ Gươm là tác phẩm tự sự dân gian

- Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử có thật

10 tháng 8 2023

Theo em, sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm của thể loại truyền thuyết:

+ Có yếu tố kì ảo (Rùa cho Lê Lợi mượn gươm thần giết giặc)

+ Thể hiện lại lịch sử khởi nghĩa và đánh giặc của những anh hùng nước ta thời xưa.

+ Giải thích về tên gọi của sự vật hiện tại.

-  Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và ấn chứa nguồn sức mạnh phi thường:

+ Nguồn gốc kì lạ: Lê Thận đi đánh cá, cả ba lần thả lưới đều vớt được lưỡi gươm. Khi Lê Lợi đến nhà của Lê Thận thì thanh gươm bỗng sáng rực và trên gươm có hai chữ "Thuận Thiên". Khi bị giặc đuổi, đi qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn cây đa thì đó là cái chươm nạm ngọc và tra vào lưỡi gươm thì vừa như in.

+ Sức mạnh phi thường: Từ khi có thanh gươm, nghĩa quân dành được nhiều thắng lợi

- Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết là  truyện thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường thường mang sức mạnh siêu nhiên.

Tính cách của Sọ Dừa: Anh là người hiền lành và chăm chỉ, lao động giỏi, có nhiều tài lẻ

Chàng chăn bò rất giỏi "đàn bò của chàng, con nào con nấy ăn no béo tròn"

- Chàng cũng là người thổi sáo rất hay" tiếng sáo véo von khiến cô Ba ngạc nhiên và tò mò phải để ý và đem lòng yêu".

-> Giữa hình dạng xấu xí của Sọ Dừa nhưng phẩm chất tốt đẹp chính là hạt ngọc quý giá trong tâm hồn chàng. Từ đó ta có thể đưa ra kết luận: người chỉ qua hình thức bên ngoài, cần phải nhìn nhận và đánh giá con người ở nội dung, ở phẩm chất và tài năng của họ. 

Bài 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ ẩn dụ , hoán dụ có trong đoạn thơ sau : .....Đi qua bao thời thơ ấu                                       Bao điều bay mất đi                                       Chỉ còn trong đời thật                                       Tiếng người nói với con                                        Hạnh phúc khó khăn hơn                                        Mọi điều con đã...
Đọc tiếp

Bài 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ ẩn dụ , hoán dụ có trong đoạn thơ sau :

.....Đi qua bao thời thơ ấu

                                      Bao điều bay mất đi

                                      Chỉ còn trong đời thật

                                      Tiếng người nói với con

                                       Hạnh phúc khó khăn hơn

                                       Mọi điều con đã thấy

                                       Nhưng là con giành lấy

                                       Từ hai bàn tay con.

                                             ( Sang năm con lên bảy – Vũ Đình Minh )

1
10 tháng 8 2023

BPTT:

+ Hoán dụ "hai bàn tay"

Phân tích tác dụng: thể hiện nên việc những hành phúc muốn có được khi trưởng thành đều phải là do sự chăm chỉ, cố gắng, nỗ lực, ý chí cầu tiến của bản thân ta mà đạt lấy. Qua đó câu thơ thêm đặc sắc hình ảnh, tăng giá trị nội dung, giá trị gợi hình gợi cảm xúc chân thật hấp dẫn đọc giả hơn.

1. Mở bài: Đó là lần em trốn học đi chơi vào lúc lớp 9 

2. Thân bài: 

-Diễn biến: 

+ Vì áp lực học hành nhiều và các bạn rủ rê nên em quyết định bỏ môt buổi học thêm để đi chơi 

+ Trong lúc đi chơi bắt gặp bố mẹ trên đường về nhà 

+ Bố mẹ rất shock nhưng cũng chỉ im lặng rồi đi qua

+ Từ sau khi bị bố mẹ phát hiện, tâm trạng em lo lắng khôn nguôi không dám về nhà 

+ Các bạn động viên nên em quyết định về nhà nói chuyện với bố mẹ 

+ Về nhà em thấy nét mặt bố mẹ thoáng buồn, em biết mình đã làm sai rồi ( kiếm được đồng tiền nuôi em ăn học không phải dễ mà em lại bỏ học đi chơi ) Em rất ăn năn và hối hận

+ Em nhận sai với bố mẹ và hứa không tái phạm đồng thời đi xin lỗi cô giáo. 

+ Bố mẹ và cô giáo bỏ qua cho em và em cũng rút được bài học cho mình.

3. Kết bài: Sau lỗi lầm đó em thấy mình đã trưởng thành hơn. Đặc biệt nghiêm túc với việc học không còn bỏ bất cứ buổi nào. Em trân trọng sự tha thứ của bố mẹ và tự hứa không để bố mẹ buồn vì em thêm lần nào nữa

10 tháng 8 2023

Dàn bài cho bạn nhé.

MB:

- Tạo tình huống, hoàn cảnh xảy ra sự việc cho câu chuyện.

ví dụ như: em nói về thời gian, lí do dẫn đến việc em mắc khuyết điểm đó. (khuyết điểm lười học chẳng hạn ha, hay không thuộc bài gì đó,..)

TB:

- Lúc đó lớp kiểm tra, vì tối qua em mải chơi như thế nào đó mà khi đến lớp em đã không làm được bài nào trong giấy thi cả.

- Cảm xúc của em khi em không làm được bài?

+ sự ái ngại, vẻ mặt bất ngờ của thầy/ cô giáo khi thấy em nộp giấy trắng.

+ ...

- Khi về nhà, cảm xúc em bối rối như thế nào?

+ em không dám nhìn thẳng mặt cha mẹ như thể mình vừa lừa dối cha mẹ chuyện động trời gì đó.

+ bữa đó em không nói chuyện thoải mái với cha mẹ như mọi hôm.

+ ....

- Khi cô phát bài kiểm tra về, cô đã nói những lời gì với em?

+ tả vẻ mặt, giọng nói rầu rầu của cô khi thất vọng về em.

- Về nhà cha mẹ biết điểm kiểm tra của em như thế thì hành động, lời nói của cha mẹ ra sao?

+ cảm xúc của em khi đó như thế nào?

- Sau đó, em xin lỗi cha mẹ thầy cô ra sao?

- Dặn lòng mình phải như thế nào sau này trong việc học hành?

+ chăm chỉ, cố gắng hơn,...

KB:

- Tổng kết lại vấn đề: ví dụ như đó là lần khiến em nhớ mãi và bây giờ em không dám lơ là việc học hành nữa.

Sau khi em đọc xong văn bản Thánh Gióng em càng cảm thấy tự hào về lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước ta. Dọc theo chiều dài lịch sử có rất nhiều kẻ thù ngoại bang xâm lăng, gây nên biết bao đau thương, khổ đau cho nhân dân ta. Nhưng nhân dân ta chưa bao giờ để chúng thực hiện được ý đồ của mình. Chỉ cần có kẻ dám xâm phạm bờ cõi từ già đến trẻ đều "đồng tâm hiệp lực" cùng nhau tiêu diệt kẻ thù. Bên cạnh đó, nhân dân ta còn mang một khát vọng hòa bình vô cùng mạnh mẽ để đất nước không còn chiến tranh, chết chóc lầm than, con người "an cư lạc nghiệp" hưởng một hạnh phúc ấm no. Những trang sử hào hùng đó mãi là bài học quý báu cho thế hệ trẻ hôm nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

10 tháng 8 2023

Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Những kẻ thù xâm lược đất nước khiến cho cuộc sống của người dân khổ cực. Thế nhưng, nhân dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Điều đó được thể hiện rõ qua hình ảnh người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân. Hay vị chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh. Cùng với đó sự ý thức của nhân dân ta về việc đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Những trang sử hào hùng, vẻ vang đó đã để lại bài học quý giá cho thế hệ sau. Chúng ta – những người con của đất Việt trong thời bình hãy tích cực học tập để dựng xây và bảo vệ đất nước.

- Phân tích nghệ thuật ở từng câu một 

"Tên đất nghe sao như nỗi đắng cay lắng đọng mồ hôi ... cờ chan với máu "

+ Nghệ thuật so sánh qua từ "như" cho thấy một hiện thực tàn khốc vùng Đất Đỏ chịu nhiều đau thương nhưng nơi đây cũng chính là vùng đất của nhưng anh hùng yêu nước sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của đất nước. 

- Kết nối với câu sau "Miền đất rất giàu mà đời người rất nghèo". Chúng t đều biết vùng Đất Đỏ là nơi có nhiều khoáng sản quý hiếm nhưng người dân ở đây lại sống trong lầm than khổ cực. Câu văn tiếp theo đã giải thích điều đó "xưa nay. máu không khi nào ngơi tưới đẫm gốc cao su". Bởi ở nơi đây chịu sự đô hộ của thực dân, chúng ép dân ta làm trong đồn điền cao su đến kiệt sức rồi bỏ mạng tại đó. 

- Nhưng vượt lên trên tất cả vùng Đất Đỏ ấy chính là một miền đất anh hùng như moi miền đất khác của Tổ quốc. Tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử" không ai khác đó chính là chị Võ Thị Sáu. Câu văn được cất lên như một lời tự hào về truyền thống yêu nước của miền Đất Đỏ. Đồng thời như một cách tưởng niệm đến nữ anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. 

=> Kết luận: Qua đoạn văn trên ta thấy sự xót thương của tác giả dành cho miền Đất Đỏ đã chịu quá nhiều đau thương nhưng đồng thời cũng là sự tự hào về truyền thống yêu nước của con người nơi đây. 

- Liên hệ bản thân:..

 

10 tháng 8 2023

Đoạn văn trên mang đến cho em những cảm nhận mạnh mẽ về sự đắng cay và nghèo khó của đất nước. Sự giàu có của miền đất con người thì ít nên không đủ sức khai tạo nên thức ăn rồi đối mặt với sự nghèo đói. Lý giải bởi từng nơi nơi đến cả gốc cao su đều là máu là nước mắt của bao anh hùng rơi xuống, thể hiện sự hy sinh và đau khổ ông cha thế nên con người rất "nghèo". Nhấn mạnh về lòng yêu nước và lòng dũng cảm mỗi con người đã hy sinh cho đất nước đều được bất tử, đều được sống trong từng phút giây những người con được hưởng hòa bình. 

- Phân tích nghệ thuật ở từng câu một 

"Tên đất nghe sao như nỗi đắng cay lắng đọng mồ hôi ... cờ chan với máu "

+ Nghệ thuật so sánh qua từ "như" cho thấy một hiện thực tàn khốc vùng Đất Đỏ chịu nhiều đau thương nhưng nơi đây cũng chính là vùng đất của nhưng anh hùng yêu nước sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của đất nước. 

- Kết nối với câu sau "Miền đất rất giàu mà đời người rất nghèo". Chúng t đều biết vùng Đất Đỏ là nơi có nhiều khoáng sản quý hiếm nhưng người dân ở đây lại sống trong lầm than khổ cực. Câu văn tiếp theo đã giải thích điều đó "xưa nay. máu không khi nào ngơi tưới đẫm gốc cao su". Bởi ở nơi đây chịu sự đô hộ của thực dân, chúng ép dân ta làm trong đồn điền cao su đến kiệt sức rồi bỏ mạng tại đó. 

- Nhưng vượt lên trên tất cả vùng Đất Đỏ ấy chính là một miền đất anh hùng như moi miền đất khác của Tổ quốc. Tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử" không ai khác đó chính là chị Võ Thị Sáu. Câu văn được cất lên như một lời tự hào về truyền thống yêu nước của miền Đất Đỏ. Đồng thời như một cách tưởng niệm đến nữ anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. 

=> Kết luận: Qua đoạn văn trên ta thấy sự xót thương của tác giả dành cho miền Đất Đỏ đã chịu quá nhiều đau thương nhưng đồng thời cũng là sự tự hào về truyền thống yêu nước của con người nơi đây. 

- Liên hệ bản thân:..