Món ăn cổ truyền của việt nam là gì vậy các cậu? Người việt nam thường dùng dù hay áo che mưa vậy?
Mình ở hàn quốc và mới sống ở việt nam 1 năm nên chưa quen và mình đang cố gắng học tiếng việt.
Cảm ơn. Mình yêu việt nam
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hôm nay trở về trường, hòa mình vào bầu không khí náo nức và tưng bừng của ngày lễ, những cảm xúc, hoài niệm trong em về bốn năm gắn bó với ngôi trường Gò Vấp chợt hiện về từ một miền ký ức. Hình ảnh quen thuộc của cánh cổng cũ kỹ, cây điệp già, gốc phượng, cột cờ cùng di ảnh Bác… đã khơi gợi lên những cảm xúc trong em, chúng hiện về thật mới mẻ và tinh khôi, hệt như em vẫn đang ngồi đây đó trên sân trường, vẫn là một cậu học trò nhỏ được dạy dỗ, chở che trong vòng tay yêu thương của các thầy cô – những cảm xúc thật khó diễn tả bằng lời.
Thấm thoắt đã hơn bốn năm trôi qua, ngày nào em còn là một cậu bé lớp Sáu mới bước chân vào trường, bỡ ngỡ, rụt rè, giờ đã trưởng thành hơn, đã đạt được nhiều ước mơ mà em ấp ủ. Bốn năm với những tháng ngày miệt mài học tập, rèn luyện, bốn năm nếm trải những thất bại, những vấp ngã đầu đời, và cũng biết đến hương vị ngọt ngào của thành công, biết tận hưởng niềm vui thành quả sau quá trình dài cố gắng, nỗ lực. Trong suốt thời gian đó, mái trường đã là nơi em dần trưởng thành hơn, là mái nhà nhỏ chan chứa bao tình yêu thương, nơi đó có sự chăm sóc, dạy bảo của thầy cô, có vòng tay thân thương của bạn bè.Và hơn hết, đó là nơi em đã gắn bó bốn năm-những ngày tháng đong đầy xúc cảm yêu thương.
Hôm nay, nhân dịp 90 năm thành lập trường, em muốn nhắn gửi với tất cả mọi người rằng: “Em rất tự hào vì đã là một học sinh trường Gò Vấp”. Tự hào không chỉ vì truyền thống bề dày lịch sử của trường, vì những thành tích mà nhà trường đạt được, mà hơn thế nữa, như con cái tự hào về cha mẹ, như học trò tự hào về thầy cô, em tự hào về trường vì đây là nơi quá đỗi gắn bó, yêu thương – nơi ươm mầm và chắp cánh cho bao hoài bão, mơ ước của chúng em gần tới hiện thực.
Những ước mơ của cậu học trò lớp Sáu đam mê môn toán ngày nào, đã dần lớn lên theo ngày tháng. Mái trường là nơi nuôi dưỡng, là dòng sữa ngọt nuôi lớn những ước mơ ấy- nơi đó có thầy cô dìu dắt, nâng đỡ; có những anh chị với những thành tích rực rỡ tạo động cơ học tập cho đàn em; có những người bạn cùng chung niềm đam mê, chí hướng học tập.Và có lẽ, tự hào đơn giản chỉ vì trường đã trở thành một phần trong những ký ức tuyệt vời của tuổi thơ. Tự hào vì đó là những gì gần gũi, cụ thể nhất với bản thân, vì đó là nơi mình có thể tìm thấy chỗ dựa khi thất bại, tìm thấy người cùng tận hưởng niềm vui chiến thắng khi thành công.
Các em học sinh thân mến, ngay từ giờ hãy biết yêu quý và tự hào về mái trường nơi các em đang học tập. Bởi lẽ, đó chính là biểu hiện của người học sinh có đạo đức, đó là động lực giúp các em đạt được những thành tích cá nhân, tô điểm thêm cho vườn hoa thành tích nhà trường. Và bởi lẽ, biết yêu quý và tự hào về mái trường là cơ sở hình thành lòng yêu đất nước, yêu Tổ quốc sau này.
I. Mở bài:
- Giới thiệu một vài nét về tác giả:
+ Hồ Xuân Hương, nữ sĩ tài ba được ca ngợi là ‘bà chúa thơ Nôm’.
+ Nữ sĩ còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm.
+ Thơ bà có đề tài bình dị, ngôn ngữ thuần Nôm, rất sắc sảo, hóm hỉnh, đa nghĩa.
+ Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói ngợi ca phẩm chất tốt đẹp, là lời cảm thông, bênh vực người phụ nữ trong cuộc đời.
- Giới thiệu văn bản và chủ đề bài thơ.
+ Bài thất ngôn tứ tuyệt ‘bánh trôi nước’ tiêu biểu cho hồn thơ của nữ sĩ (chép trọn vẹn văn bản):
‘Thân em... tấm lòng son’
+ Chủ đề: Qua việc miêu tả chiếc bánh trôi nước, nữ sĩ gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp về phẩm chất và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời.
II. Thân bài:
‘Bánh trôi nước’ là một bài thơ bình dị về đề tài, mang hàm nghĩa sâu sắc.
1. Bài thơ tả thực cái bánh trôi nước, một món ăn dân tộc được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn. Nhân bánh bằng đường phên (tấm lòng son). Bánh được nấu chín trong nồi nước sôi ‘bảy nổi ba chìm với nước non’.
2. Câu thơ thứ nhất nhân hóa cái bánh:
‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn’
‘Thản em’là một cách nói khiêm nhường, dịu dàng, kín đáo, một nét đẹp của thiếu nữ.
- Hai vế tiểu đối: ‘vừa trắng II vừa tròn’ có giá trị gợi tả, liên tưởng về vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của thiếu nữ.
3. Câu thơ thứ 2 và thứ 3 mang hàm nghĩa về thân phận người phụ nữ trong cuộc đời ngày xưa:
‘Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn’
- Thành ngữ được vận dụng ‘bảy chìm ba nổi, chín lênh đênh’ trong văn cảnh hàm ý về thân phận vất vả của người phụ nữ, chịu nhiều thiệt thòi do lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, do đạo ‘tam tòng’ khắc nghiệt... gây nên.
- Hai chữ ‘rắn nát’ ấm chí sô' phận của người phụ nữ được sung sướng hạnh phúc, hoặc bất hạnh đều do ‘tay ke’ nặn’, do cha mẹ hay chồng con định đoạt. Việc hôn nhân do cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đạo tam tòng chính là ‘tay kẻ nặn’...
- Vần thơ biểu lộ niềm cảm thông sâu sắc của nữ sĩ đối với số phận, thân phận người phụ nữ ngày xưa.
4.Câu cuối, hình ảnh ẩn dụ ‘tấm lòng son’ nói về lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp đôn hậu, vị tha của người mẹ, người chị quê ta.
- Cấu trúc câu thơ: ‘Mặc dù... mà vẫn...’ ở hai câu cuối bài thơ, đặc biệt chữ ‘vẫn’ làm cho ý thơ được khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam:
‘Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son’
III. Kết bài:
- ‘Bánh trôi nước’là một bài thơ Nôm đa nghĩa, nó thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha của Hồ Xuân Hương đối với nền văn hóa dân tộc. Chiếc bánh bình dị của quê hương đã đi vào hồn thơ nữ sĩ và trở thành một bài thơ hay. Nữ sĩ đã dành những lời tốt đẹp ca ngợi bao phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
- Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, vận dụng sáng tạo tục ngữ, cách nói cách cảm của dân gian để tạo nên những vần thơ hàm súc đậm đà mang phong cách Hồ Xuân Hương.
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra, trên đậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Màu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người. Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một lần gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa…
Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài với phượng thắm tươi?
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!
Bình minh của hoa phượng là một màu đó còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẻ kêu vang; hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi nghỉ hè sắp đến đây! Mùa thi cử sắp đến.
Thi cử cho các anh sắp ra trường, lười biếng của các em còn ở nhiều năm. Sự học một bên căng, một bên chùng, đều ghi dấu hoa phượng. Các em ngồi trong lớp làm bài, tay không muốn chay nhanh. Vì gần nghỉ, nên các em nghỉ ngay lúc còn chưa nghỉ. Phượng đỏ thế kia mà! Khắp các cành đều có hoa; hoa nở, hóa rơi, hoa bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa phượng.
Các chàng trẻ vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẩn thẩn như bùi ngùi. Có người bỏ vào sách ép. có người bỏ cả vào thư gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp nhưng mà đẹp não nùng. Ai xui hoa phượng nhiều như vậy? Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui; cái vui tươi như là làm cho thái quá đề che dấu cái sầu uất.
Cái sầu nghỉ hè, vâng, nhất là đối với những chàng sắp ra trường, mà trước khi ra, phải trải một cuộc thi. Những chàng ấy chăm ngay từ đầu năm; đến lúc hoa phượng đậm màu, lại càng gập gáp. Vài chàng bấy lâu nhác biếng, nay cùng bị màu hoa phượng đẩy cho ở sau lưng. Phượng hồng, phượng đỏ, phượng xác pháo, phượng máu người, phượng cứ nở, các anh cứ cô học; sắc phượng mệt mỏi lắm sao! Thật đúng với lòng các anh, gắng sức nhưng mà buồn bã. Các anh đã nghĩ đến hè, đến lúc ra trường, đến ngà ba đường phải chọn hướng đi, đến cuộc đời đang rình các anh mà chụp bắt.
Rồi một hôm, trống đánh: các anh ngồi thi. Ôi, bài văn bí quá, bài tính mãi không ra, các anh toát mồ hôi, ngó quanh quẩn như cầu cứu, nhìn ra cửa sổ thấy bóng phượng ở ngoài sân! Rồi kẻ đậu thì bỏ mặc bông phượng mà vui vầy; kẻ hỏng buồn riêng một mình, bạn bè cũng không, chỉ biết thớ than cùng bông phượng. Họ đi giữa đường, dầm xác bông phượng, họ ngồi thơ thẩn, bỏng phượng cũng rụng bên mình. Bàn tay mân mê bông phượng, cái sắc đỏ ám ánh quá, đỏ một cách tức tối, đỏ một cách tuyệt vọng.
Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cùng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chưa thây, chỉ thấy xa trường, rời bạn; buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn hè đến lúc rè chia, cũng rè chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan… Nhớ một thành xưa son uể oải…
Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối ngủ. Chỉ có hoa phượng thức đề làm vui cho cánh trường. Hoa phượng thức nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng.
Cứ như thế, hoa-học-trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi… Hoa phượng mưa Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng nở, hoa phượng nhở. Ba tháng trời đằng đăng. Hoa phượng đẹp với ai; khi học sinh đã đi cả rồi!
Phượng không thơm, phượng chưa hản là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang.
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra, trên đậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Màu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người. Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một lần gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa…
Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài với phượng thắm tươi?
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!
Biểu cảm về cây phượng
Bình minh của hoa phượng là một màu đó còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẻ kêu vang; hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi nghỉ hè sắp đến đây! Mùa thi cử sắp đến.
Thi cử cho các anh sắp ra trường, lười biếng của các em còn ở nhiều năm. Sự học một bên căng, một bên chùng, đều ghi dấu hoa phượng. Các em ngồi trong lớp làm bài, tay không muốn chay nhanh. Vì gần nghỉ, nên các em nghỉ ngay lúc còn chưa nghỉ. Phượng đỏ thế kia mà! Khắp các cành đều có hoa; hoa nở, hóa rơi, hoa bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa phượng.
Các chàng trẻ vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẩn thẩn như bùi ngùi. Có người bỏ vào sách ép. có người bỏ cả vào thư gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp nhưng mà đẹp não nùng. Ai xui hoa phượng nhiều như vậy? Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui; cái vui tươi như là làm cho thái quá đề che dấu cái sầu uất.
Cái sầu nghỉ hè, vâng, nhất là đối với những chàng sắp ra trường, mà trước khi ra, phải trải một cuộc thi. Những chàng ấy chăm ngay từ đầu năm; đến lúc hoa phượng đậm màu, lại càng gập gáp. Vài chàng bấy lâu nhác biếng, nay cùng bị màu hoa phượng đẩy cho ở sau lưng. Phượng hồng, phượng đỏ, phượng xác pháo, phượng máu người, phượng cứ nở, các anh cứ cô học; sắc phượng mệt mỏi lắm sao! Thật đúng với lòng các anh, gắng sức nhưng mà buồn bã. Các anh đã nghĩ đến hè, đến lúc ra trường, đến ngà ba đường phải chọn hướng đi, đến cuộc đời đang rình các anh mà chụp bắt.
Rồi một hôm, trống đánh: các anh ngồi thi. Ôi, bài văn bí quá, bài tính mãi không ra, các anh toát mồ hôi, ngó quanh quẩn như cầu cứu, nhìn ra cửa sổ thấy bóng phượng ở ngoài sân! Rồi kẻ đậu thì bỏ mặc bông phượng mà vui vầy; kẻ hỏng buồn riêng một mình, bạn bè cũng không, chỉ biết thớ than cùng bông phượng. Họ đi giữa đường, dầm xác bông phượng, họ ngồi thơ thẩn, bỏng phượng cũng rụng bên mình. Bàn tay mân mê bông phượng, cái sắc đỏ ám ánh quá, đỏ một cách tức tối, đỏ một cách tuyệt vọng.
Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cùng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chưa thây, chỉ thấy xa trường, rời bạn; buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn hè đến lúc rè chia, cũng rè chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan… Nhớ một thành xưa son uể oải…
Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối ngủ. Chỉ có hoa phượng thức đề làm vui cho cánh trường. Hoa phượng thức nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng.
Cứ như thế, hoa-học-trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi… Hoa phượng mưa Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng nở, hoa phượng nhở. Ba tháng trời đằng đăng. Hoa phượng đẹp với ai; khi học sinh đã đi cả rồi
Theo mình là I should go to library every day to read books đúng ko các bạn
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Thời gian, thành phần tham dự, đối tượng được thăm.
2. Thân bài:
* Kể lại diễn biến cuộc đi thăm:
- Mục đích cuộc đi thăm.
- Các sự việc cụ thể trong buổi thăm viếng (hỏi thăm sức khoẻ, tặng quà, giúp đỡ một số việc cần thiết,...).
- Thái độ, tình cảm của người đến thăm và người được thăm.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Hiểu rõ thêm về đạo lí của dân tộc ta. Biết ơn và có trách nhiệm đối những người chiến sĩ đang chiến đấu có công với đất nước.
Một chuyến thăm Trường Sa đầy ý nghĩa
Đoàn cán bộ tỉnh Bến Tre vừa cùng Quân khu 9 ra thăm Trường Sa và Nhà Giàn DK1, do Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức, gồm 6 thành viên. Đại tá Nguyễn Hữu Tín - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn.
Trong chuyến công tác 10 ngày đến Trường Sa thăm và làm việc tại 9 đảo và Nhà giàn DK1, đoàn đã được Ban Chỉ huy các đảo báo cáo tình hình của năm 2012 và quí I-2013, những khó khăn, thuận lợi cũng như tâm tư, tình cảm và sự quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn đã ghi nhận và đánh giá cao ý chí, sự dũng cảm và tinh thần sẵn sàng chiến đấu, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên các đảo và Nhà giàn DK1. Đoàn đã thăm nơi ăn, ở, sản xuất và sinh hoạt, tặng quà cho các đơn vị, với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng (trong đó đoàn Bến Tre tặng quà trên 140 triệu đồng); tổ chức hoạt động giao lưu văn nghệ, tạo sinh khí vui tươi, phấn khởi, ấm áp nghĩa tình đất liền và biển đảo, thể hiện tình cảm và sự đoàn kết gắn bó keo sơn, kề vai sát cánh của nhân dân cả nước đối với cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, Nhà giàn DK1. Đoàn Bến Tre đã đến thăm Đài Liệt sĩ, Bia Chủ quyền, Nhà Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Trường Sa; thăm và tặng quà cho 7 hộ dân ở đảo Trường Sa Lớn; dự lễ tưởng niệm và thả tràng hoa để tưởng nhớ, tri ân anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh tại quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1… Tối 25-5-2013, Bộ Tư lệnh Hải quân đã tổ chức lễ tổng kết chuyến công tác, đánh giá kết quả, biểu dương sự nỗ lực của tất cả thành viên trong đoàn, trao kỷ niệm chương "Vì Trường Sa" cho lãnh đạo các đoàn và huy hiệu "Chiến sĩ Trường Sa" cho tất cả các thành viên tham gia chuyến công tác.
Đoàn cán bộ tỉnh Bến Tre tặng quà các chiến sĩ đảo Đá Đông A. Ảnh: Bảo Khê
Chuyến công tác đã giúp đoàn nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo, nhất là chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là đối với công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và cuộc vận động "Vì Trường Sa thân yêu". Các hoạt động giao lưu, thăm hỏi, tặng quà quân dân trên các đảo, Nhà giàn DK1 đã góp phần động viên cán bộ, chiến sĩ yên tâm gắn bó với biển, đảo, trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió.
Trên quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 hôm nay, cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã được cải thiện đáng kể. Các cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà cửa, các công trình văn hóa, điện gió, điện năng lượng, phủ sóng điện thoại, sóng truyền hình đang tiếp tục được triển khai đầu tư xây dựng. Đăc biệt, khu dịch vụ hậu cần nghề cá và Dự án "Dân sự hóa, hành chính hóa một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa"… đã khẳng định quyết tâm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của quân dân trên huyện đảo Trường Sa. Mặc dù cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã bớt khó khăn, thiếu thốn, nhưng vẫn còn đó những vất vả và thách thức do thiên tai và những động thái khiêu khích, đe dọa đối với chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.
Trong bối cảnh tình hình phức tạp của biển Đông, phát huy truyền thống yêu nước và sức mạnh tổng hợp của "Khối đại đoàn kết toàn dân tộc", cùng với cả nước, thiết tưởng Mặt trận các cấp trong tỉnh cần tiếp tục triển khai rộng khắp cuộc vận động "Tất cả vì Trường Sa thân yêu" chung sức, chung lòng bảo vệ chủ quyền biển, đảo để quần đảo Trường Sa - mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, nơi đầu sóng, ngọn gió, mãi mãi trường tồn.
Thật hạnh phúc khi được tham gia chuyến công tác thăm Trường Sa đầy ý nghĩa.
Luyện nói : Đề 1 :
Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những " người lái đò " đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai
Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành , thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn . Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha , người mẹ thứ hai.
Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ . Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn , để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em , mà còn của thầy cô nữa.Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng ,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường.Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em .Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép .Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng,tất cả ,tất cả ,từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng,vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò .Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau .Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò ,một tình thầy trò thực thụ.Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11.Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em.Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện .Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời.Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô.Xin hãy tin vào chúng em !
I. NẾP SỐNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH
1. Đối với các thành viên trong gia đình
- Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước cộng đồng.
- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: “kính trên, nhường dưới”; “lá lành đùm lá rách”; “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”...
- Hòa thuận, thương yêu, tôn trọng, quan tâm giúp đỡ nhau.
- Không có bạo lực gia đình dưới mọi hình thức.
- Không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại.
- Phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2. Đối với vợ chồng
- Bình đẳng, tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
- Thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Chấp hành đúng quy định về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
3. Đối với cha, mẹ
- Thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con.
- Chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
- Không phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.
4. Đối với con, cháu
- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của ông, bà, cha, mẹ; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Chăm sóc, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ, người cao tuổi.
- Không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm ông, bà, cha, mẹ.
II. NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH NƠI CÔNG CỘNG, KHU DÂN CƯ
1. Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng
- Thực hiện nghiêm các quy định khi sử dụng các dịch vụ hoặc tham gia các hoạt động tại nơi công cộng.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện và các phong trào ở địa phương.
- Tôn trọng, giúp đỡ và ưu tiên người lớn tuổi, người tàn tật, trẻ em, phụ nữ.
- Mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp khi ra đường, nơi công cộng.
- Có thái độ thân thiện, niềm nở, lịch sự, tôn trọng mọi người,
- Nói lời xin lỗi, cảm ơn đúng lúc, nhiệt tình giúp đỡ người gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Lắng nghe, chia sẻ, tiếp thu ý kiến của mọi người.
- Không có lời nói, cử chỉ, hành vi phản cảm, thiếu văn hóa nơi công cộng.
2. Trật tự đô thị
- Bán hàng trong nhà; sắp xếp phương tiện giao thông (xe đạp, xe máy) theo phân định. Không bày, bán hàng, căng bạt, che ô, để biển quảng cáo, xe máy, xe đạp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường và nơi công cộng.
- Tập kết vật liệu xây dựng, đổ phế thải xây dựng đúng nơi quy định.
- Thi công xây dựng công trình khi đã được cấp phép xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội dung giấy phép; tự giác tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm
- Bảo vệ, giữ gìn tài sản công cộng, các công trình văn hóa, kiến trúc, di tích lịch sử.
- Không lấn chiếm, xâm hại công trình hạ tầng đô thị (xây dựng bậc dắt xe từ lòng đường lên vỉa hè, xây dựng trên rãnh thoát nước thải…) và các công trình công cộng.
- Không lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích.
- Không hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp lên bãi cỏ tại các công viên, khuôn viên.
- Không treo, đặt, để các vật dụng, phơi quần áo, chăn màn…nơi công cộng, phía mặt tiền đường phố, gây mất mỹ quan đô thị.
- Không sơn, kẻ, bôi, vẽ, dán lên tường, cột điện, ghế ngồi, rải tờ rơi, tờ gấp rao vặt, treo quảng cáo tại các khuôn viên, công viên, điểm di tích văn hóa, đường phố, gốc cây, điểm chờ xe buýt, các công trình công cộng khác.
- Không hát rong, quảng cáo, rao bán hàng hóa bằng loa, đài lưu động trên đường phố, trong khu dân cư, nơi công cộng.
- Không mở thiết bị âm thanh gây ảnh hưởng đến các hộ gia đình khác.
3. Trật tự an toàn giao thông
3.1. Đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao.
- Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
- Ứng xử văn minh, không sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ.
- Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông, hướng dẫn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi.
- Chủ động, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và tai nạn giao thông.
3.2. Đối với người tham gia giao thông
- Hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông kể cả khi không có lực lượng tuần tra, kiểm soát trên đường.
- Khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng.
- Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành qui định về xử lý khi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
- Đi đúng làn đường, phần đường, tuân thủ quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn, dừng đỗ xe đúng quy định, đội mũ bảo hiểm theo quy định.
- Điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp, phương tiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường
- Không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
- Không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định; không đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
- Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự an toàn giao thông;
3.3. Đối với người dân sinh sống ven đường giao thông
- Tự giác chấp hành và tích cực tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán; không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
- Thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng về tình hình trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý các sự cố về trât tự, an toàn giao thông.
- Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
- Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
4. Trật tự vệ sinh môi trường
- Hàng tuần tổ chức tổng vệ sinh cơ quan, đường làng, ngõ xóm và khu dân cư với mục tiêu “sạch đường, sạch nhà, sạch công sở”.
- Mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị có thùng đựng rác thải; thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định và đóng phí vệ sinh đầy đủ.
- Tham gia trồng và bảo vệ cây trên đường phố và các nơi công cộng.
- Không xả chất độc hại, nước thải chưa qua xử lý vào môi trường; không khai thác cát, sỏi, đốt rừng trái phép.
- Không đổ rác thải, nước thải sinh hoạt ra đường, vỉa hè, ngõ, xóm.
- Không chăn nuôi, kinh doanh gia súc, gia cầm trong khu dân cư; không thả rông động vật nuôi nơi công cộng.
III. NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘI
1. Việc cưới
- Thực hiện đăng ký kết hôn theo quy định.
- Tổ chức tiệc cưới trong một ngày, số lượng khách mời theo quy định.
- Khuyến khích hình thức báo hỷ thay cho lời mời dự lễ cưới; tổ chức lễ cưới tại nhà hàng, khách sạn, nhà văn hóa…
- Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự công cộng.
- Không để xảy ta tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Không hát, mở nhạc to làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ gia đình xung quanh.
2. Việc tang
- Thực hiện thủ tục khai tử theo quy định.
- Sử dụng vòng hoa luân chuyển đối với đám tang có nhiều khách đến thăm viếng.
- Không sử dụng loa nén, chỉ sử dụng loa thùng với công suất vừa đủ trong khu vực tổ chức lễ tang.
- Không khóc thuê, khóc mướn, giới thiệu khách đến viếng dài dòng.
- Không cử nhạc tang trước 6 giờ sáng và quá 22 giờ đêm.
- Không rắc tiền, vàng trên đường đưa tang.
- Không làm cơm mời khách đến thăm, viếng.
- Khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng.
3. Lễ hội
- Tổ chức Lễ hội trang nghiêm, chu đáo, an toàn, tiết kiệm đảm bảo tính giáo dục truyền thống.
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động Lễ hội.
- Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn phòng chống cháy nổ tại Lễ hội.
- Trang phục dự lễ hội phù hợp, gọn gàng, lịch sự; không chen lấn, xô đẩy, gây gổ, xô xát trong Lễ hội.
- Thắp hương theo quy định của Ban tổ chức Lễ hội. Không tham gia hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc dưới mọi hình thức, lợi dụng giao lưu văn nghệ xin tiền tại Lễ hội.
IV. NẾP SỐNG VĂN HÓA CÔNG SỞ
1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải thực hiện
- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và kỷ luật, kỷ cương hành chính cơ quan, đơn vị.
- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đoàn kết, trách nhiệm, trung thực, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ.
- Trang phục đúng quy định, gọn gàng, lịch sự phù hợp với môi trường công tác. Cán bộ, công chức, viên chức ở những đơn vị có trang phục riêng thì thực hiện theo đúng quy định.
- Trong giao tiếp phải có thái độ lịch sự, ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
- Đối với đồng chí, đồng nghiệp: Tôn trọng, trung thực, rõ ràng, dân chủ, nhiệt tình, hợp tác, đóng góp ý kiến.
- Đối với nhân dân: Tôn trọng, lịch sự, hòa nhã, lắng nghe, giải thích, hướng dẫn tận tình, chu đáo.
- Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải đeo thẻ công chức; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
- Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý.
2. Những việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được làm
- Quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà với tổ chức, công dân.
- Vụ lợi trong hoạt động cưới hỏi, tang ma, mừng thọ, tân gia, thăng chức.
- Sử dụng tài sản, phương tiện công vì mục đích cá nhân.
- Hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn trước, trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa ngày làm việc.
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, gây bè phái mất đoàn kết.
- Tham gia cờ bạc dưới mọi hình thức; chơi trò chơi điện tử, truy cập các website không lành mạnh và không phục vụ công việc trong giờ làm việc.
- Lập bàn thờ, thắp hương trong phòng làm việc.
V. NẾP SỐNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
1. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Gương mẫu thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế hoạt động của nhà trường và quy định chuyên môn.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; đoàn kết xây dựng nề nếp trong nhà trường.
- Tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc được giao.Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Trang phục gọn gàng, phù hợp với môi trường sư phạm.
- Chân thành, thân thiện, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp vì sự nghiệp giáo dục và danh dự của nhà trường.
- Ứng xử thân thiện, gần gũi, nhẹ nhàng, biết chia sẻ và đồng cảm, yêu thương học sinh.
- Tôn trọng, lắng nghe, và tiếp thu ý kiến đóng góp, hướng dẫn giải thích tận tình, chu đáo những thắc mắc, yêu cầu chính đáng của người dân, phụ huynh và học sinh.
- Khách quan, công bằng, minh bạch trong đánh giá, nhận xét học sinh; động viên, khuyến khích, trân trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện.
- Không né tránh và đùn đẩy công việc, trách nhiệm công việc của mình cho người khác.
- Không gây bè phái, làm mất đoàn kết trong nhà trường
- Không có hành vi trù dập, quát nạt, chê bai, miệt thị, xúc phạm thân thể và tinh thần học sinh.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong trong trường học và nơi không được phép.
- Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.
2. Đối với học sinh
- Nghiêm túc chấp hành tốt quy định Pháp luật, nội quy trường, lớp và nơi công cộng.
- Tích cực rèn luyện, học tập, hăng hái tham gia các hoạt động, phong trào; xây dựng nhà trường, bảo vệ cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp.
- Quan tâm, giúp đỡ người khác, đặc biệt người già, phụ nữ, trẻ em, người gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị phù hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở nhà trường.
- Lễ phép, kính trọng và vâng lời thầy, cô giáo, người lớn tuổi.
- Biết chào hỏi, thưa gửi, xin lỗi, cảm ơn.
- Tôn trọng, hòa nhã, thân thiện trong giao tiếp với bạn bè
- Giúp đỡ bạn bè trong học tập để cùng nhau tiến bộ.
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi khi mình làm điều sai trái, không đúng.
- Không được vô lễ, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các bạn.
- Không nói dối, nói tục, chửi thề; không ghen tị, đố kị, gây hiềm khích, tự cao, tự đại.
- Không gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử.
- Không đánh nhau, gây rối trật tự an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
- Không vi phạm trật tự an toàn giao thông; không tham gia cờ bạc, trộm cắp, tệ nạn xã hội; lưu hành, sử dụng văn hoá phẩm độc hại.
- Không mua bán, sử dụng đồ uống có cồn, chất gây nghiện, hung khí, chất gây nổ...
- Không chơi trò chơi điện tử quá giờ quy định ảnh hưởng đến việc học tập.
VI. NẾP SỐNG VĂN MINH THƯƠNG MẠI
1. Đối với người kinh doanh
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng, đo lường, tem nhãn và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Cung cấp thông tin, tài liệu hướng dẫn kịp thời, trung thực và chính xác cho người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ do mình cung cấp.
- Công khai niêm yết giá các loại hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh và bán theo đúng giá niêm yết.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp, hướng dẫn sử dụng các thông tin về thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.
- Bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
- Hợp tác với cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát.
- Không sản xuất, kinh doanh, hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, hàng hóa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Không quảng cáo, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm gây nhầm lẫn, làm thiệt hại cho người tiêu dùng.
- Không chèo kéo, đeo bám, ép giá khách hàng.
- Không rả rác bừa bãi khu vực bán hàng và môi trường xung quanh.
2. Đối với người tiêu dùng
- Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện nếp sống văn hóa, giao tiếp văn minh trong việc mua, bán, lựa chọn hàng hóa, sản phẩm.
- Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
- Nói không đối với những sản phẩm kém chất lượng, những nhà cung cấp không có uy tín.
- Báo cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp , không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
A C B 70 o
Dựa vào tính chất tổng 3 tam giác là 180o
\(\Rightarrow\widehat{B}+\widehat{C}=180^o-70^o=110^o\)
\(\Rightarrow\widehat{B}=\left(110^o+20^o\right):2=65^o\)
\(\widehat{C}=65^o-20^o=45^o\)
mở bài: nêu cảm xúc sâu đậm của em với thầy, cô giáo
thân bài:
-cảm nghĩ về những tri thức mà thầy, cô mở ra cho học sinh:
+thầy cô là người mang cho học sinh tri thức (những kiến thức trong vấn đề học tập, cách cư xử,...)
-cảm nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô:
+hình ảnh thầy cô trong việc truyền tải kiến thức
-cảm nghĩ về sự quan tâm và những tình cảm của thầy cô với lớp học của mình
-nêu cảm nghĩ về những đóng góp của thầy cô cho tương lai đất nước
-suy nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô hiện nay (mở rộng vấn đề)
kết bài: khẳng định hình ảnh thầy cô sống mãi trong lòng học sinh
Đang học tiếng việt mà ghi tiếng việt siêu thế. Lên google tra đi bạn nhiều kết quả lắm....
kim bắp và shushi nhé mì cay nữa !! k cho mih