K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2017

đề đây : 

1)Nêu đặc điểm của môi trường nhiệt đới

 Chỉ ra sự khác nhau giữa môi trường xích đạo ẩm và môi trường nhiệt đới

2) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa tỉ lệ gia tăng dân số với tài nguyên môi trường ở đới nóng

    Nêu giải pháp để ổn định tỉ lệ dân số 

16 tháng 10 2017

Địa lí lớp 7 nha các bn! Mk cần trong hôm nay.

16 tháng 10 2017

mình giai nhu vay dung ko cac ban

Ta có SIR = SIH + HIR

Theo định luật phản xạ ánh sáng

SIH = HIR

-> SIR = SIH+ HIR = 2SIH

=> SIH = SIR : 2 = 60 : 2 = 30

Vậy góc hợp bởi gương với phương ngang là 30 độ

Nhờ các bạn nhận xét giùm

16 tháng 10 2017

Bài làm:

Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát. Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.

Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thoả sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những nhạc công “ve sầu” râm ran tiếng hát.

Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng. Mùa hoa phượng rạo rực đã kết thúc. Cây phượng già lại trở về với dáng vẻ thân quen vốn có hàng ngày, vẫn tiếp tục hân hoan chào đón chúng em tung tăng cắp sách đến trường.

Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất.

– HẾT –

tham-khao-nhung-bai-van-hay-ta-cay-phuong-vi-hinh-anh-2

16 tháng 10 2017

Trong cuộc sống và những kỷ niệm học sinh, mùa hạ thường đến bằng mùa thi, cùng với những nhánh phượng vỹ đỏ ối lấp ló báo hiệu ngày chia taỵ Cùng với mầu đỏ rực của phượng vỹ, là những hàng lưu bút, là những món quà nho nhỏ lưu niệm tặng nhau của những cô cậu học trò.

Phượng vỹ dường như là nhân chứng cho những tình yêu, lãng mạn mơ mộng vu vơ của thời học trò áo trắng cắp sách. Và còn nhiều nữa. Trong mỗi chúng ta, nếu đã trải qua thời áo trắng đến trường, ắt hẳn mỗi người đều mang một kỷ niệm đặc biệt, gắn liền với phượng vỹ.Từ bao giờ, phượng vỹ trở thành biểu hiện của mùa hạ, và của một thời học trò. Có phải vì thế mà phượng vỹ còn có cái tên Hoa Học Trò ?

Phượng Vỹ có thật nhiều tên, từ tên khoa học Delonix regia, thuộc gia đình Caesalpiniaceaẹ Họ poincianas có cùng một họ với đậu(Leguminosae), giống Delonix. Nguyên giống phát xuất từ Madagascar, phượng vỹ đã được đi du lịch đến khắp mọi miền nhiệt đới trên thế giới, nhất là đông nam Á và châu mỹ Latin. Cũng vì vậy, phượng vỹ đã có thật nhiều tên gọi thông thường theo từng ngôn ngữ, ví dụ như: royal poinciana, flame tree, flambouyant, flame of the forest, 'ohai-'ulăHawaiian), Semarak Api(Malay), Flameadors(Tây Ban Nha) hoặc Phượng Vỹ, v.v. Có lẽ vì mầu sắc rực rỡ đỏ rực nổI bật trên nền trời, nên phượng vỹ được so sánh như những ngọn lửa giữa rừng chăng ? Chỉ biết rằng, mầu đỏ thắm của phượng vỹ đã được thổ dân vùng Madagascar cho vào hạng hoàng tộc của thảo mộc, cũng như nó được công nhận là hoa biểu tượng cho xứ Puerto Rico.

Thuộc vào loại thân mộc, cây phượng vỹ cao khoảng 6-12 mét, với tàn lá xoè rộng như chiếc dù lớn, với những cành dài khoảng 20-40cm, dầy đặc những lá kép nhỏ li ti. Hoa phượng đỏ thẫm, đường kính khoảng 6-10cm mỗi hoa, với năm cánh hoa xoè rộng. Cánh hoa đỏ thẫm với những đốm đậm li ti trên cánh, và một trong năm cánh hoa mầu vàng cam, với những đốm đỏ thẫm, hơi quăn góc, và thô hơn những cánh còn lại. Bên trong nhụy hoa là tập hợp của mười nhánh, dài khoảng 10cm, với phấn hoa thu hút ong bướm. Sau khi hoa tàn, từ đài hoa mọc ra trái phượng, dẹp và dài khoảng 2 feet, khi chín đen thẫm và vỏ cứng, với hạt phượng mầu nâu thẫm bên trong. Trái phượng có thể được dùng làm củi đốt. Ở những miền quê Việt nam, đôi lúc hạt phượng được đem rang trong cát để ăn vì có nhiều dầu, vị bùi bùi thơm thơm. 

Trong ngành tinh chế hóa chất, hương và dầu thơm(essence) của phượng vỹ được dùng trong việc xoa bóp(massage) làm giảm căng thẳng cơ bắp. Hương phượng vỹ giúp chúng ta có thể tách rời khỏi những phiền toái, và những cuộc tranh cãi không cần thiết. Biết sử dụng hương hoa phượng, người ta có thể thoải mái hơn, cũng như cảm thấy nhẹ nhàng hơn để bắc nhịp cầu liên lạc giữa người với người.

Bởi mùi hương hơi nồng, nhưng lại rất dễ dàng ăn sâu vào lòng người, cũng như sự chuyển vận và dễ dàng hoà nhập vào môi sinh, phượng vỹ vì thế được người ta tin tưởng có tác dụng làm cho con người bớt căng thẳng, dễ dàng kết bạn, dễ đi sâu vào lòng người…Nó giúp người ta giao thiệp dễ dàng hơn, và lịch sự hơn với nhau, cũng như vượt qua được những bực bội, giận dữ, để tâm hồn thoải mái hơn. 

Phượng Vỹ được gọi là mệnh phụ của những loại cây cảnh. Với tán cây rực rỡ, hào nhoáng mỗi khi hoa nở rộ, loại cây duyên dáng này xứng đáng để được liệt kê vào hạng hoàng tộc trong tất cả các loại cây cảnh. Phượng vỹ nở rất lâu, và mùa phượng vỹ thường kéo rất dài, từ tháng năm, sáu đầu mùa hạ, cho đến cuối muà vào tháng chín.

Thông thường vào mùa hạ ở những vùng nhiệt đới hay có giông bão, thế mà phượng vỹ lại rất kiên cường, và rất đáng ngạc nhiên rằng sau những cơn mưa bão đó, cây vẫn không bị đốn, và hoàn toàn không sao cả. Chỉ có những cành cây dòn sẽ gẫy, để cho cả lùm cây phượng không bị đốn vì gió. Có thể vì thế mà cây phượng tồn tại được dưới trời bão chăng ?

Vì cái đẹp của phượng vỹ, và vì sự bền bỉ của cây phượng qua bao nhiêu năm tháng, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, phượng vỹ có lẽ vì thế được ưa chuộng trong những khuôn viên học đường. Cũng có lẽ vì vậy mà phượng vỹ thường hay được trồng trong những công viên, dọc theo hai bên đường phố hầu tạo được bóng mát trên đường, và làm cảnh đẹp mỗi muà phượng nở.

Có lẽ vì vẻ đẹp của hoa phượng khá rực rỡ, lại rất lạc quan, nên mỗi năm vào tháng sáu, miền nam Florida thường tổ chức hội hoa Phượng Vỹ (Royal Poinciana Fiesta) để cùng thưởng hoa, như người Nhật thường có hội hoa Sakura chăng ? Chỉ biết, hàng năm, tại quê nhà, mỗi mùa phượng vỹ nở rộ, là mỗi người trong chúng ta lại nao nao nhớ về một mùa phượng vỹ riêng của chính mình.

Cũng có lẽ vì vẻ đẹp của phượng vỹ mà biết bao người, từ Âu đến Á, đã viết biết bao nhiêu mẩu truyện, làm biết bao nhiêu bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm bao nhiêu bản nhạc riêng cho phượng vỹ, ví dụ như bản "Poinciana", và có phải vì thế, bao tâm hồn thi sĩ bắt đầu biết nhớ, và biết mong "Sớm Nở Phượng Yêu".



 

16 tháng 10 2017

Hồ Gươm xanh ngắt

Trong vắt ơi à sớm mai rằng

Tôi lý ơi à sớm mai

Rằng tôi lới ơi à sớm mai

ai đem a tình tính tang tình rằng

Lung linh trời rộng rung động biết bao tâm tình

Rằng tôi lý ơi à nước non rằng tôi lới ơi à nước nom

16 tháng 10 2017

bạn có bài nào về chủ đề nhà trường ko vậy cho mình xin với

16 tháng 10 2017

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ này trong một trận quân ta chiến đấu chống quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng.

Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tông do Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hống và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.

Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ ba (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giặc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lay ý chí chiến đấu của đối phương.

Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không có gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt Nam bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.

Bài thơ Sông núi nước Namthể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ. (Dịch là Sông núi nước Nam):

Sông núi nước Nam vua Nam ở,

Vằng vặc sách trời chia xứ sở.

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi nước Nam vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân ta phải gian khổ đấu tranh bao đời chống ngoại xâm mới giành lại được.

Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước ta nên chúng khăng khăng không chấp nhận.

Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xưng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện tồn tại trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế)cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xưng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu và gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.

Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải dấy binh hỏi tội. Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội... chuẩn bị cho cuộc xâm lược của chúng ngay bên đất chúng. Cho nên chủ tướng họ Lí nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.

Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư(Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có bờ cõi riêng.

Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do trời định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ởcâu trên càng tăng thêm giá trị.

Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?(Giặc dữ cớ sao phạm đên đây?) là câu hỏi đốivới binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc (rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa ngạc nhiên vừa khinh bỉ của tác giả. Ngạc nhiên tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịch lỗ, tức lũ giặc cướp nước ngỗ ngược, ngang tàng.

Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã đặt dân tộc Việt vào tư thế chủ nhà và tin rằng mình có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.

Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cái phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.

Câu thư tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư(Chúng mày nhất định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.

ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc dữ, là nghịch lỗthì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới nhưng không hàm ý thân mật, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặp trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta đâu phải dễ đánh bại nhưng vì hành động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao độ.

Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hưcó nghĩa là: Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm 'phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người.

Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.

Bài Thơ thầnra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gay go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.

Tính chất chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.

Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Namcủa Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dần tộc Việt Nam.

17 tháng 10 2017

- thiên thư , nhật nguyệt , thi nhân,thiên địa ,sơn hà 

(Vì TGĐL có các tiếng đều có nghĩa , bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp)

16 tháng 10 2017

Đặt câu : 

Hễ - Thì :

Hễ em được điểm cao thì bố mẹ em đều thưởng .

Sỡ dĩ - là vì :

Sỡ dĩ Nam luôn bị chê cười là vì Nam quá ham chơi và lười học .

16 tháng 10 2017

Hễ trời mua thì Nam lại nghỉ học

Sở dĩ Nam đi học trễ là vì nhà bạn ấy ở xa

16 tháng 10 2017

Ngay từ nhỏ, tôi đã từng được nghe nói nhiều về tre về trúc, mà sao tôi trưa thấy chúng ngoài đời thường bao giờ, chúng xuất hiện trên những bức tranh, quyển sách mà tôi mua. ‘’Có lẽ mình chỉ biết lợi ích và hình của chúng qua sách thôi’’- tôi đã từng nghĩ như thế khi đọc xong quyển sách về loài cây được coi là biểu tượng của dân tộc VN này. Qua những câu hỏi đó, tôi càng muốn hiểu hơn về chúng, càng yêu quý chúng hơn qua từng lợi ích, vẻ đẹp của loài cây này.
Nhưng những câu hỏi như thế chấm dứt khi tôi được về quê và bất ngờ thây. Đúng là ‘’trăm nghe không bằng mắt thấy’’ vẻ đẹp của loài tre mọc thành từng bụi này lại mọc xung quanh nhà ngoại tôi. Tôi biết ngay lúc đó là mình sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu về loài cây này hơn. Cái cảm giác háo hức, nôn nao cứ thúc tôi nhanh chóng đi tìm hiểu về chúng ngay khi vừa đặt chân xuống mảnh đất này.
Ngay trước mặt tôi là một bụi tre to lớn chừng sáu, bảy cây tre tụm vào nhau như thể hiện sự đoàn kết vĩnh cữu của dân tộc Việt Nam. Bên dưới là những bụi tre là những măng non đang mọc lên làm tôi nhớ đến hình ảnh cuộc thi ‘’Búp măng non’’ mà mình thường được nghe đến, mãi bây giờ mới hiểu đó chính là hình ảnh của một búp non tuy nhỏ nhưng sau này sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước xinh đẹp này. Tre mọc khắp đồng quê, tuy không đẹp nhưng chúng gắn bó với người dân ở đây hơn cả những loài cây như: hoa giấy, hoa hồng,.. suốt đời chỉ biết làm đẹp để khoe mình cho đến chết. Tre tuy khẳng khiu một màu xanh và ngày càng vàng đi khi nhìn thấy các búp măng lớn lên, nhưng chúng không phải là vô ích, chúng có thể là vật liệu để làm nên những chiếc giường, những chiếc tủ và vô vàn thứ khác mà ta từng thấy. Đối với người nông dân, còn gì tốt hơn sau nhiều giờ làm việc dưới các nóng gây gắt của ánh Mặt Trời thì được ngả lưng dưới bóng tre tươi mát Lúc này, tôi lại khám phá ra chính những chiếc diều mà tôi thường hay chơi lại có khung được làm từ tre. Sự ngạc nhiên ngày càng dâng cao khi chính tay tôi có thể dùng tre làm nhiều thứ mà mình không còn cơ hội làm khi quay lại thành phố. Nhưng có lẽ thứ mà bọn trẻ làng quê sợ nhất cũng chính là tre, ở đây đứa nào cũng sợ chiếc roi tre mắc đầu giường của bố mẹ mình mà chúng thường bị đánh khi mắc lỗi. 
‘’Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…’’
Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói thế, hình ảnh của tre quá quen thuộc với các bạn nhỏ qua hình ảnh nhân vật Thánh Gióng khi gẫy chiếc gậy sắt đã lấy bụi tre bên đường đập tan bọn giặc. Hình ảnh cây tre trăm đốt trong truyện cùng tên và hình ảnh đó ngày càng mở rộng ra khắp các lĩnh vực từ văn học đến những bộ phim như : ‘’ Cây tre Việt Nam’’.
‘’…Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi..’’
Qua 2 câu thơ đó, tôi càng khâm phục tre hơn, rõ ràng tre đã gắn bó với dân tộc ta suốt nhiều năm dài bị các nước khác xâm chiếm. Tre dựng lũy, dựng thành chống quân giặc, tre làm vũ khí cho nhân dân, tre làm những bãi chông ngăn bọn lính dù,… Tre luôn tiên phong trên con đường mở ra đến sự tự do và hạnh phúc của dân tộc ta.
‘’…Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều…’’
Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất.Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng:
’’Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù’’.
Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng của tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam

16 tháng 10 2017

Trong mỗi chúng ta, tuổi học trò là thời gian ngắn ngủi mà vui vẻ nhất. Nói đến tuổi học trò là những kỉ niệm buồn vui với thầy cô, bạn bè nhưng đọng lại đâu đó trong tâm trí em một hình ảnh đẹp nhất của tuổi học trò đó là một loài cây em yêu thích nhất – Cây hoa phượng.

bai-van-mau-lop-7-ta-loai-cay-em-yeu-thich-nhat-cay-phuong

( Ảnh minh họa )

Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ che mát cho cả một khoảng sân trường rộng lớn. Thân cây to và sần sùi, rễ nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những chú run khổng lồ. Những tán lá xum xuê, mỗi chiếc lá xanh ngắt đã góp phần xua tan đi những cái nóng nực của mùa hè. Những cành cây cùng với những chiếc lá vươn dài lên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây phượng có một sức sống thật mãnh liệt, sức sống dẻo dai, bền bỉ đã góp phần làm đẹp cho đất nước và con người Việt Nam.

Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc sân trường. Giờ ra chơi, dưới tán cây phượng các bạn nam thì đá cầu, bắn bi, còn các bạn nữ thì nhảy dây, chơi bịt mắt bắt dê…Cây phượng xòe bóng mát che cho chúng em ôn bài, vui chơi, giải lao sau những giờ học căng thẳng. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm – Những kỉ niệm khó phai.

Hoa phượng nở báo hiệu một năm học sắp kết thúc. Chúng em sẽ chia tay bạn bè để bước vào kỳ nghỉ hè dài ba tháng liền. Nhưng buồn nhất là phải chia tay cây phượng – loài cây em yêu thích nhất. Vì cây phượng là người bạn thân thiết nhất của tuổi học trò chúng em. Đối với các anh chị cuối cấp, khi nhìn thấy hoa phượng nở lại có tâm trạng bồi hồi, lưu luyến vì sắp phải chia tay bạn bè, thầy cô, mái trường không phải là ba tháng hè mà họ sẽ chia tay nhau để mỗi người bước vào một ngôi trường khác. Có thể họ còn học chung trường, chung lớp với nhau, nhưng cũng có thể là họ sẽ mỗi người một nơi mà chưa biết khi nào gặp lại nhau.

Lúc phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran cũng là lúc báo hiệu thời khắc chia tay đã đến. Vào những ngày cuối năm học, chúng em thi viết lưu bút và không quên ép cùng trang viết một bông hoa phượng đỏ rực. Những dòng lưu bút của những người bạn thân thiết không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Năm học kết thúc, phượng ở lại một mình, bơ vơ giữa sân trường, phượng buồn, phượng muốn khoe dáng với các bạn học sinh nhưng bây giờ sân trường đã vắng lặng, chỉ còn tiếng ve kêu. Phượng mong mùa hè chóng qua đi để lại được gặp lại những người bạn học trò.

Em yêu cây phượng bởi nó gắn liền với tuổi học trò của em, mang lại bao nhiêu ký ức về mái trường mến yêu và những cảm xúc không bao giờ phai nhạt trong tâm trí em. Dù có đi đâu về đâu em cũng không bao giờ quên được hình ảnh loài cây em yêu thích – Cây phượng – cây hoa học trò.