K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:    …. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp…. Câu 1. (2đ):...
Đọc tiếp

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

    …. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp….

 

Câu 1. (2đ): Đoạn trích trên có trong văn bản nào? Của ai? Văn bản được sáng tác năm nào và viết theo thể loại gì?

Câu 2. (1.đ) : Xác định trạng ngữ có trong câu văn sau:

   “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.”

Câu 3. (1đ): Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu văn sau. Biện pháp ấy được thể hiện qua từ ngữ nào?

         “Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”

Câu 4. (2đ): Xác định thành phần vị ngữ trong câu văn sau và cho biết cấu tạo của vị ngữ.

       “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.”

Câu 5. (2đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 6. (1đ): Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn trích trên là:

A.   Nhân hóa, điệp ngữ, so sánh.          C. So sánh, nhân hóa, hoán dụ.

B.   Nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ.             D. Nhân hóa, chơi chữ, ẩn dụ.

Câu 7. (1đ): Kể tên 1 văn bản khác mà em biết cũng nhắc đến hình ảnh cây tre.

                                                 

0
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới:Một ngày cuối thu, tôi và Trũi lên đường. Hôm ấy, nước đầm trong xanh. Những áng cỏ mướt rời rợi. Trời đầy mây trắng. Gió thu hiu hiu thổi như giục lòng kẻ ra đi.Chúng tôi, ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường. Non sông và phong tục, mỗi nơi một lạ, mỗi bước rời chân mỗi thấy tuyệt vời. Nhìn không biết chán....
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới:

Một ngày cuối thu, tôi và Trũi lên đường. Hôm ấy, nước đầm trong xanh. Những áng cỏ mướt rời rợi. Trời đầy mây trắng. Gió thu hiu hiu thổi như giục lòng kẻ ra đi.

Chúng tôi, ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường. Non sông và phong tục, mỗi nơi một lạ, mỗi bước rời chân mỗi thấy tuyệt vời. Nhìn không biết chán. Mỏi chẳng muốn dừng. Ngày kia, chúng tôi mê mải đi, tối lúc nào không biết. Một lúc, mặt trăng trắng bạch từ từ nhô lên.

Đêm ấy, trăng sáng lắm. Tôi bàn với Trũi, nhân đêm sáng trăng, trời đẹp và mát, ta cứ đi, không cần ngủ đỗ. Nhưng nửa đêm, trời nổi cơn mưa lớn. Chúng tôi ẩn lại dưới tàu lá chuối, cả đêm nghe mưa rơi như đánh trống trên đầu. Sáng hôm sau, bừng mắt dậy, trời đã tạnh hẳn. Tôi nhìn ra trước mặt, thấy một làn nước mưa mới chảy veo veo giữa đôi bờ cỏ.

Tôi bảo Trũi: “Mấy hôm chúng mình cuốc bộ đã nhiều, bây giờ ta thử xuống sông đi thuỷ một chuyến”. Trũi nghe ngay. Trũi bàn mỗi đứa nên đi một chiếc thuyền bằng lá bèo sen nhật khô. Mùa nước lớn muộn này, cái giống bèo sen nhật trôi lang thang mặt nước vẩn vơ như chim vỡ tổ. Mỗi chiếc lá có một bầu phao khô to như quả trứng, cưỡi lên thì nhẹ và êm lắm. Tôi bàn thêm: lấy vài lá sen nhật ghép lại đóng thành bè đi chung, tiện hơn nhiều. Chúng tôi bèn ghép ba bốn cánh bèo sen lại, làm một chiếc bè. Bè chúng tôi theo dòng trôi băng băng.

(Dế Mèn và Dế Trũi, Tô Hoài)

a. Xác định nội dung chính và nêu phương thức biểu đạt của đoạn văn trên. 

b. Tìm một trạng ngữ có trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của trạng ngữ đó. 

c. Tìm 2 từ ghép và 2 từ láy có trong đoạn văn trên.

d. Qua đoạn văn trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? Hãy trả lời từ 3 - 5 câu.

Các bạn giúp mình với ;-;

0
Chuyện về một bữa sáng“Con hẻm đối diện một trường đại học, sáng nào cũng khá ồn ào. Trong hẻm người ta bán đồ ăn sáng, có đủ loại: cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì... Tùy nghề nghiệp, sở thích, túi tiền mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau...Sáng nào tôi cũng thấy có hai sinh viên, chắc là bạn cùng phòng trọ, ra đầu hẻm mua bánh mì. Họ học trường đại học bên kia...
Đọc tiếp

Chuyện về một bữa sáng

“Con hẻm đối diện một trường đại học, sáng nào cũng khá ồn ào. Trong hẻm người ta bán đồ ăn sáng, có đủ loại: cơm tấm, hủ tiếu, phở, xôi, bánh mì... Tùy nghề nghiệp, sở thích, túi tiền mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau...

Sáng nào tôi cũng thấy có hai sinh viên, chắc là bạn cùng phòng trọ, ra đầu hẻm mua bánh mì. Họ học trường đại học bên kia đường. Áo đồng phục, một tay xách cặp, tay kia cầm ổ bánh mì, họ cùng qua đường, khuất trong làn xe ngược xuôi tất bật.

"Bữa sáng là bữa của vua...". Tivi cũng tuyên truyền rằng mọi người nên ăn sáng để lấy sức lực cho một ngày làm việc, lao động, học tập vất vả. Tôi vốn quen dậy trễ, ăn sáng vội vàng, qua loa, cốt để xế trưa mắt không hoa, bụng không đói. Bữa sáng chỉ có thế, thành một thói quen, một nhu cầu hay đơn giản chỉ vì sợ không ăn sáng sẽ bị mẹ mắng.

Một sáng nọ tôi dậy sớm, thủng thẳng ra đầu hẻm mua bánh mì. Thành phố buổi sáng không khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhàng như vỗ về ai. Lại thấy hai sinh viên từ trong hẻm đi ra. Họ dừng lại bên xe bánh mì. Nhưng một cậu hơi lúng túng: "Cậu mua đi. Tớ không ăn đâu". Cậu kia ngạc nhiên: "Sao lại thế?". Rồi như chợt nhớ ra, cậu "à" lên một tiếng. Nhận thấy ổ bánh của mình, cậu nhanh nhẹn bẻ ra làm đôi và đưa một nửa cho bạn: "Chia đôi nhé! Hạt muối bé tí khi cần còn xẻ đôi được, huống chi ổ bánh to đùng này". Cậu nháy mắt, cười hồn nhiên.

Hai người, vẫn áo đồng phục, tay xách cặp, mỗi người cầm nửa ổ bánh, sánh vai nhau qua đường. Tôi bồi hồi trông theo. Nếu như lúc nãy cậu sinh viên kia không bẻ đôi ổ bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ khác, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy. Ánh mắt ấm áp, nụ cười gần gũi ấy đã gửi lại một điều gì đó khiến bữa sáng tưởng quen bỗng hóa lạ lùng, tôi như vừa khám phá một điều gì bấy lâu nay mình chưa từng nghĩ đến.

Cũng một bữa ăn sáng, có người chỉ no bụng, có kẻ lại ấm lòng”.

  (Theo https://vndoc.com bài viết 5 câu chuyện hay, cực kì ý nghĩa về tình bạn)

Câu 1: Văn bản trên được kể theo ngôi nào?

A.             Ngôi thứ nhất

B.             Ngôi thứ hai

C.             Ngôi thứ ba

D.             Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 2: Những phép tu từ được sử dụng trong câu “Thành phố buổi sáng không khí còn thoáng mát, nắng chỉ mới khẽ chạm chân lên những tán lá, nhẹ nhàng như vỗ về ai” là:

A.             Ẩn dụ

B.             Hoán dụ

C.             Nhân hóa

D.             Liệt kê

Câu 3: Tác giả ngụ ý điều gì khi kể rằng sáng nào cũng thấy hai bạn sinh viên cùng mua bánh mì ở đầu hẻm, cùng nhau đi học, khuất trong làn xe tất bật?

A.             Hai sinh viên rất thích ăn bánh mì vào bữa sáng

B.             Hai sinh viên cùng phòng trọ nên giờ giấc sinh hoạt giống nhau

C.             Hai sinh viên là những người bạn khá gắn bó

D.             Hai sinh viên có thói quen ăn sáng qua loa giống tác giả.

Câu 4: Theo em, cậu sinh viên trong đoạn văn “Họ dừng lại bên xe bánh mì. Nhưng một cậu hơi lúng túng: "Cậu mua đi. Tớ không ăn đâu". Cậu kia ngạc nhiên: "Sao lại thế?". Rồi như chợt nhớ ra, cậu "à" lên một tiếng” chợt nhớ ra điều gì?

A.             Bạn của mình hôm nay không muốn ăn sáng.

B.             Bạn của mình đang khó khăn về chi phí sinh hoạt.

C.             Bạn của mình muốn đổi món cho bữa sáng không bị lặp lại.

D.             Bạn của mình muốn mua đồ ăn sáng giàu dinh dưỡng hơn.

Câu 5: Dòng nào không nêu lên thông điệp của văn bản?

A.             Bữa sáng rất quan trọng, cần ăn uống đủ chất

B.             Cuộc sống sẽ đẹp hơn khi chúng ta biết yêu thương và sẻ chia.

C.             Bạn tốt là người ở bên ta, cùng sẻ chia hạnh phúc cũng như khó khăn

D.             Tình yêu thương có sức mạnh lan tỏa, thắp sáng trái tim người khác.

Câu 6: Giải nghĩa các từ “lúng túng”, “bồi hồi”, “ngẩn ngơ”, các từ trên thuộc loại từ nào xét về cấu tạo? Đặt câu có sử dụng một trong các từ trên.

Câu 7: Theo em vì sao tác giả lại nói “Nếu như lúc nãy cậu sinh viên kia không bẻ đôi ổ bánh mì cho bạn mà bỏ tiền mua thêm một ổ khác, có lẽ tôi đã không ngơ ngẩn đến vậy”? 

0

"nhặt rác bỏ vào thùng rác dùm cái " ko chắc . mà kệ

HT

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi            Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè.. như gọi thấp xuống những vì sao sớm.Ban đêm, trên bãi...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi 

           Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè.. như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như như một tấm thảm nhung khổng lồ. Có cái gì như cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đây là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đơi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng  khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi! Cánh diều tuổi thơ ngọc ngà bay đi, mang đi nỗi khát khao của tôi.

 

Dòng nào nêu đúng ý nghĩa của ngữ liệu trên?

A.   Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời..

B.   Cánh diều mang theo những ước vọng xa xăm, được đặt chân tới khám phá những vùng đất mới của đám trẻ mục đồng.

giúp mình với, hứa sẽ tick

0