K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thông báo quan trọng về chính sách phạt, thu hồi coin, gp với các thành viên, cộng tác viên có hành vi vi phạm về các tiêu chuẩn của cộng đồng tri thức Olm.Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của cộng đồng tri thức Olm, Để đảm bảo một cộng đồng thân thiện, tích cực, lành mạnh, an toàn trong thời kỳ kỉ nguyên số thịnh trị. Bắt đầu từ hôm nay, những bạn có hành vi, vi...
Đọc tiếp

Thông báo quan trọng về chính sách phạt, thu hồi coin, gp với các thành viên, cộng tác viên có hành vi vi phạm về các tiêu chuẩn của cộng đồng tri thức Olm.

Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của cộng đồng tri thức Olm, Để đảm bảo một cộng đồng thân thiện, tích cực, lành mạnh, an toàn trong thời kỳ kỉ nguyên số thịnh trị. Bắt đầu từ hôm nay, những bạn có hành vi, vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng sẽ bị phạt thu hồi coin, xu, gp tùy theo mức độ vi phạm.

1; Đối với cộng tác viên:

Cộng tác viên có biểu hiện sử dụng ngôn từ không phù hợp ngôn ngữ lời lẽ thô tục khi bình luận bài viết, hoặc trả lời câu hỏi trên cộng đồng Olm sẽ bị phạt thu hồi coin, hoặc xu, gp (số coin hoặc xu hay gp thu hồi tùy theo mức độ vi phạm). Hoặc thu hồi quyền cộng tác viên dù chưa hết nhiệm kỳ tùy theo mức độ vi phạm

2; Đối với thành viên không phải là cộng tác viên:

Thành viên có biểu hiện sử dụng ngôn từ không phù hợp (ngôn ngữ lời lẽ thô tục, xúc phạm, đe dọa, tuyên truyền nhảm, có biểu biểu hiện lừa gạt chiếm đoạt tài khoản của người khác, du dỗ, lôi kéo thành viên khác vào các hành vi sai trái khi bình luận bài viết, hỏi hoặc trả lời câu hỏi trên cộng đồng phạt gp, khóa tài khoản tùy theo mức độ..)

Chính sách chính thức có hiệu lực kể từ khi có thông báo này.

@ all tất cả chú ý giúp cô để tránh bị phạt thu hồi xu, coin... Cảm ơn các em.

22
9 tháng 7

9 tháng 7

vâng ạ

Thông Tin Trong Kỷ Nguyên SốCô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của cộng đồng tri thức. Khi kỷ nguyên số đang bước vào giai đoạn thịnh trị thì mọi thông tin và sự tìm kiếm của con người ở thế giới đều dựa trên nên tảng công nghệ. Chính vì thế web nào cung cấp thông tin chính xác và hữu ích nhất thì nó sẽ thành web hàng đầu được ưa thích bởi người dùng. Chính vì...
Đọc tiếp

Thông Tin Trong Kỷ Nguyên Số

Cô Thương Hoài thân ái chào toàn thể các thành viên của cộng đồng tri thức. Khi kỷ nguyên số đang bước vào giai đoạn thịnh trị thì mọi thông tin và sự tìm kiếm của con người ở thế giới đều dựa trên nên tảng công nghệ. Chính vì thế web nào cung cấp thông tin chính xác và hữu ích nhất thì nó sẽ thành web hàng đầu được ưa thích bởi người dùng. Chính vì vậy, cô mong rằng các câu trả lời của các bạn cần phải chú tâm vào chất lượng của câu trả lời. ngôn ngữ và thái độ khi trả lời. Vì nó là tiêu chí hàng đầu để xây dựng hình ảnh và thương hiệu của web, nơi mà chúng ta đang tham gia. Chỉ cần các bạn tích cực và cống hiến hết mình, giúp đỡ các bạn trên cộng đồng Olm, yêu thương, chia sẻ, lan tỏa hình ảnh và thương hiệu của Olm. Đảm bảo một cộng đồng lành mạnh, thân thiên, tích cực thì dù các em không phải là cộng tác viên cũng vẫn được khen thưởng cuối nhiệm kỳ, nếu xứng đáng. Ngoài ra bạn nào có thể đưa ra những câu hỏi hay, hoặc bài viết, thông tin hữu ích cũng sẽ được cô lựa chọn để trao thưởng. Vậy nên cô mong các bạn đoàn kết, yêu thương, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để web của chúng ta luôn là web hàng đầu trong thời kỳ thịnh trị của kỷ nguyên số. Biết ơn các bạn rất nhiều.

9
9 tháng 7

2gp của Đoàn Hải Uyên là do cô tick nhé Mai Thành Tín, câu này bạn ấy không hề dùng chat gpt.

9 tháng 7

Ý kiến của cô rất đúng, em tôn trọng ý kiến của cô ạ!

LG
12 tháng 6

Có nha bạn, mình đi Nha Trang từ vài ngày trước, đó là một chuyến du lịch vô cùng thú vị và tràn đầy cảm xúc đối với mình!

Tik đi mà😭

LG
5 tháng 6

Để có SP và GP, mình xin hỗ trợ như sau:

GP : Là điểm mà giáo viên , CTVVIP tick cho bạn mỗi lần như vậy, nếu có muốn GP thì bạn phải nhanh, trình bày khoa học và đúng. Tiếp theo, bạn sẽ được lên bảng xếp hạng, xong bạn sẽ được thưởng coin và xu, coin và xu bạn có thể đổi rất nhiều quà hấp dẫn như thẻ cào, mũ, bút bi, cốc,...

SP : Là các thành viên tick câu trả lời của bạn, chỉ cần trả lời câu hỏi đúng là sẽ được SP.

Tôi sẽ giúp bạn với cả hai câu hỏi.

Câu 1: Phân tích nhân vật người bà

Người bà trong văn bản là một nhân vật rất đặc biệt. Bà là biểu tượng của tình yêu thương, sự hi sinh và lòng nhân hậu. Qua cách bà chăm sóc cháu, chúng ta thấy được sự yêu thương và quan tâm của bà dành cho cháu. Bà luôn cố gắng tạo ra những bữa ăn ngon nhất cho cháu, như bát canh rau tập tàng. Điều này cho thấy sự hi sinh và lòng nhân hậu của bà. Người bà cũng là một nhân vật rất mạnh mẽ và kiên cường. Dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn tiếp tục chăm sóc cháu và làm việc nhà. Điều này cho thấy sự quyết tâm và lòng kiên trì của bà. Tổng kết lại, người bà là một nhân vật rất đặc biệt và đáng kính trọng. Bà là biểu tượng của tình yêu thương, sự hi sinh và lòng nhân hậu.

Câu 2: Ý nghĩa của những điều bình dị trong cuộc sống

Những điều bình dị trong cuộc sống là những điều mà chúng ta thường gặp hàng ngày, nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, những điều bình dị này lại có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Trước hết, những điều bình dị giúp chúng ta cảm nhận được giá trị của cuộc sống. Một bữa cơm gia đình ấm cúng, một cuộc trò chuyện với bạn bè, một buổi đi dạo trong công viên... đều là những điều bình dị nhưng lại mang lại cho chúng ta những cảm xúc tích cực. Thứ hai, những điều bình dị giúp chúng ta học cách trân trọng và biết ơn. Khi chúng ta quá tập trung vào những điều lớn lao, chúng ta dễ bị bỏ qua những điều nhỏ bé nhưng lại rất quan trọng. Những điều bình dị giúp chúng ta nhận ra giá trị của những điều nhỏ bé và học cách trân trọng chúng. Cuối cùng, những điều bình dị giúp chúng ta tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc trong cuộc sống. Trong một thế giới đầy rẫy những điều phức tạp và căng thẳng, những điều bình dị giúp chúng ta tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc trong những điều đơn giản. Tổng kết lại, những điều bình dị trong cuộc sống có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Chúng giúp chúng ta cảm nhận được giá trị của cuộc sống, học cách trân trọng và biết ơn, và tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc trong cuộc sống.
Đọc văn bản sau:    (1) Công nghệ hiện đại khiến cuộc sống dễ dàng thoải mái hơn nhưng không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích mà đôi khi còn gây hại nghiêm trọng khiến cho nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta bị đe dọa.     (2) Một trong số đó là công nghệ khiến cho các kĩ năng của con người cũng kém đi nhiều, không có khả năng làm chủ tình huống hay giải quyết vấn đề....
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

    (1) Công nghệ hiện đại khiến cuộc sống dễ dàng thoải mái hơn nhưng không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích mà đôi khi còn gây hại nghiêm trọng khiến cho nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta bị đe dọa.

     (2) Một trong số đó là công nghệ khiến cho các kĩ năng của con người cũng kém đi nhiều, không có khả năng làm chủ tình huống hay giải quyết vấn đề. Ví dụ như việc lạm dụng máy tính khi cần thực hiện phép toán giúp tiết kiệm thời gian nhưng cũng sẽ khiến bộ não không được hoạt động giống như việc tính nhẩm, khiến con người trì trệ, lười suy nghĩ, tâm lí cũng dễ bị dao động, nếu như máy móc bị hỏng, không làm được bài, không nhớ được công thức. Nhiều người còn không sử dụng đúng chính tả và ngữ pháp (ví dụ như tiếng Trung và tiếng Anh) vì lạm dụng công nghệ hay thậm chí, người ta cũng lười học thêm những ngôn ngữ mới. […]

    (3) Trước khi phụ thuộc vào công nghệ, người lao động chỉ làm việc 8 giờ một ngày trong 5 – 6 ngày một tuần. Ngoài thời gian đó thì họ được nghỉ ngơi. Nhưng bây giờ rất hiếm có công việc nào giờ giấc rạch ròi như thế. Người lao động vẫn còn bị ám ảnh công việc dù đã về đến nhà, đi du lịch, trên giường ngủ, trong phòng tắm hay kể cả những dịp trọng đại của mình. Công nghệ khiến cho công việc xâm nhập cả vào cuộc sống gia đình và vui chơi giải trí. […] Con người kết nối công nghệ nhiều hơn, thiếu giao tiếp và gặp gỡ thực tế, đánh mất kĩ năng giao tiếp. […]

    (4) Đó là bề nổi của mối hại do phụ thuộc vào công nghệ. Bên cạnh việc công nghệ chiếm chỗ con người khiến người lao động mất việc thì công nghệ còn đang chiếm mất sự riêng tư của con người. Ví dụ như ti vi thông minh có thể ghi lại những cuộc trò chuyện của chủ nhân và chia sẻ chúng với người khác cũng như tất cả các máy móc thiết bị điện tử khác còn có thể trở thành công cụ theo dõi chúng ta. Các nhà bán hàng cũng tham gia vào việc theo dõi chúng ta, ngay cả các ứng dụng mang tính bảo mật cao như ngân hàng cũng không đứng ngoài cuộc mà theo dõi thói quen chi tiêu của chúng ta sát sao. Chúng ta luôn phải cảnh giác khi sống trong môi trường có quá nhiều “con mắt” ẩn dòm ngó.

(Hàn Băng Vũ, 101 thói quen âm thầm hủy hoại cuộc đời bạn, tr. 45 – 48, NXB Văn học, 2024)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn)

Câu 1. Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Xác định câu văn nêu ý kiến trong đoạn (3).

Câu 3.

a. Xác định 01 phép liên kết dùng để liên kết các câu trong đoạn sau:

     Trước khi phụ thuộc vào công nghệ, người lao động chỉ làm việc 8 giờ một ngày trong 5 – 6 ngày một tuần. Ngoài thời gian đó thì họ được nghỉ ngơi.

b. Xác định phép liên kết chủ yếu dùng để liên kết đoạn (1) và đoạn (2).

Câu 4. Nhận xét về ý nghĩa của bằng chứng được tác giả sử dụng trong đoạn (4).

Câu 5. Thái độ của người viết được thể hiện như thế nào trong văn bản?

Câu 6. Theo tác giả, việc phụ thuộc vào công nghệ khiến con người thiếu giao tiếp và gặp gỡ thực tế, đánh mất kĩ năng giao tiếp. Từ góc nhìn của một người trẻ, theo em chúng ta cần làm gì để tạo được sự gắn kết với người thân, bạn bè trong thời đại công nghệ xâm nhập vào đời sống như hiện nay?

0
Đọc văn bản sau: (Lược: Sau khi từ Sài Gòn trở về vì đau tim, Thứ bị thất nghiệp. Đích, anh họ Thứ, chung vốn với Oanh, vợ chưa cưới của Đích, mở một trường tư ở ngoại ô Hà Nội. Do được bổ đi làm ở xa, Đích mượn Thứ đứng chân hiệu trưởng và mời dạy mấy lớp. Ban đầu, Thứ rất hào hứng, tận tâm nhưng chỉ ít lâu, anh chán nghề… Bao nhiêu tiền thu được đều vào...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

(Lược: Sau khi từ Sài Gòn trở về vì đau tim, Thứ bị thất nghiệp. Đích, anh họ Thứ, chung vốn với Oanh, vợ chưa cưới của Đích, mở một trường tư ở ngoại ô Hà Nội. Do được bổ đi làm ở xa, Đích mượn Thứ đứng chân hiệu trưởng và mời dạy mấy lớp. Ban đầu, Thứ rất hào hứng, tận tâm nhưng chỉ ít lâu, anh chán nghề… Bao nhiêu tiền thu được đều vào túi Oanh. Oanh không những bóc lột sức lao động của Thứ và San (một giáo viên của trường, dạy các lớp dưới) mà khi nấu cơm cho họ, Oanh còn bắt họ ăn uống quá kham khổ. Nhiều lần Thứ định nói chuyện dứt khoát với Oanh để giải thoát cho mình và tổ chức lại cái trường cho tử tế. Nhưng bản tính nhút nhát, do dự, sợ va chạm nên Thứ cứ ngần ngại, để tình trạng nặng nề kéo dài. Cuộc sống chung đụng ngày càng không chịu nổi vì thói keo bẩn, thớ lợ của Oanh. Thứ bực và buồn lắm vì thấy rằng sống với người nhỏ nhen thì mình cũng thành nhỏ nhen.)

Thứ không đáp. Y ngẫm nghĩ. Mặt y hầm hầm và đôi môi y chụm lại. Rồi y hằn học bảo:

– Kiếp chúng mình, tức lạ. Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! Không bao giờ dám nhìn cao một tí. Chỉ những lo ăn, lo mặc. Hình như tất cả nguyện vọng, tất cả mong ước, tất cả mục đích của đời chúng mình, chỉ là mỗi ngày hai bữa. Bao nhiêu tài trí, sức lực lo tính đều chỉ dùng vào việc ấy. Khổ sở cũng vì thế, nhục nhã cũng vì thế, mỏi mòn tài năng, trí óc, giết chết những mong ước đẹp, những hi vọng cao xa cũng vì thế nốt. Lúc nào cũng lo chết đói. Lúc nào cũng làm thế nào cho không chết đói! Như vậy thì sống làm gì cho cực?

Thứ vẫn không thể nào chịu được rằng sống chỉ làm thế nào cho mình và vợ con có cơm ăn, áo mặc thôi. Sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều. Mỗi người sống, phải làm thế nào cho phát triển đến tận độ những khả năng của mình vào công cuộc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi, phải để lại một chút gì cho nhân loại. Có thú vị gì là cái lối sống co quắp quá ư loài vật, chẳng biết việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổ vào cái dạ dày. Có ai muốn gục mặt xuống làm gì. Đau đớn thay cho những kiếp sống khao khát muốn lên cao nhưng lại bị áo cơm gì sát đất. Hỡi ôi! Người ta đã phí bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu công lao để giải thoát, từ bỏ tất cả những phú quý vinh hoa của đời mình. Vô ích cả, chừng nào nhân loại chưa thoát khỏi những xiềng xích của cái đói và cái rét. Thứ thường có những lúc sực nhớ đến những cao vọng của mình xưa, ngán ngẩm buồn, tiếc cho mình. Y cứ đinh ninh rằng giá y không bị nghèo thì có lẽ y không đến nỗi đớn hèn thế này đâu. Có lẽ y sẽ làm được một cái gì. Biết bao nhiêu tài năng không nảy nở được, chỉ vì không gặp được một cái hoàn cảnh tốt!

(Nam Cao, Sống mòn, in trong Tuyển tập Nam Cao, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội, 2005, tr.259-260)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Cuộc sống của người trí thức giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám được thể hiện như thế nào trong văn bản?

Câu 3. Phân tích tác dụng của câu cảm thán được dùng trong đoạn văn sau:

Hỡi ôi! Người ta đã phí bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu công lao để giải thoát, từ bỏ tất cả những phú quý vinh hoa của đời mình. Vô ích cả, chừng nào nhân loại chưa thoát khỏi những xiềng xích của cái đói và cái rét.

Câu 4. Xác định nội dung chính của văn bản trên.

Câu 5. Nhận xét về cách xây dựng nhân vật Thứ trong văn bản trên của tác giả.

Câu 6. Từ suy nghĩ của nhân vật Thứ rằng “Sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều.”. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu suy nghĩ của bản thân về giá trị của lí tưởng sống đối với mỗi người.

2
29 tháng 3

Câu 1. Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là ngôi thứ ba, giúp người đọc cảm nhận rõ hơn tâm trạng và suy nghĩ nội tâm của nhân vật Thứ.

Câu 2. Cuộc sống của người trí thức giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám được thể hiện là tù túng, bần tiện, phải vật lộn với cơm áo gạo tiền. Họ khao khát vươn lên để sống cao đẹp và ý nghĩa hơn, nhưng lại bị hoàn cảnh nghèo đói và sự bất công xã hội đè nặng.

Câu 3. Câu cảm thán nhấn mạnh sự thất vọng và bất lực trước nghịch cảnh xã hội. Nó khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ, vừa trách móc vừa đau xót khi con người phải đánh đổi lý tưởng và khát vọng để đối phó với những nhu cầu tối thiểu như đói rét.

Câu 4. Nội dung chính của văn bản là sự phản ánh hiện thực xã hội trước Cách mạng tháng Tám, nơi những người trí thức bị hoàn cảnh nghèo đói, tù túng chèn ép, làm hao mòn tài năng, lý tưởng và khát vọng sống cao đẹp.

Câu 5. Nhân vật Thứ được tác giả xây dựng một cách chân thực, gần gũi, thông qua những dòng suy nghĩ nội tâm sâu sắc. Ông vừa là biểu tượng của một tầng lớp trí thức có lý tưởng, vừa bộc lộ sự bất lực trước hoàn cảnh, từ đó khắc họa số phận bế tắc chung của xã hội thời bấy giờ.

Câu 6. Lý tưởng sống có giá trị rất lớn đối với mỗi người. Nó không chỉ là kim chỉ nam định hướng hành động mà còn là động lực vượt qua khó khăn và thử thách. Lý tưởng sống cao đẹp sẽ giúp con người vươn tới những giá trị ý nghĩa, cống hiến cho xã hội và để lại dấu ấn tốt đẹp, như nhân vật Thứ đã nhận thức rằng "sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều."

24 tháng 4

Cau 1: Ngôi 3

Câu 2: Cuộc sống của ngươi trí thức trước cách mạng tháng tám được mọi người coi là một cuộc sống : Đói nghèo, bế tắc cùng cực trước số phận bi thảm của mình.

Câu 3: Qua đoạn văn:

-         Câu cảm thán: “ Hỡi ôi!”

-         Tác dụng của câu cảm thán trên:

+    Để thể hiện cảm xúc đau khổ , bế tắc của hiện thực đau khổ, không có cái ăn, không có cái mặc , phải sống lay lắt giữa sự đói nghèo , rét mướt

+     Để tăng thêm phần sinh động của ngôn ngữ nhân vật.

Câu 4: Nội dung chính của văn bản : kể về nội tâm của nhân vật Thứ khi nghĩ về cuộc đời, lí tưởng sống của mình trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ, đói rét trong nỗi băn khoăn và lo lắng của mình

Câu 5:

Nhân vật Thứ là một người thuộc tầng lớp trí thức nghèo ông có nhiều hoài bão nhưng lại bất lực trước hoàn cảnh khó khăn của mình. Ông cũng chính là biểu tượng cho tầng lớp trí thức nghèo ở xã hội cũ. Qua đó có thể thấy được sự cảm thông của nhà văn Nam Cao đối với những người thuộc tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội cũ

Câu 6:

Qua suy nghĩ của nhân vật Thứ trong tác phẩm “sống mòn” của nhà văn Nam Cao : “ Sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều”. Em nhận ra rằng lí tưởng sống là không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người, nó giúp ta hoàn thiện bản thân đẻ theo đuổi thứ giúp ích cho mọi người, nó khiến chúng ta muốn lưu lại dấu ấn tích cực cho mọi người. Nói chung lí tưởng sống là vô cùng quan trọng với mọi người.


30 tháng 3

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích trong bài thơ “Xin trả lại con làng Nủ” ở phần Đọc hiểu.

Đoạn trích trong bài thơ “Xin trả lại con làng Nủ” của Đỗ Xuân Thu đã sử dụng những đặc sắc nghệ thuật để diễn tả nỗi đau, sự mất mát của một đứa trẻ trong cảnh lũ lụt. Một trong những điểm nổi bật là biện pháp tu từ. Các câu hỏi tu từ như "Làng Nủ mình đâu rồi bố ơi?", "Sao giờ đây con chỉ thấy bùn?" không chỉ thể hiện sự ngạc nhiên, hoang mang của đứa trẻ mà còn làm nổi bật nỗi đau của cảnh ngộ, khiến người đọc cảm nhận được sự tàn phá của thiên tai. Hình ảnh ẩn dụ như "mũi mồm toàn bùn đất", "dưới đất này lạnh lắm" làm tăng tính chất tăm tối, đau khổ của hoàn cảnh, đồng thời thể hiện sự bế tắc, tuyệt vọng của nhân vật trữ tình. Lối viết tường thuật kết hợp với độc thoại nội tâm giúp thể hiện được sự trong sáng, ngây thơ của đứa trẻ, đồng thời làm nổi bật sự thiếu thốn tình cảm và sự cô đơn trong tâm hồn của nhân vật. Tất cả những yếu tố này đã góp phần làm cho bài thơ trở nên xúc động, mang đậm tính nhân văn.


Câu 2 (4,0 điểm): Viết bài văn (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về việc cân bằng giữa mong muốn của bản thân và kỳ vọng của gia đình.

Cuộc sống của mỗi chúng ta là một hành trình dài, nơi mà mỗi người phải tìm cách cân bằng giữa những gì mình yêu thích và những điều mình cần làm. Đặc biệt, đối với học sinh, việc cân bằng giữa những mong muốn cá nhân và kỳ vọng của gia đình luôn là một vấn đề nhức nhối. Trước hết, cha mẹ thường có những kỳ vọng rất lớn về sự thành công của con cái. Họ mong muốn con mình đạt được những thành tựu trong học tập, nghề nghiệp, và có một tương lai vững chắc. Tuy nhiên, sự kỳ vọng này đôi khi có thể tạo ra áp lực không nhỏ đối với học sinh.

Là một người trẻ, em hiểu rằng mình cần học cách cân bằng giữa những mong muốn của bản thân và kỳ vọng của gia đình để không bị chìm trong cảm giác mệt mỏi hay thất bại. Việc xác định rõ mục tiêu của mình là rất quan trọng. Mỗi học sinh cần phải hiểu rõ đam mê, sở thích của bản thân, điều gì thực sự làm mình hạnh phúc và muốn theo đuổi. Ví dụ, nếu em yêu thích âm nhạc nhưng gia đình lại muốn em trở thành bác sĩ, em có thể tìm cách để thuyết phục cha mẹ hiểu rằng âm nhạc không chỉ là đam mê mà còn có thể là một nghề nghiệp bền vững. Từ đó, em sẽ cố gắng chứng minh rằng việc theo đuổi đam mê không đồng nghĩa với việc không thành công.

Để làm được điều này, em cũng cần phải thực hiện tốt những nhiệm vụ, kỳ vọng của gia đình, chẳng hạn như học tập chăm chỉ, hoàn thành bài vở và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Bằng cách này, em có thể chứng minh với gia đình rằng em có thể đạt được sự nghiệp vững chắc trong khi vẫn duy trì được niềm đam mê của mình.

Hơn nữa, học sinh cần học cách giao tiếp và lắng nghe gia đình. Việc thẳng thắn chia sẻ cảm xúc và nguyện vọng của bản thân sẽ giúp tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau. Nếu gia đình hiểu được mong muốn của con cái, họ sẽ dễ dàng điều chỉnh kỳ vọng và hỗ trợ con cái tìm ra con đường phát triển phù hợp nhất.

Cuối cùng, việc duy trì sự cân bằng này không chỉ giúp em cảm thấy hạnh phúc mà còn có thể giúp gia đình cảm thấy tự hào về con cái. Hành trình tìm kiếm sự cân bằng này là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng nó chắc chắn sẽ mang lại cho chúng ta những kết quả tốt đẹp trong tương lai.

Câu 1: Phân tích đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích trong bài thơ “Xin trả lại con làng Nủ”

Bài thơ "Xin trả lại con làng Nủ" của nhà thơ Y Phương là một tác phẩm đầy xúc động, thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước và nỗi đau mất mát trong chiến tranh. Đoạn trích được sử dụng trong phần Đọc hiểu thường tập trung vào những hình ảnh thơ giàu tính biểu tượng và giọng điệu trữ tình sâu lắng.

Những đặc sắc nghệ thuật nổi bật:

  • Hình ảnh thơ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa: Y Phương sử dụng những hình ảnh gần gũi với đời sống của người dân tộc Tày như "làng Nủ", "con sông", "cánh rừng",... để diễn tả tình cảm gắn bó sâu sắc với quê hương. Đồng thời, những hình ảnh này cũng mang tính biểu tượng cao, thể hiện sự mất mát, đau thương do chiến tranh gây ra.
  • Giọng điệu trữ tình sâu lắng, giàu cảm xúc: Bài thơ có giọng điệu trữ tình da diết, thể hiện nỗi đau xót của người cha khi mất con, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào về sự hy sinh cao cả của con cho đất nước.
  • Sử dụng các biện pháp tu từ hiệu quả: Các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa,... được sử dụng một cách tinh tế, góp phần làm tăng tính biểu cảm cho bài thơ. Ví dụ, hình ảnh "con sông" có thể được hiểu là dòng chảy của thời gian, của lịch sử, còn "cánh rừng" có thể tượng trưng cho quê hương, đất nước.
  • Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức gợi: Y Phương sử dụng ngôn ngữ thơ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, nhưng vẫn đảm bảo tính hàm súc và giàu sức gợi. Điều này giúp bài thơ dễ dàng đi vào lòng người đọc, tạo được sự đồng cảm sâu sắc.

Câu 2: Suy nghĩ về sự cân bằng giữa mong muốn của bản thân và kỳ vọng của gia đình

Trong cuộc sống của mỗi người trẻ, việc tìm kiếm sự cân bằng giữa mong muốn của bản thân và kỳ vọng của gia đình là một thách thức không hề nhỏ. Đặc biệt, đối với học sinh, đây là giai đoạn quan trọng để định hình tương lai, việc cân bằng này càng trở nên cần thiết.

Để cân bằng giữa mong muốn của bản thân và kỳ vọng của gia đình, học sinh cần:

  • Hiểu rõ bản thân: Trước hết, học sinh cần hiểu rõ bản thân mình, biết mình thực sự đam mê và có năng lực ở lĩnh vực nào. Điều này giúp các em xác định được mục tiêu và con đường phát triển phù hợp với bản thân.
  • Giao tiếp cởi mở với gia đình: Học sinh cần chia sẻ thẳng thắn với gia đình về những mong muốn, ước mơ của mình. Đồng thời, các em cũng cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của gia đình.
  • Tìm điểm chung giữa mong muốn của bản thân và kỳ vọng của gia đình: Trong nhiều trường hợp, mong muốn của bản thân và kỳ vọng của gia đình có thể không hoàn toàn trái ngược nhau. Học sinh cần tìm ra những điểm chung, những giá trị mà cả hai bên cùng hướng tới, để từ đó tìm ra giải pháp dung hòa.
  • Chứng minh năng lực của bản thân: Để thuyết phục gia đình ủng hộ quyết định của mình, học sinh cần chứng minh năng lực và sự nghiêm túc của bản thân bằng những hành động cụ thể.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài: Nếu gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa mong muốn của bản thân và kỳ vọng của gia đình, học sinh có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè hoặc những người có kinh nghiệm.

Kết luận:

Việc cân bằng giữa mong muốn của bản thân và kỳ vọng của gia đình là một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì. Tuy nhiên, nếu học sinh biết cách giao tiếp, lắng nghe và thấu hiểu, các em hoàn toàn có thể tìm ra giải pháp tốt nhất cho bản thân và gia đình.

Đọc văn bản sau:                   Cánh đồng và mẹ     Lúa chưa kịp khô     Mưa đã trút nhọc nhằn lên vai mẹ     Mẹ như cánh đồng tháng năm không kịp thở để gieo vụ tháng mười     Mẹ gánh lúa về nhà     Con đèo gạo lên thị xã     Mẹ tưới mồ hôi xuống đất     Cấy hy vọng đời con.      Bao năm chưa về làng     Để mặc cánh đồng chiêm mùa lặn lội   ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

                   Cánh đồng và mẹ

     Lúa chưa kịp khô

     Mưa đã trút nhọc nhằn lên vai mẹ

     Mẹ như cánh đồng tháng năm không kịp thở để gieo vụ tháng mười

     Mẹ gánh lúa về nhà

     Con đèo gạo lên thị xã

     Mẹ tưới mồ hôi xuống đất

     Cấy hy vọng đời con.

 

     Bao năm chưa về làng

     Để mặc cánh đồng chiêm mùa lặn lội

     Mẹ giờ tha thẩn tuổi già

     Cánh đồng thay người cấy mới

     Con vẫn xa như những ngày đèo gạo lên thị xã

     Bỏ lại cánh đồng rạ rơm.

 

     Con lâu chưa về làng

     Không biết cánh đồng đang hẹp lại

     Con đường lên thị xã

     Mịt mờ ngoại ô.

 

     Trưa nay bữa ăn ở phố

     Bát cơm bốc khói quê nhà

     Có phải cơm nấu từ gạo làng mình bởi những người cấy mới!

     Bất chợt nhớ làng

     Nhớ đồng

     Nhớ mẹ

     Ôi cánh đồng như lòng mẹ

     Bao dung.

(Nguyễn Doãn Việt, Dẫn theo Hội nhà văn Việt Nam, vanvn.vn, 13/03.2024)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong khổ thơ thứ nhất.

Câu 3. Dựa vào ngữ cảnh, hãy xác định nghĩa của từ “cấy” trong trường hợp sau:

                 Mẹ tưới mồ hôi xuống đất

                 Cấy hy vọng đời con.

Câu 4. Trình bày tác dụng của 01 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ thứ tư.

Câu 5. Trong khổ thơ thứ hai, người con đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?

Câu 6. Với tác giả, hình ảnh người mẹ và cánh đồng là một phần không thể thiếu trong kí ức. Với em, kí ức nào của tuổi thơ là khó quên? Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 câu chia sẻ cảm xúc của mình về kí ức đó.

4
22 tháng 3

Văn bản gì mà khó vậy

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong khổ thơ thứ nhất:

  • "mưa đã trút nhọc nhằn lên vai mẹ"
  • "mẹ như cánh đồng tháng năm không kịp thở"
  • "mẹ gánh lúa về nhà"
  • "mẹ tưới mồ hôi xuống đất"

Câu 3: Dựa vào ngữ cảnh, từ "cấy" trong trường hợp "mẹ tưới mồ hôi xuống đất/cấy hy vọng đời con" được hiểu theo nghĩa ẩn dụ:

  • "cấy" ở đây không chỉ hành động gieo trồng cây lúa, mà là hành động lao động, hy sinh, vun đắp của mẹ để nuôi dưỡng, tạo dựng tương lai cho con.

Câu 4: Tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ thứ tư:

  • Biện pháp tu từ ẩn dụ "cánh đồng như lòng mẹ" giúp làm nổi bật tấm lòng bao dung, rộng lớn của mẹ, đồng thời thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa hình ảnh cánh đồng và người mẹ trong tâm trí của người con.

Câu 5: Trong khổ thơ thứ hai, người con đã thể hiện tình cảm, cảm xúc:

  • Sự hối hận, day dứt vì đã lâu không về thăm mẹ và quê hương.
  • Nỗi xót xa khi nhận ra mẹ đang ngày càng già yếu.
  • Sự lo lắng khi chứng kiến sự thay đổi của quê hương.

Câu 6: Kỉ niệm tuổi thơ khó quên:

  • Trong kí ức của tôi, hình ảnh con đường làng vào mỗi buổi chiều tà luôn hiện lên thật đẹp. Đó là con đường đất nhỏ, hai bên là những hàng tre xanh mát, xa xa là cánh đồng lúa vàng óng ả. Mỗi khi chiều về, tôi cùng đám bạn trong xóm thường ra đây chơi đùa, thả diều, đá bóng. Những khoảnh khắc ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi, là nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp đẽ và bình yên nhất.
Đọc văn bản sau:VIỆT NAM ĐỐI MẶT VỚI DÂN SỐ GIÀ     TTO – Sau khi bắt đầu thời kỳ già hóa dân số vào năm 2011 với tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,9%, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số già từ 2026 – 2054 khi tỉ lệ người 65 tuổi trở lên chiếm từ 10 – 19,9%.     Như vậy, như nhiều chuyên gia từng cảnh báo, Việt Nam chưa giàu nhưng dân số đã bắt đầu già hóa. Và...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

VIỆT NAM ĐỐI MẶT VỚI DÂN SỐ GIÀ

     TTO – Sau khi bắt đầu thời kỳ già hóa dân số vào năm 2011 với tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,9%, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số già từ 2026 – 2054 khi tỉ lệ người 65 tuổi trở lên chiếm từ 10 – 19,9%.

     Như vậy, như nhiều chuyên gia từng cảnh báo, Việt Nam chưa giàu nhưng dân số đã bắt đầu già hóa. Và từ 2054 – 2069, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số rất già, khi người từ 65 tuổi trở lên chiếm 20 – 29,9%. Việt Nam cũng được xem là quốc gia có thời gian chuyển từ "già hóa dân số" sang "dân số già" vào nhóm nhanh trên thế giới, dự báo là 20 năm, trong khi Nhật Bản và Trung Quốc là 26 năm, Anh và Tây Ban Nha 45 năm...

     Dân số già nhanh

     Phát biểu tại hội thảo "Dân số và phát triển", được Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) tổ chức ngày 24 – 12, ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình, cho rằng một trong những chính sách để hạn chế tốc độ già hóa dân số là duy trì mức sinh thay thế. "Việt Nam đã duy trì được mức sinh thay thế, giữ được tổng tỉ suất sinh ở mức xung quanh 2 con/bà mẹ từ 2006 đến nay."– ông Tú chia sẻ.

     Tuy nhiên, những chính sách để hỗ trợ thêm còn rất ít, thậm chí chưa có. "Hãy đặt mình vào vị trí của các công nhân, sinh con nhưng nhà trẻ, trường mẫu giáo... đều ít có hoặc chi phí cao, các gia đình trẻ ít dám sinh con. Ngay các gia đình ở thành thị, hai vợ chồng có công việc ổn định nhưng mức lương thông thường cũng rất khó khăn khi nuôi 2 con ăn học." – ông Tú bình luận.

     Chính vì lý do này, dù đã có chính sách nhằm nâng mức sinh ở vùng có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế, đồng thời giảm mức sinh ở vùng có mức sinh cao, nhưng mức sinh được thông báo gần nhất ở TP.HCM ở mức trên 1,3 con/bà mẹ vẫn là mức sinh thấp nhất nước và còn có xu hướng giảm thêm.

     "Kinh nghiệm ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia cho thấy nếu mức sinh đã xuống thấp sẽ rất khó để tăng sinh trở lại. Khi mức sinh thấp, dân số càng già với tốc độ nhanh hơn." – ông Tú khuyến cáo.

     Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và quy mô dân số (Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình), đặc điểm của người cao tuổi ở Việt Nam là trên 70% phải tự lao động kiếm sống với sự hỗ trợ của con cháu, chỉ 25,5% sống bằng lương hưu và trợ cấp xã hội.

     Con số này dự báo không có thay đổi nhiều trong thời gian tới. Trong năm 2020, Hà Nội chỉ mới có khoảng 40% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và theo mục tiêu đến năm 2021, 45% người lao động cả nước sẽ tham gia bảo hiểm xã hội. Khi bước vào thời kỳ dân số già, số người già tăng cao cùng với tỉ lệ người già không có lương hưu/trợ cấp cũng tăng theo vô hình trung sẽ là một gánh nặng về an sinh xã hội.

Hình dân số già

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Dân số – KHHGĐ – Đồ họa: TUẤN ANH

[…]

(Theo Lan Anh, https://tuoitre.vn, ngày 25/12/2020)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Mục đích của văn bản là gì?

Câu 2. Chỉ ra một vài đặc điểm về hình thức để xác định kiểu văn bản.

Câu 3.

a. Xác định 01 phép liên kết được dùng trong đoạn sau:

     Như vậy, như nhiều chuyên gia từng cảnh báo, Việt Nam chưa giàu nhưng dân số đã bắt đầu già hóa. Và từ 2054 – 2069, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số rất già, khi người từ 65 tuổi trở lên chiếm 20 – 29,9%.

b. Xác định phép liên kết chủ yếu được dùng để liên kết hai đoạn văn sau:

     Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và quy mô dân số (Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình), đặc điểm của người cao tuổi ở Việt Nam là trên 70% phải tự lao động kiếm sống với sự hỗ trợ của con cháu, chỉ 25,5% sống bằng lương hưu và trợ cấp xã hội.

     Con số này dự báo không có thay đổi nhiều trong thời gian tới. Trong năm 2020, Hà Nội chỉ mới có khoảng 40% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và theo mục tiêu đến năm 2021, 45% người lao động cả nước sẽ tham gia bảo hiểm xã hội. Khi bước vào thời kỳ dân số già, số người già tăng cao cùng với tỉ lệ người già không có lương hưu/trợ cấp cũng tăng theo vô hình trung sẽ là một gánh nặng về an sinh xã hội.

Câu 4. Trình bày hiệu quả của cách triển khai thông tin trong đoạn văn sau.

     Tuy nhiên, những chính sách để hỗ trợ thêm còn rất ít, thậm chí chưa có. "Hãy đặt mình vào vị trí của các công nhân, sinh con nhưng nhà trẻ, trường mẫu giáo... đều ít có hoặc chi phí cao, các gia đình trẻ ít dám sinh con. Ngay các gia đình ở thành thị, hai vợ chồng có công việc ổn định nhưng mức lương thông thường cũng rất khó khăn khi nuôi 2 con ăn học." – ông Tú bình luận.

     Chính vì lý do này, dù đã có chính sách nhằm nâng mức sinh ở vùng có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế, đồng thời giảm mức sinh ở vùng có mức sinh cao, nhưng mức sinh được thông báo gần nhất ở TP.HCM ở mức trên 1,3 con/bà mẹ vẫn là mức sinh thấp nhất nước và còn có xu hướng giảm thêm.

Câu 5. Phương tiện phi ngôn ngữ được dùng trong văn bản trên có tác dụng gì?

Câu 6. Theo bài viết, từ 2054 – 2069, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số rất già, khi người từ 65 tuổi trở lên chiếm 20 – 29,9%. Theo em, việc dân số già nhanh sẽ mang lại những tác hại gì đối với nước ta?

3

Câu 1: Mục đích của văn bản là thông báo về tình trạng già hóa dân số nhanh chóng ở Việt Nam và những tác động của nó đến kinh tế và an sinh xã hội.

Câu 2: Một vài đặc điểm về hình thức để xác định kiểu văn bản:

  • Văn bản có tiêu đề, các đoạn văn được phân chia rõ ràng.
  • Thông tin được trình bày một cách khách quan, có dẫn chứng số liệu cụ thể.
  • Nguồn thông tin được trích dẫn rõ ràng.

Câu 3:

  • a. Phép liên kết được dùng trong đoạn văn là phép lặp từ ngữ (dân số già).
  • b. Phép liên kết chủ yếu được dùng để liên kết hai đoạn văn là phép lặp từ ngữ (con số này).

Câu 4: Hiệu quả của cách triển khai thông tin trong đoạn văn:

  • Đoạn văn sử dụng cách triển khai thông tin theo hướng phân tích nguyên nhân - kết quả.
  • Tác giả đưa ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mức sinh thấp, sau đó đưa ra kết quả là dân số già hóa nhanh.
  • Cách triển khai này giúp người đọc hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các vấn đề và thấy được tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề.

Câu 5: Phương tiện phi ngôn ngữ được dùng trong văn bản là đồ họa. Tác dụng của phương tiện này là minh họa trực quan số liệu thống kê, giúp người đọc dễ dàng hình dung và so sánh các thông tin.

Câu 6: Theo em, việc dân số già nhanh sẽ mang lại những tác hại đối với nước ta:

  • Thiếu hụt lực lượng lao động trẻ, ảnh hưởng đến năng suất lao động và sự phát triển kinh tế.
  • Gánh nặng chi phí an sinh xã hội tăng cao do số lượng người già cần được chăm sóc tăng lên.
  • Hệ thống y tế chịu áp lực lớn hơn do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người già cao hơn.
  • Sự thay đổi cơ cấu gia đình, thiếu hụt nguồn lao động trẻ chăm sóc người già.
22 tháng 3

em ko biết