viết bài văn"nói ko với rác thải nhựa"
ai làm hay nhất mik tick cho =)))
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu. Cùng chung nỗ lực của các nước trên thế giới, Việt Nam đã và đang tích cực hành động mạnh mẽ, đề xuất các sáng kiến và tham gia các cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đặc biệt trong bối cảnh tác động, ảnh hưởng của rác thải nhựa ngày càng gia tăng.
Nhưng để “Nói không với rác thải nhựa” lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng và mang lại hiệu quả cao nhất, phải bắt đầu từ ý thức của mỗi người dân.
Bài làm
Một trong những hệ quả của xã hội hiện đại đó là ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường hiện nay trở nên nghiêm trọng như vậy một phần là do hành động xã rác bừa bãi của con người.
Xả rác bừa bãi là hiện tượng vô cùng nhức nhối trong xã hội ngày nay. Nó xảy ra ở khắp mọi nơi, trong công viên, vỉa hè hay thậm chí là ở những di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ở nông thôn, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bãi rác nằm ngổn ngang bên vệ đường, bốc mùi hôi thối và ngập tràn ruồi bọ. Những con sông, con mương vốn trong xanh bỗng thấy có những túi ni lông nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Còn ở thành phố thì sao? Người ta ăn xong một que kem, cái kẹo, uống xong một chai nước thì tiện tay vứt luôn xuống vỉa hè hay lòng đường. Các hàng quán, cơ sở sản xuất không được quản lí chặt chẽ nên lén lút vứt rác xuống cống, rãnh, ao, hồ. Thậm chí, ở một số điểm du lịch, mặc dù đã có biển cấm xả rác, khách du lịch vẫn thản nhiên vứt luôn vỏ kẹo, chai nước xuống, biện hộ rằng mình “lỡ tay”, ỷ lại vào những người làm công tác dọn dẹp, vệ sinh.
Chỉ một hành động thiếu ý thức nhưng lại kéo theo những hậu quả vô cùng nặng nề. Rác không được xử lí sẽ bốc mùi, chất độc hại đó bay vào không khí, ngấm vào đất, nước làm hủy hoại môi trường ở nơi đó. Rác tồn đọng còn làm tắc cống rãnh, ao hồ, gây ngập úng vào mùa mưa lũ, gây mất cảnh quan đô thị. Những bãi rác cũng là nơi trú ẩn của nhiều loài ruồi, muỗi, sinh vật kí sinh, tiềm tàng khả năng lây bệnh cho con người. Hơn nữa, hành động xã rác bừa bãi thể hiện một con người thiếu văn hóa, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Một người vô ý thức cũng kéo theo những người khác có hành vi tương tự.
Hành động xả rác bừa bãi bắt nguồn từ sự thiếu ý thức của chính bản thân con người. Họ không hiểu hết những hậu quả mà xả rác bừa bãi gây ra, đồng thời ỷ lại vào những người có nhiệm vụ dọn dẹp, vệ sinh môi trường. Ở nông thôn, đó còn là vì thiếu cơ sở xử lí rác thải, dẫn đến những bãi rác tự phát không có sự cho phép của chính quyền.
Để chung tay xây dựng một môi trường xanh- sạch- đẹp, chúng ta hãy cùng ngăn ngừa việc xả rác bừa bãi. Mỗi người hãy tự ý thức về hành vi của mình, bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời nhắc nhở nếu thấy người nào có ý định xả rác bừa bãi. Các tổ chức, cơ quan chính quyền cần tuyên truyền cho mọi người hiểu về hậu quả của xả rác bừa bãi cũng như ô nhiễm môi trường, thường xuyên vận động người dân tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh làng xóm. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng những khu xử lí rác thải tân tiến, hiện đại, có đội thu gom để rác không còn tập trung một chỗ. Rác thải nên được phân loại để tái chế, làm phân bón cho cây xanh, hạn chế tối đa việc thải ra môi trường. Đối với những hộ chăn nuôi, làm hầm bio gas là một cách hữu ích để tận dụng chất thải động vật, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.
Vứt rác bừa bãi là một hành động vô ý thức đáng bị phê phán và lên án. Vì thế, để cải thiện môi trường sống xung quanh chúng ta, mỗi người hãy tự tạo lập ý thức vứt rác đúng nơi quy định, cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, không còn rác thải.
# Học tốt #
Nguồn : Mạng
DÀN Ý:
I. Mở bài:giới thiệu sự việc, vấn đề (kể về chuyện đời thường)
Ví dụ: ( kể về bác hàng xóm)
Nhà em ở một vùng quê nhỏ đầy tình yêu thương và quý mến. ở xóm em mọi người luôn luôn quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Trong xóm em thích nhất là chú Tùng, chú Tùng rất vui tính và giỏi giang.
II. Thân bài: kể về chuyện đời thường ( kể về bác hàng xóm)
1. Kể khái quát về bác hàng xóm
2. Kể chi tiết về bác hàng xóm
a. Kể về ngoại hình của bác hàng xóm
b. Kể tính tình của bác hàng xóm
c. Kể vê những việc làm của bác
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyện đời thường
~ Gió ~
Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý:Chàng là Thái Tử con của Ngọc Hoàng được sai xuống đầu thai.Và được sinh ra trong 1 gia đình nông dân nghèo đã cao tuổi mà chưa có con.Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chàng đã chém chằn tinh giúp dân và lấy được bộ cung tên vàng ở chỗ nó.Chàng còn bắn đại bàng cứu được công chúa cho nhà Vua,chàng còn cứu Thái Tử con vua Thủy Tề ở dưới nước và được tặng 1 cây đàn kì diệu để đánh đuổi quân của 18 nước chư hầu.Vì những chiến công đó nên Thạch Sanh được cưới công chúa làm phò mã và được vua truyền ngôi.
TL :
Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý:Chàng là Thái Tử con của Ngọc Hoàng được sai xuống đầu thai.Và được sinh ra trong 1 gia đình nông dân nghèo đã cao tuổi mà chưa có con.Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chàng đã chém chằn tinh giúp dân và lấy được bộ cung tên vàng ở chỗ nó.Chàng còn bắn đại bàng cứu được công chúa cho nhà Vua,chàng còn cứu Thái Tử con vua Thủy Tề ở dưới nước và được tặng 1 cây đàn kì diệu để đánh đuổi quân của 18 nước chư hầu.Vì những chiến công đó nên Thạch Sanh được cưới công chúa làm phò mã và được vua truyền ngôi.
Tôi là một cậu bé tám tuổi, vốn hay được mọi người trong làng gọi là em bé thông minh. Một hôm, khi đang phụ giúp cha đập đất làm ruộng, tôi bỗng thấy có một viên quan ăn mặc cao sang từ đâu cưỡi ngựa đi tới. Khi đến gần, viên quan ấy mới cất tiếng hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Cha tôi chưa biết trả lời thế nào, tôi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe tôi hỏi lại như thế thì lộ ra vẻ sửng sốt. Sau đó ông ta mỉm cười có vẻ mừng rỡ hỏi tên họ làng xã quê quán của hai cha con tôi rồi phi ngựa một mạch đi. Không lâu sau đó, đột nhiên vua sai ban cho làng tôi ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Khi nhận được lệnh vua thì dân làng tôi ai nấy đều tưng hửng và lo lắng không hiểu thế là thế nào. Tôi nghe rõ ngọn ngành đầu đuôi câu chuyện, cha cả ngày đều liên tục thở dài, thấy vậy tôi bèn bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng làm thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo việc đó.
Cha tôi sửng sốt nhưng tôi quả quyết:
- Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc.
Ngày hôm sau, cha tôi vội ra đình trình bày câu chuyện. Cả làng nghe nói ban đầu vô cùng ngờ vực, bắt cha con tôi phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cha con tôi khăn gói tìm đường tiến kinh. Đến hoàng cung, tôi bảo cha đứng ở ngoài, còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu tôi vào, phán hỏi nguyên do
- Tâu đức vua tôi đá mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua phán:
– Muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố mày, chứ bố mày là giống đực, làm sao mà đẻ được!
Thấy mọi chuyện đều đúng như dự đoán, tôi tươi tỉnh đáp:
- Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!
Vua cười bảo:
- Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?
- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Vua và đình thần gật gù rồi sai người đưa hai cha con tôi đi sắp xếp chỗ ăn ở. Qua hôm sau, bỗng có sứ nhà vua mang tới cho một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Nhanh chóng suy nghĩ, tôi liền bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
– Phiền ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con tôi vào, ban thưởng rất hậu.
Một hôm, triều đình bỗng mời sứ thần ra ở công quán nơi tôi và cha ăn ở. Và khi nghe nói xâu chỉ vào vỏ ốc, tôi bèn chỉ cho cách dung con kiến càng để phá giải câu đố. Quả nhiên cách ấy hiệu nghiệm trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng. Rồi sau đó, vua phong cho tôi làm Trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho tôi ở, để tiện hỏi han.
Nguồn : Mạng
Ngày xưa, nhà vua lệnh cho một viên quan đi dò la khắp cả nước xem nước ta có người tài nào hay không. Viên quan nhận lệnh bèn đi khắp cả nước, đi đến đâu viên quan cũng đặt ra những câu hỏi oái oăm để thử thách mọi người với mong muốn giúp vua tìm người tài. Nhưng dù đã tốn rất nhiều công sức nhưng viên quan vẫn chưa tìm được người nào thật sự tài giỏi.
Một hôm, ta cùng cha đang làm đồng, cha ta đánh trâu cày, còn ta đập đất thì viên quan nọ nhìn thấy, liền hỏi cha ta:
- Này ông lão, trâu của ông một ngày cày được mấy đường?
Trước câu hỏi bất ngờ, cha ta không biết phải trả lời thế nào. Ta liền đáp lại viên quan:
- Tôi hỏi ông câu này trước nhé. Nếu ông trả lời được ngựa của ông một ngày đi được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu nhà tôi một ngày cày được mấy đường.
Bị ta hỏi vặn lại, viên quan vô cùng sửng sốt không biết đáp sao cho ổn. Chợt mắt ông lóe lên đầy phấn khởi, ông hỏi rõ họ tên, quê quán của cha con ta rồi nhanh chóng lên ngựa trở về kinh thành.
Ít lâu sau, làng ta được nhà vua ban cho ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, lệnh cho làng ta phải nuôi ba con trâu sao cho chúng đẻ được chín con trâu khác và hẹn năm sau phải nộp đủ số lượng, nếu không cả làng sẽ phải chịu tội.
Người dân làng tôi khi biết tin, ai cũng lấy làm lo sợ, sửng sốt, không biết làm sao cho ổn. Bao nhiêu cuộc họp làng, ý kiến được đưa ra nhưng vẫn không tìm được cách giải quyết ổn thỏa. Ai cũng cho đây là một tai họa. Mấy ngày sau thì chuyện đến tai tôi. Biết là nhà vua muốn thử mình, tôi liền bảo với cha:
- Chẳng mấy khi được nhà vua ban lộc, cha cứ bảo dân làng làm thịt hai con trâu, đồ hai thúng gạo nếp để cả làng đánh chén một bữa cho thỏa thích. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta xin làng làm phí cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc này.
Cha tôi mới đầu nghe cũng còn ngần ngại, nhưng trước sự tự tin, quyết tâm của tôi, cha tôi, cha tôi đành ra thưa chuyện với dân làng. Mọi người nghe xong cũng thấy hoang mang, bắt hai cha con tôi làm giấy cam đoan, rồi mới dám mổ trâu ăn thịt.
Mấy ngày sau, hai cha con tôi khăn gói lên đường vào kinh. Khi đến cổng hoàng cung, tôi bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhân lúc lính canh không để ý, tôi liền lẻn vào sân rồng, khóc um lên. Vua quan trong triều nghe thấy, liền ra hỏi:
- Thằng bé kia là ai? Sao lại đến đây mà khóc?
Tôi liền giả vờ mếu máo:
- Tâu bệ hạ, mẹ con mất sớm, vậy mà cha con không chịu đẻ em bé để con có bạn chơi cùng. Vì thế con mới khóc. Mong bệ hạ hãy hạ lệnh để cha con đẻ con cho con được nhờ.
Vua nghe thế liền bật cười:
- Thằng bé này hay nhỉ. Ngươi muốn có em thì phải kiếm vợ mới cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ con được.
Tôi nghe vua nói thế, liền đáp:
- Vậy sao vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực để đẻ ra chín con trâu con. Giống đự thì làm sao mà đẻ được.
Nhà vua nghe vậy, biết là bị lừa, liền tươi tỉnh đáp:
- Ta thử nhà ngươi đấy mà. Thế làng ngươi không biết đường mà mổ trâu đánh chén với nhau à?
- Tâu, làng con biết là lộc vua ban, nên đã làm thịt, nấu cơm đánh chén với nhau rồi ạ.
Vua cùng các triều thần đều gật gù khen ta thông minh. Nhưng nhà vua vẫn tiếp tục thử ta. Hôm sau, khi hai cha con ta đang dùng bữa tại công quán thì vua sai một viên quan mang đến một con chim sẻ, lệnh cho ta phải làm ra được ba mâm cỗ. Ta liền đưa cho viên quan một cây kim và bảo:
- Xin ông về tâu với vua, rèn cho tôi cây kim này thành một con dao bén để tôi làm thịt chim.
Vua nghe xong mới tâm phục khẩu phục, gọi cha con ta ra ban thưởng rất hậu.
Bấy giờ, có nước láng giềng lúc nào cũng lăm le xâm lược đất nước ta. Họ cử viên viên sứ giả sang thăm dò xem nước ta có nhân tài nào không. Viên sứ giả đến mang theo một con ốc vặn dài, rỗng hai đầu và một sợi chỉ mảnh, đố các quan trong triều làm thế nào để xâu được sợi chỉ qua ruột ốc. Các quan làm đủ mọi cách: người thì dùng miệng hút, người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu. Nhưng tất cả đều vô hiệu. Vua bèn mời sứ giả ở lại cung nghỉ ngơi vài ngày, kéo dài thời gian cho người đi hỏi ý kiến ta. Viên quan đến gặp ta đúng lúc ta đang chơi đùa cùng lũ trẻ sau nhà. Nghe chuyện, ta liền hát một câu:
- “ Tang tính tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang.
Tang tình tang! Tính tình tang!”
Sau đó ta bảo với quan viên:
- Không cần ta phải vào cung đâu, ông cứ làm theo những gì ta vừa bảo là được.
Viên quan mừng rỡ quay về bẩm báo lên nhà vua. Vua cho người làm theo lời cậu bé. Quả nhiên con kiến đã mang sợi chỉ xuyên qua vỏ ốc trước cặp mắt thán phục của sứ giả láng giềng. Sau đó, nhà vua liền gọi hai cha con ta vào cung, phong làm trạng nguyên, còn sai người xây dinh thự ngay trong hoàng cung cho ta ở để tiện hỏi han.
Giờ đây, ta đã trở thành một thân cận bên nhà vua. Có vấn đề gì liên quan đến đất nước, vua đều bàn bạc cùng ta để đưa ra quyết định đúng đắn. Nhờ trí thông minh của mình, ta đã đẩy lùi được khát vọng xâm lăng của nước láng giềng. Hi vọng với trí thông minh của mình, ta sẽ cống hiến cho thêm được nhiều điều cho đất nước, cho nhân dân.
~ Gió ~
ko viết luật cho bạn đăng miết ak
mún thì nói với mấy đứa trong trường
đừng nói ở đây mất trật tự lắm nha
cs 1 bạn của mik vì olm này nói tục quá nhiều nên đã bỏ nick
Tôi là một chú voi già trong đoàn xiếc ở kinh thành. Ngày nọ, ông chả đưa chúng tôi về một làng quê để biểu diễn. Ở đây, có lẽ người ta chưa từng thấy anh em họ hàng của tôi bao giờ nên nhắc đến voi ai cũng háo hức. Vé bán một buổi sáng mà đã hết veo!
Buổi chiều hôm ấy, cậu bé giúp việc đưa tôi ra đồng ăn cỏ, lúc trở về, cậu lại dắt tôi ra chợ để mua đồ. Đang đi, trên đường có năm ông thầy bói già cứ đùn đẩy nhau điều gì không rõ. Bác bán rau nói với cậu bé đi cùng tôi: "Này cháu! Năm ông thầv bói muốn cháu dừng con voi lại để họ xem nó thế nào có được không?". Cậu bé nhìn tôi như muốn hỏi ý kiến, thấy tôi huơ vòi cậu bèn vui vẻ nhận lời. Thú thực, tôi thấy xúc động vì tấm lòng của người dân nơi đây dành cho mình. Bởi vậy, ai nỡ từ chối đề nghị như thế của những người già, họ lại bị mù nữa cơ chứ. Thật tội nghiệp quá!
Tôi dừng lại, năm ông thầy bói theo lời hướng dẫn của cậu bé đi cùng, để gậy lại gần tôi. Năm người bọn họ, người ôm chân tôi, người xoa vòi tôi, người sờ tai tôi, người lại vuốt ngà tôi, người thứ năm thì cứ vỗ tay bồm bộp vào bụng tôi! Tôi thấy nhột lắm nhưng gắng nín nhịn chiều họ. Đột nhiên, ông sờ vòi nói to:
- Ôi chao! Tôi tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Ông sờ ngà tiếp lời:
- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn.
Ông thầy sờ tai không chịu nhường:
- Ai bảo thế! Nó hò hè như cái quạt thóc.
- Nhầm! Nhầm hết. Nó như cái cột đình - Thầy sờ chân quát to!
Thầy sờ đuôi giơ gậy lên như sẵn sàng đánh nhau với ai:
- Bốn ông sao ngốc nghếch thế! Nó lun tủn như cái chổi sể cùn!
"Như con đỉa!", "Như cột đình!", "Như đòn càn",... Năm ông ỏm tỏi với nhau, mặt ai cũng đỏ gay gắt. Cậu bé đi cùng hốt hoảng đẩy mấy ông thầy kì lạ kia ra. Còn tôi lúng túng tìm cách thoát ra khỏi đám đông đang xúm xít lại xem.
Tối hôm ấy, dân làng đến xem chúng tôi rất đông. Nhìn thấy tôi, tất cả ồ lên võ tay. Họ còn bàn tán ríu ran về chuyện mấy ông thầy bói. Thì ra, tôi đi khỏi rồi, năm ông còn đánh nhau đến chảy máu đầu!
Tôi vừa buồn cười, vừa tức giận. Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của tôi và bảo rằng đó là cả con voi tôi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi tôi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá các thầy ấy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi cậu bé đi cùng tôi... thì đã biết tôi là như thế nào và đâu đến nỗi đánh nhau đến thế!
Bạn định chép bài của người ta để viết bài viết số 2 chứ gì? Mình biết rồi (không có chê bạn)
Ở Quận Cao Bình có 2 vợ chồng già ao ước có con . Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai . Khi Thạch Sanh lớn, bố mẹ đã chết , Thạch Sanh được thần dạy võ nghệ .
- Lí Thông kết nghĩa, gạ Thạch Sanh về ở cùng .
- Lí Thông lừa Thạch Sanh chết thay . Thạch Sanh giết chằn tinh, lấy được cung tên vàng, bị Lí Thông cướp công .
- Thạch Sanh giết đại bàng, giải cứu công chúa và con vua Thủy Tề
- Thạch Sanh bị hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, bị nhốt vào ngục . Nhờ cây đàn, Thạch Sanh được minh oan và chữa cho công chúa khỏi câm . Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt
- Thái tử 18 nước sang gây chiến . Thạch Sanh đem đàn ra gẩy. Thạch Sanh cho họ nghe đàn, ăn cơm . Chúng xin hàng .
- Thạch Sanh lấy công chúa, được nối ngôi vua .
kham khảo
Nói không với rác thải nhựa
vào thống kê
hc tốt