K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 giờ trước (15:41)

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

LG
12 tháng 7

Quê hương tôi như một bức tranh thủy mặc dịu dàng, nơi mỗi con đường, hàng cây đều mang hồn thiêng của đất mẹ. Buổi sớm, mặt trời vén mây lộ ánh hồng lấp lánh trên cánh đồng lúa mơn mởn, gió thổi nhẹ làm rì rào tiếng thì thầm của thiên nhiên. Dòng sông quê lặng lẽ trôi, mang theo những cánh lục bình tím biếc và những ký ức tuổi thơ trôi xa dần theo con nước. Trong khói bếp lam chiều, dáng mẹ gầy gò bên nồi cơm khét nhẹ đã in sâu vào trái tim tôi như một dấu ấn không thể xóa mờ. Tiếng gọi nhau í ới giữa lũ trẻ mục đồng, tiếng cuốc đất đều đặn của cha, tất cả như những giai điệu giản dị mà thiết tha. Những mùa gặt, mùi rơm nồng nàn quyện trong nắng vàng óng ánh, khiến tôi ngỡ như mình đang sống giữa một miền cổ tích. Ngay cả những buổi trưa hè nắng gắt, bóng cây đa đầu làng vẫn ôm trọn lũ trẻ vào giấc mơ tròn trịa, ngọt ngào. Quê hương không chỉ là nơi tôi sinh ra, mà là cả thế giới dịu dàng tôi mang theo suốt đời. Ở đó, mỗi bông hoa, ngọn cỏ đều thì thầm kể chuyện ân tình, thủy chung và sâu lắng. Dù mai này có đi xa đến đâu, trái tim tôi vẫn luôn có một chốn để quay về - nơi gọi là “quê hương”. Đó là nơi không cần lý do để yêu, chỉ cần lặng nhìn thôi cũng đủ ấm cả một đời.

12 tháng 7

Mỗi người một quê hương mà em

3 tháng 7

những bạn hs hiện nay đavấn đề dùng Ai không sử dụng chất xám của mình lên tình hình học tập sẽ giảm sút kiến thức sẽ quên hết đi bởi vì tôi cũng đã từng trong số đó. lên tôi khuyên các bạn hãy bỏ AI .

3 tháng 7

Quá đúng luôn 👍👍👍

11 tháng 7

Cả hai từ xe cộ chợ búa là từ ghép đẳng lập nha bạn!

Chúc bạn học tốt!

11 tháng 7

"Xe cộ" và "chợ búa" là những từ ghép đẳng lập.

11 tháng 7

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

11 tháng 7

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

2 tháng 7

mình không biết đâu, mới học lớp 5 thôi mà.

(4,0 điểm) Đọc văn bản:NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU Tóm tắt bối cảnh: Lê và Sơn là pháo thủ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Lần đầu gặp gỡ, Lê không có cảm tình với Sơn – một công tử Hà Nội trắng trẻo. Sau ba năm, những ấn tượng đầu tiên về Sơn đã thay đổi. Lê và Sơn trở thành đôi bạn thân. Họ cùng về Nghệ An đóng quân cạnh làng của Lê. Trong một trận chiến đấu,...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản:

NHỮNG VÙNG TRỜI KHÁC NHAU

Tóm tắt bối cảnh: Lê và Sơn là pháo thủ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Lần đầu gặp gỡ, Lê không có cảm tình với Sơn – một công tử Hà Nội trắng trẻo. Sau ba năm, những ấn tượng đầu tiên về Sơn đã thay đổi. Lê và Sơn trở thành đôi bạn thân. Họ cùng về Nghệ An đóng quân cạnh làng của Lê. Trong một trận chiến đấu, Sơn bị thương nặng phải vào Quân y viện. Khi Sơn trở lại đơn vị, anh được phân công tiếp tục ở lại Nghệ An, còn Lê được điều ra Hà Nội. Phần văn bản sau kể về cảnh hai người bạn chia tay để chuyển đến chiến đấu ở những vùng trời khác nhau.

Một đêm, Lê và Sơn đứng bên nhau rất lâu trên cái gò đất xung quanh ì ầm tiếng sấm và tiếng nước lũ đổ về. Trước mặt hai người chỉ huy, những pháo thủ của đại đội pháo cũ gặp nhau trên mảnh đất miền Tây Quảng Bình đang từ biệt nhau. Đại đội pháo của họ như một gốc cây đã lớn, nhựa cây ứ đầy tỏa ra thành hai nhánh.

Đại đội của Lê đã dàn xe pháo sẵn sàng trên mặt đất theo đội hình hành quân.

Lê ngửng lên ngắm một lần cuối cùng vùng trời quê hương mình, nói với Sơn:

– Mấy hôm nay ngày nào chúng cũng cho máy bay trinh sát…

– Cậu cứ yên tâm. Chúng mình sẽ bảo vệ cái đập nước và vùng trời quê hương của cậu bằng mọi giá…

– Tớ rất tin… Tớ rất tin cậu!

Sau ba năm sống với nhau từ ngày hai người còn ngồi trên hai chiếc ghế sắt của một khẩu 37 cũ kỹ, lần này Lê và Sơn mỗi người nhận một nhiệm vụ. Họ chia nhau tấm giát nằm, vài tấm áo sặc mùi thuốc đạn và chia nhau bầu trời Tổ quốc trên đầu. Tận trong những ý nghĩ sâu kín nhất của Lê, anh đã coi Sơn như một đồng chí thân thiết nhất trong đời lính – “Đi nhá!”. Họ bắt tay nhau, từ biệt nhau chỉ có hai tiếng ấy.

Lê bắt đầu một cuộc hành quân dài. Những thùng xe chất đầy đồ đạc. Bên những nòng pháo chênh chếch chĩa lên trời lại bày ra trước mắt thiên hạ cả cuộc sống bình thường của con nhà lính. Hãy nhìn những người chiến sĩ cao xạ ngồi ngất ngưởng hai bên thành xe; có một trăm người lính thì có một trăm cuộc đời và vùng trời quê khác nhau. Họ đi qua cầu Bùng, cầu Hổ, Hàm Rồng và Nam Định, Phủ Lý, để lại phía sau rất xa những đèo Ngang, Quán Hầu[1], Bãi Hà… Những vùng trời họ đã để lại một nửa tâm hồn ở đấy.

[…] Thế là hôm nay Lê đã đứng dưới bầu trời Hà Nội, cạnh những người đồng đội mới và cũ. Trời gần sáng. Sau lưng Lê, Thủ đô đầy tiếng động như một cái tổ ong vừa thức giấc. Lê tựa lưng vào vách ụ pháo và nhớ lại giấc mơ vừa qua[2]. Phải rồi, Sơn có ra ngoài này đâu? Sơn đang chiến đấu trong vùng trời quê hương của Lê. Ngày nào hai người mới từ biệt nhau trên gò đất trận địa của đại đội Sơn, những ụ pháo ở đấy đắp bằng phù sa sông Lam vàng tươi như nghệ, giữa một bãi sông trồng toàn lạc.

Đất phù sa sông Hồng truyền[3] sang người Lê một cảm giác mát lạnh – “Như thể là mình đã đứng ở đây – Lê chợt nghĩ một cách thú vị – bên cạnh Hà Nội, cái thành phố Thủ đô mà Sơn từng thân thuộc từng gốc cây, từng mảnh tường và cả từng sắc mây trên nóc phố”.

(Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Minh Châu,
NXB Văn học, 2022, tr.33 - 35)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Trong văn bản, quê hương của Lê và quê hương của Sơn gắn với hai dòng sông nào?

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: Đại đội pháo của họ như một gốc cây đa lớn, nhựa cây ứ đầy toả ra thành hai nhánh.

Câu 4. Nêu vai trò của chi tiết Họ chia nhau tấm giát nằm, vài tấm áo sặc mùi thuốc đạn và chia nhau bầu trời Tổ quốc trên đầu trong việc thể hiện nội dung văn bản.

Câu 5. Hai ngữ liệu sau đây có sự tương đồng nào về ý nghĩa?

– Họ đi qua cầu Bùng, cầu Hổ, Hàm Rồng và Nam Định, Phủ Lý, để lại phía sau rất xa những đèo Ngang, Quán Hầu, Bãi Hà… Những vùng trời họ đã để lại một nửa tâm hồn ở đấy.

(Những vùng trời khác nhau – Nguyễn Minh Châu)

– Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Chú thích:

[1] Ngữ liệu nguồn ghi là Hầu.

[2] Giấc mơ Lê gặp lại Sơn tại Hà Nội được nói đến ở phần đầu tác phẩm.

[3] Ngữ liệu nguồn ghi là chuyền.

1
2 tháng 7

Chịu!

Câu 1:
Trong bài thơ ở phần Đọc hiểu, hình ảnh người mẹ hiện lên qua lăng kính cảm xúc của nhân vật trữ tình "tôi" với tất cả sự kính yêu và trân trọng. Mẹ không chỉ là người sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của quê hương, của những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Hình ảnh mẹ gắn liền với những điều bình dị, thân thương nhất: lời ru ngọt ngào, cánh võng đưa êm ái, những bữa cơm gia đình ấm cúng. Tình yêu thương mẹ được thể hiện qua những chi tiết nhỏ nhặt, giản dị nhưng đầy xúc động. "Tôi" cảm nhận được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, những vất vả lo toan mẹ gánh trên vai để vun vén cho gia đình. Đồng thời, "tôi" cũng ý thức được trách nhiệm của mình đối với mẹ, mong muốn được đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục. Tóm lại, hình ảnh người mẹ trong bài thơ là sự hội tụ của những phẩm chất cao đẹp, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn của nhân vật trữ tình "tôi".

Câu 2:
Trong bài thơ ở phần Đọc hiểu, hình ảnh người mẹ hiện lên qua lăng kính cảm xúc của nhân vật trữ tình "tôi" với tất cả sự kính yêu và trân trọng. Mẹ không chỉ là người sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của quê hương, của những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Hình ảnh mẹ gắn liền với những điều bình dị, thân thương nhất: lời ru ngọt ngào, cánh võng đưa êm ái, những bữa cơm gia đình ấm cúng. Tình yêu thương mẹ được thể hiện qua những chi tiết nhỏ nhặt, giản dị nhưng đầy xúc động. "Tôi" cảm nhận được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, những vất vả lo toan mẹ gánh trên vai để vun vén cho gia đình. Đồng thời, "tôi" cũng ý thức được trách nhiệm của mình đối với mẹ, mong muốn được đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục. Tóm lại, hình ảnh người mẹ trong bài thơ là sự hội tụ của những phẩm chất cao đẹp, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn của nhân vật trữ tình "tôi".

Câu 2:
việc tạo lập "màng lọc thông tin" là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự chủ động, ý thức của mỗi cá nhân. Chỉ khi chúng ta biết cách chọn lọc và sử dụng thông tin một cách thông minh, chúng ta mới có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà internet mang lại, đồng thời tránh được những tác động tiêu cực của nó.

11 tháng 7

Còn ai on không

(4,0 điểm) Đọc văn bản sau: Mẹ và quả Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng.  Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.  Và chúng tôi, một thứ quả trên...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Đọc văn bản sau:

Mẹ và quả

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

 

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

 

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

(Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn Học, 2012)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Nêu căn cứ để xác định thể thơ trong bài thơ.

Câu 2. Hình ảnh quả trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?

Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ:

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Câu 4. Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình tôi trong bài thơ.

Câu 5. Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình tôi khi nghĩ về mẹ, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của người con trong gia đình (trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng).

0