K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2020

Thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ biết nương tay nếu chúng ta vẫn tiếp tục không tuân thủ những quy luật vận hành của nó. Càng bước sang thế kỷ văn minh, con người càng phải chịu những cơn thịnh nộ kinh hồn của thiên nhiên. Sóng thần ở Inđônêxia hay cơn bão khủng khiếp Catina vừa đổ bộ vào nước Mỹ tuần này rõ ràng là những minh chứng không gì thuyết phục hơn cho điều ấy.

Một biển nước mênh mông với bao điều đáng sợ chiếm trọn mười phút mục dự báo thời tiết của đài truyền hình. Cơn bão dù đã được dự báo trước nhưng người dân Mỹ vẫn phải hứng trọn một lần nổi giận của thần biển Pôdây đông. Cả một thành phố công nghiệp chìm trong mênh mông biển nước. Thuyền cứu hộ chạy ầm ầm trong thành phố như chạy giữa mặt sông. Lác đác đây đó còn lại một vài ngôi nhà nổi lên phần nóc hoặc trần. Trên đó không biết có bao nhiêu người đang gào khóc dơ tay cầu cứu. Tình cảnh trông đến thảm thương. Chẳng ai có thể ngờ được ở nước Mỹ lại có những cảnh tượng đau lòng như vậy.

Nước trong thành phố bắt đầu chuyển màu đen. Nó bị ô nhiễm nặng bởi bao nhiêu thứ trong đó có không ít xác người. Cả thành phố ngột ngạt trong cảnh không điện, không thức ăn, nước uống, không thuốc men. Tình cảnh gợi những căn bệnh hiểm nghèo dễ dàng lấn đến trong nay mai. Cả thành phố vẫn đang kêu cứu còn nước thì chưa hề có dấu hiệu rút đi. Cả nước Mỹ đang ở tình trạng vô cùng khẩn cấp. Cũng may mấy ngày sau,. Nước rút và nhờ có sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là của quân đội, cảnh sát và những tình nguyện viên, nhiều người dân đã được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy phải chen chúc trong những trại tập trung nhưng họ vẫn còn may mắn hơn bao người chết đói, chết rét hay bị bão lũ cuốn đi.

Ôi! Còn thiệt hại về vật chất thì không thể nào kể nổi. Nhà thì đổ, ô tô bị nước cuốn trôi, đường dây điện đứt… nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét. Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đấy là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh “tan đàn sẻ nghé”. Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hết mình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua sự bù đắp ấy chẳng thấm tháp gì.

Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào

Chiyuki Fujito

1 tháng 2 2020

Đất nước ta nay đã yên bình, nhân dân được tự do, hạnh phúc, mọi người bắt tay vào xây dựng. Thế nhưng cuộc sống của nhân dân ta vẫn còn gặp phải khó khăn, mất mát do thiên tai đem lại. Nào là hạn hán, cháy rừng, sạt lở đất, lũ lụt... đặc biệt là nhân dân ở một số tỉnh miền Trung vừa bị cơn bão lũ hoành hành. Hậu quả thật khủng khiếp.

Hôm ấy bầu trời u tối. Gió quay cuồng, gào rít. Cây cối ngả nghiêng rồi nạp mình bởi những cơn gió xoáy. Những cơn mưa ào ào đổ xuống, xối xả trên sân nhà, mái ngói, ngọn cây. Trận này chưa qua, trận khác kéo đến. Mưa ròng rã suốt ngàv đêm. Thế rồi, nước ở sông dâng cao, đỏ lừ. Nước tràn vào thôn xóm, làng mạc, thành phổ. Nước ngập các con đường. Ruộng đồng chỉ một màu trắng xóa. Gió to. Mưa lớn. Chúng cứ tiếp nối nhau. Nước ồ ạt đổ vào các rảnh cống, kênh rạch. Nước sông sôi sục chảy xiết, cuốn theo bao khúc gỗ từ miền ngược xa xôi. Cơn bão lũ vẫn diễn ra dữ dội, mọi tầng lớp nhân dân ở đây cùng các lực lượng vũ trang ra sức chống đỡ. Hàng nghìn người dùng bao đất và cọc tre để chắn giữ đê, chắn giữ bờ sông, không cho sạt lở, ngăn dòng nước tràn vào thành phố, làng mạc. Tiếng rào rào bất tận của mưa, tiếng ào ào của nước chảy cùng tiếng gọi í ới của bao người đang chống lũ làm thính giác của con người ta như mệt mỏi. Tuy vậy họ vẫn cương quyết chống chọi với bão lũ. Nước vẫn dâng lên cao, tràn mênh mông. Từng chiếc thuyền lòa nhòa ẩn hiện trong cơn mưa bao phủ. Người dân ở gần bờ sông và tài sản của họ được di dời đến nơi an toàn. Thanh niên cùng các lực lượng cứu hộ phải lênh đênh trong biển nước để làm nhiệm vụ. Từng chiếc thuyền dập dềnh trên sóng nước, mọi người tất bật khẩn trương. Cơn bão lũ vẫn cứ tiếp tục, nước ở các sông ầm ầm đổ ra biển. Gió biển thổi mạnh vào đất liền, từng cơn bão dữ tiếp nhau đe dọa. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, bay loang choảng. Hàng loạt nhà bị sạt móng, ngã vách. Có những ngôi nhà chỉ còn là đống gạch vụn mặc dù nó là nơi mà mọi người phải làm từ lâu lắm mới có được. Tài sản bị bão lũ cướp đi, mạng người cũng không tránh khỏi. Trường học, bệnh viện, nhà máy đều bị hư hại khủng khiếp vô cùng đến mấy ngày liền.

Cơn bão lũ qua đi, làng mạc, phố phường nơi đây là một màu đơn điệu, quang cảnh thật lặng lẽ trầm buồn, mọi người nhìn cảnh mất mát mà lòng như thôi miên, thất vọng.

Cơn bão lũ đã để lại biết bao nhiêu cảnh màn trời, chiếu đất, đói ăn, thiếu mặc... Cả nước đang hướng về miền Trung, đang dang rộng vòng tay nhân ái dể giúp đồng bào bị nạn đi lên khỏi bờ vực thẳm.

30 tháng 1 2020

Thầy cô như cuốn sách không bao giờ có trang cuối cùng

30 tháng 1 2020

cô bạn ấy nhỏ như que tăm

Vào một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, tôi rong chơi trong khu vườn nọ rồi không may mắc nạn. Đang loay hoay không biết làm sao thì có một cô bé ra vườn tưới cây đã thương tình cứu tôi.

Tôi vô cùng cảm kích trước lòng tốt của cô bé bởi tôi mắc nạn đã lâu mà không có ai cứu giúp. Ai trông thấy họ hàng bọ hung chúng tôi cũng ghét bỏ và chỉ muốn đi xa. Nhiều khi chính bản thân tôi cũng thấy tự ghét chính mình, ghét những việc mình đã làm trước đây. Cô bé có lẽ không hiểu nên tôi kể cho cô nghe câu chuyện của tôi. Câu chuyện rất dài .

Kiếp trước tôi cũng được làm một con người sống trên trần gian. Tên tôi là Lý Thông, làm nghề bán rượu. Nhưng sau khi mắc sai lầm tôi đã bị trừng phạt biến thành bọ hung, suốt đời chỉ ở những xó xỉnh hôi hám và bị người đời khinh ghét. Tôi bị trừng phạt vì đã đối xử không tốt với Thạch Sanh, cậu em kết nghĩa của tôi. Thạch Sanh là chàng trai mồ côi nhưng tốt bụng, hiền lành và khỏe mạnh. Khi về ở với mẹ con tôi, cậu ta rất được việc, chịu khó làm ăn mà không đòi hỏi điều gì. Thạch Sanh tốt bụng là thế mà tôi đã bao lần lấy oán trả ơn. Tôi đã lừa cậu ấy đi canh miếu thờ nhưng mục đích thực là để thế mạng tôi cho mãng xà. Nhưng Thạch Sanh không chết mà còn giết được con vật độc ác nữa. Thế là tôi nghĩ cách cướp công và đuổi Thạch Sanh đi. Sau khi đến kinh thành dâng công lên hoàng thượng, tôi được bổ chức quan Quận công danh giá, sống trong sung sướng, tôi dần dần quên đi người em kết nghĩa tốt bụng của mình.

Một thời gian sau, nhà vua tổ chức hội kén rể cho công chúa. Nàng xinh đẹp quá khiến tôi cũng mơ ước được làm phò mã. Nhưng không may nàng bị con đại bàng quái ác tha đi mất. Mất con, nhà vua vô cùng đau khổ. Người sai tôi đi cứu công chúa và hứa gả nàng cho tôi. Trong niềm vui sướng ngập tràn tôi cũng vô cùng hoang mang lo sợ, không biết công chúa ở đâu mà tìm.... Và một lần nữa tôi may mắn được Thạch Sanh giúp. Tôi không muốn gặp lại cậu em kết nghĩa này nhưng nghĩ chỉ có cậu ấy tìm được nơi công chúa bị giam giữ nên lợi dụng. Thạch Sanh vốn thật thà nên nhận lời giúp ta không chút nghi kỵ. Sau khi cứu được công chúa, ta đã lấp miệng hang lại, vĩnh viễn chôn vùi chàng ta.

Tôi khấp khởi vui mừng vì mang được công chúa trở về cho hoàng thượng. Tôi đã nghĩ đến cảnh tượng một hôn lễ hoành tráng và được làm phò mã nhà vua. Nhưng dường như ước muốn ấy không được thực hiện. Công chúa sau khi được cứu ở hang về thì bị câm không nói năng được gì nữa. Nàng lúc nào cũng buồn rười rượi. Việc cưới xin đành phải hoãn lại. Trong lòng tôi lo lắng không yên.

Trong ngục tối, bỗng một hôm vang lên tiếng đàn. Tiếng đàn nghe mới não nùng làm sao, nó vang động đến tận hoàng cung, nó làm cho công chúa tự nhiên nói được. Câu đầu tiên nàng nói là muốn cha cho gặp người gảy đàn. Linh tính tôi mách bảo có chuyện không hay nhưng vẫn cố chờ đợi. Không ngờ tôi lại gặp

Thạch Sanh. Thật éo le biết bao. Mọi tội lỗi của tôi bị vạch trần trong phút chốc. Bao mơ ước giàu sang, phú quý và lễ cưới với công chúa đã không còn. Có lẽ tôi sẽ bị mất mạng nữa. Nhưng nhờ có Thạch Sanh tốt bụng, tôi được tha tội chết, về quê sinh sống làm ăn. Nhưng lưới trời lồng lộng, không bị chết dưới đao kiếm nhà vua lại bị trừng phạt bởi đao kiếm nhà trời. Thần sét được phái xuống trừng phạt tôi. Thế là từ đó, tôi không được đầu thai làm kiếp người nữa mà đời đời lảm gã bọ hung hôi hám ở xó xỉnh tối tăm...

Cậu em kết nghĩa Thạch Sanh của tôi, sau đó đã được lấy công chúa. Lễ cưới của họ tưng bừng lắm. Nhưng lại vướng vào loạn 12 nước chư hầu kéo sang đánh vì trước kia bị công chúa từ hôn. Tôi nghĩ chắc lần này Thạch Sanh khó chống đỡ được. Nhưng tài ba thay, chàng ấy nhờ có tiếng đàn và niêu cơm thần kì của mình mà đánh thắng được lũ giặc, không tốn một mũi tên. Khâm phục thay cho tài trí Thạch Sanh.

Tôi hối hận lắm vì những sai trái của mình. Đời đời, kiếp kiếp tôi chỉ là con bọ hung bị ghét bỏ. Tôi chỉ ao ước một lần được hoá kiếp làm người, khi ấy tôi sẽ không làm điều xấu xa nữa. Không biết đến khi nào điều ước xa xôi đó mới thành hiện thực...

28 tháng 1 2020

Xin chào các bạn! Tôi là Bọ Hung. Hôm nay, tôi sẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện của chính tôi và qua đây, mong mọi người đừng phạm phải sai lầm như tôi. Tôi vốn sinh ra được làm kiếp người, tên họ Lý Thông, nhưng do đã làm quá nhiều điều sai trái nên kiếp này tôi phải chịu phạt của ông trời, bị biến thành kiếp bọ hung.

Tôi làm công việc bán rượu ở vùng quê nghèo, quanh năm chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng. Trong một lần đi bán rượu, tình cờ tôi gặp được Thạch Sanh, cậu ấy mồ côi cha mẹ nhưng là một người khỏe mạnh và tốt bụng. Tôi chợt nảy ra ý kết nghĩa huynh đệ với Thạch Sanh, cậu ấy vui vẻ đồng ý ngay. Khi về nhà tôi, cậu ấy chăm chỉ siêng năng và không đòi hỏi gì nhiều. Cậu ấy là người nhân hậu thật thà, thế mà tôi lại lấy lòng tiểu nhân hãm hại cậu ấy. Tôi lừa cậu ấy thay tôi canh miếu, mục đích là thế mạng tôi cho Chằn tinh ăn. Nhưng cậu ấy không chết lại còn giết được con Chằn tinh hung ác kia. Tôi chẳng những không biết ơn công cứu mạng của Thạch Sanh lại còn lừa cậu ấy chiếm chiến công giết Chằn tinh. Sau khi tôi lên kinh thành dâng chiến công cho hoàng thượng, tôi đã được phong chức quan Quận công và sống trong sung sướng, tôi đã quên đi người em kết nghĩa của mình.

Một thời gian sau, nhà vua kén rể cho công chúa, công chúa là một người cao quý, dung mạo xinh đẹp làm bao người mê mẩn. Nhưng không may trong buổi kén rể, công chúa đã bị một con đại bàng lớn bắt đi. Nhà vua đã cử tôi đi cứu công chúa, nếu cứu được công chúa, vua sẽ gả công chúa cho tôi. Nghe được tin này tôi rất vui nhưng cũng rất lo lắng vì tôi không biết công chúa ở đâu và bản thân cũng chẳng có tài cán gì cả. Tôi chợt nhớ đến Thạch Sanh, lân la đến nhờ cậy và thật may mắn, được Thạch Sanh giúp. Cậu ấy giúp tôi tìm được chỗ công chúa bị giam giữ, tìm được công chúa và cứu được nàng. Nhưng lúc đó, sự ích kỉ và lòng tham nổi lên, tôi đã lấy đá lấp kín cửa hang, để một lần nữa chiếm công lao của Thạch Sanh.

Khi đưa công chúa về hoàng cung, tôi hí hửng nghĩ đến lễ cưới sang trọng với công chúa và được trở thành phò mã của nhà vua. Nhưng ước nguyện ấy không thành được vì sau khi trở về, công chúa không nói chuyện, mặt nàng lúc nào cũng buồn rười rượi. Bỗng một ngày, đột nhiên trong ngục tối, tiếng đàn nghe rất bi thương và não nùng vang đến tận hoàng cung, khi công chúa nghe thấy tiếng đàn, nàng đã nói chuyện được trở lại. Câu đầu tiên nàng nói là muốn gặp người gảy đàn. Linh tính của tôi mách bảo có chuyện gì đó không hay sẽ xảy ra. Quả đúng như vậy, tôi gặp lại Thạch Sanh và mọi tội lỗi của tôi đã bị vạch trần. Tôi tưởng chừng mình sẽ bị nhà vua trừng phạt nhưng không, Thạch Sanh đã xin nhà vua tha tội cho tôi, tôi quay trở lại quê làm ăn nhưng do nghiệp của tôi quá lớn, ông trời không tha thứ cho tôi, tôi đã Thần Sét đánh chết và hóa kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh sau đó đã lấy công chúa và trở thành phò mã. Lễ cưới tổ chức tưng bừng, các hoàng tử của tám nước chư hầu vì ganh ghét đố kị đã tập hợp quân đội kéo sang đánh vào kinh thành. Nhờ sự tài ba của Thạch Sanh, cậu ấy đã đánh tan liên quân tám nước. Sau đó, nhà vua đã truyền ngôi cho Thạch Sanh.

Tôi rất hối hận về những việc mình đã làm trong quá khứ. Tôi đã bị trừng phạt, bị biến thành con bọ hung bẩn thỉu bị mọi người ghét bỏ. Tôi muốn trở lại làm người để sửa lại mọi lỗi lầm của mình. Qua câu chuyện của tôi, mong mọi người hãy sống nhân nghĩa, thương người tốt bụng như Thạch Sanh vì "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".

27 tháng 1 2020

Vài cánh én nhỏ chao nghiêng trên bầu trời cao rộng. Nhìn ra cửa sổ, mưa bụi đang lất phất bay, em bỗng chợt nhận ra mùa xuân đã bất ngờ đến từ lúc nào. Không khí của mùa xuân, của ngày Tết tràn ngập khắp nơi nơi. Từ trong nhà ra ngoài phố, đâu đâu cũng thấy mọi người tất bật, hối hả sắm đồ để đón Tết. Mỗi khi Tết đến, ngoài việc được ngồi trông nồi bánh chưng đang sôi bên bếp lửa hồng ấm áp, em thích thú nhất là được cùng bà, cùng mẹ đi chợ hoa ngày Tết, chọn những bông hoa thật rực rỡ để làm đẹp cho ngôi nhà.

Em thường cùng mẹ đi chợ hoa vào ngày 28 Tết. Chợ hoa vô cùng đông vui, tấp nập, ai cũng bận rộn tìm kiếm và lựa mua những bông hoa tươi nhất, đẹp nhất. Chợ hoa như một xứ sở của các loài hoa với trăm ngàn màu sắc, hương thơm khác nhau. Những bông hoa hồng nào đỏ, nào vàng, nào cam kiêu hãnh khoe mình, trên cánh còn đọng lại vài giọt sương nhỏ li ti. Những đóa hoa ly trắng, ly hồng tỏa hương thơm thoang thoảng. Mọi người ai cũng ưa chuộng ly vì nó cắm ở lọ hay để chơi Tết cũng đều hợp. Những bông cúc đại đóa to bằng lòng bàn tay cũng thật đa dạng, phong phú với đủ màu sắc: vàng, trắng, xanh. Có cả những loại hoa cúc bông nhỏ xinh như chiếc cúc áo. Không thể thiếu những cành hoa lay ơn dài độ 1 mét, hoa nở dọc theo thân cây hình ống nhọn. Lá hoa lay ơn dài như lưỡi kiếm, vì thế nó còn có một tên gọi khác là hoa kiếm lan. Những bông hoa có màu trải dài từ đỏ, cam đến hồng, vàng, xanh nhạt và rất nhiều màu sắc nổi bật khác. Ở chợ còn có riêng một khu chuyên bán những cây đào, cây quất. Có cả đào bích lẫn đào phai, màu hồng của hoa đã trở thành một nét đặc trưng đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Theo sự tích xưa, hoa đào là hiện thân của hai vị thần tên Trà và Uất Lũy, thường bảo vệ người dân khỏi sự quấy rầy, phiền nhiễu của bọn ma quỷ. Những cây quất lá xanh mướt, quả căng, mọng, sai lúc lỉu trĩu cả cây. Cây quất thường tượng trưng cho sự thu hoạch bội thu và cũng là khởi đầu cho một năm mới tốt đẹp. Trên tay người đi chợ cầm đầy những bông hoa rực rỡ, xinh đẹp, đủ mọi màu sắc. Có người cũng đã chọn được cho mình một cành đào hay cây quất ưng ý. Đi kèm với những loài hoa, người ta còn bán cả những chậu hoa với đủ kiểu dáng, kích cỡ. Không khí xuân đang tràn ngập khắp mọi ngóc ngách, những bông hoa như rực rỡ hơn và nụ cười trên môi người đi chợ dường như cũng ấm áp, tươi vui lạ thường.

Chợ hoa ngày Tết để lại trong em ấn tượng về một mùa xuân tươi trẻ thật rộn ràng và náo nức. Đi chợ hoa cũng trở thành một nét đẹp rất riêng trong truyền thống văn hóa của người Việt.

               Nguồn vn doc

Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm. Ở quê em như thường lệ, cứ mỗi khi Tết đến xuân về là lại có chợ hoa với biết bao loài hoa tập trung về đây để cùng nhau khoe sắc, làm rộn ràng thêm không khí ngày xuân.

Sau một mùa đông giá lạnh, muôn loài như bừng tỉnh khi mùa xuân đến. Mùa xuân cũng là thời điểm bắt đầu một năm mới, ai cũng tưng bừng chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết sắp tới. Nào dọn dẹp nhà cửa, nào mua sắm bánh kẹo, đồ ăn...nhưng dù bận rộn đến đâu, mọi người ở quê em vẫn dành dù chỉ là một chút thời gian ghé qua chợ hoa để có dịp chiêm ngưỡng sự lộng lẫy, sự rực rỡ của muôn loài các loài hoa.

Bước vào trong chợ, người ta có cảm giác như lạc vào một xứ sở thần tiên chỉ dành cho cái đẹp. Muôn loài hoa cùng tụ họp về đây và làm nên một chợ hoa tuyệt đẹp chỉ có trong những ngày Tết.

Có ai mà đếm được xem có biết bao nhiêu loài hoa. Nào là hoa hồng, nhưng hoa hồng còn có hoa hồng đỏ, hồng vàng, hồng trắng; hoa cúc cũng có hoa cúc vàng và cúc trắng, cúc loại to, cúc loại nhỏ, rồi hoa lưu li tím, hoa cẩm chướng, hoa huệ, hoa layơn...và tất nhiên không thể thiếu một loài hoa đặc trưng của ngày Tết ở miền Bắc, đó chính là hoa đào, có hẳn một chỗ rộng để dành cho các hàng hoa đào, chỗ dành cho loài hoa này cũng đa dạng lắm, có một chậu cây đào to, cũng chỉ có những chậu nhỏ tùy thuộc vào ý thích của mọi người mà sẽ chọn xem mua loại nào. Cành nào, cây nào cũng lắm hoa nhiều nụ rất đẹp. Vì là miền bắc nên chợ không có hoa mai – loài hoa đặc trưng của ngày Tết mà chỉ miền Nam mới phổ biến.

Không chỉ có hoa thật mà đây cũng là thế giới của các loại hoa giả: Hoa nhựa, hoa giấy, hoa lụa...Những cành tầm xuân được làm bằng lụa trông giống y như hoa thật vậy, rồi đến những bát hoa nhựa mà người ta hay mua về để trong tủ kính, và cả những bình hoa bằng giấy lụa màu được làm từ những người thợ khéo tay cũng về đây tề tựu đông đủ.

Gọi là chợ hoa nhưng chợ còn bán cả cây cảnh nữa điển hình là cây quất. Những cây quất sai trĩu trịt với những quả quất căng mọng vỏ màu vàng cam xen lẫn những quả màu xanh len lỏi trong lá trông thật thích mắt, không chỉ có thế còn có cây bồng bồng, cây tài lộc là những cây không thể thiếu trên bàn thờ.

Chợ hoa không chỉ bán hoa và còn bán cả lọ hoa, bình hoa với muôn dáng muôn hình, bình to, bình nhỏ.

Năm nay thay vì mẹ đi chợ mua hoa thì em với bố đi. Em thì đi chọn hoa tươi còn bố thì đi xem đào và quất. Em mua và chọn những bông hoa cúc vàng to nhất, đẹp nhất để mẹ để lên bàn thờ và chọn một bó các loại hoa tươi như hoa hồng, lưu ly, cúc loại nhỏ...để cắm thành một lọ để ở bàn uống nước và tiếp khách. Mua hoa xong em đi tìm bố thì cũng thấy bố đã chọn xong một cây đào và một cây quất nhỏ vì nhà em cũng không được rộng lắm. Bố và em còn mua một bình hoa lụa rất đẹp về để tủ và hai cái lọ hoa nữa. Vì quá nhiều nên em phải đợi bố để cho bố chở hai cây đào và quất về trước rồi mới quay lại đón em. Về nhà mà em vẫn còn tiếc nuối vì không được ngắm các loài hoa thêm chút nữa và phải đợi đến tận Tết năm sau mới có.

Chợ hoa thật đẹp, nó như lưu lại trong lòng người một cái gì đó gọi là dáng vẻ của ngày xuân, tràn ngập ấm áp và yêu thương.

k mk nha

Okee chế :)))

Chúc chế năm mới vui vẻ , học giỏi hơn , vạn sự như ý 

24 tháng 1 2020

Bạn tham khảo nhé!! :) )

Năm nào cũng vậy, khoảng 29 Tết sau khi sắp xếp dọn dẹp nhà cửa xong, cả gia đình em lên xe về quê nội ở Đức Hòa ăn Tết. Thời gian trôi nhanh quá! Mới hôm nào em về quê ở ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay những ngày cuối cùng của năm lại đến rồi.


Chiều ba mươi tháng chạp, không khí Tết đã ngập tràn khắp nẻo. Làng quê rộn rã những âm thanh trong trẻo, tươi vui đón mừng một mùa xuân mới. Những nếp nhà đông vui, náo nức lạ thường bởi tiếng reo vui của những đứa con xa quê lâu ngày mới trở về, tiếng cụ già kể những chuyện năm cũ, tiếng trẻ em nô đùa... Và những chái bếp nghi ngút khói bay lên, mùi bánh tét, mùi thức ăn xào nấu thơm lừng khắp ngõ. Mọi nhà đang háo hức chuẩn bị cho bữa cơm tất niên sum họp.

Nhà nội em, phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh tét, mứt, hoa quả . . . được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây mai khá lớn xen kẽ với nhưng chùm hoa vạn thọ đặt trên chiếc đôn sứ cạnh bộ trường kỹ bằng gõ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

Và bà nội luôn là người vui mừng nhất. Nội tất tả quét tước lại nhà cửa. Nội vào bếp nấu những món ăn quen thuộc cho ngày sum họp. Nội đã chờ mong ngày này lâu lắm rồi. Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết luôn là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà nội và mẹ đã đi chợ mua sắm những thứ cần thiết để nấu. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách các món chính. Còn bà nội và cô Út cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em tranh thủ học cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn. Ba và chú năm di ra vuon gan nha hái môt số cây trái tươi để cúng ông bà. Bé Hà thì quanh quần bên ông nội bắt sâu tỉa lá cho hàng cây kiểng.

Những giai điệu quen thuộc “Tết, tết, tết đến rồi….”lại vang lên đâu đây. Ngồi cạnh bếp than hồng đỏ rực em thấy lòng rộn rã, rạo rực làm sao! Tiếng trống múa lân tùng tùng. Nồi bánh chưng đã dậy mùi, chỉ còn chờ ba về là vớt ra thôi. Thức ăn đã nấu xong, bà nội sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, ba em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn vái tổ tiên về sum họp cùng con cháu trong ba ngày Tết. Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh tét xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm trộn với rau răm và bắp cải, canh ổ qua dồn thịt xanh thẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ, thịt kho hột vịt . . . Rồi bánh tráng thịt ram . . . món nào cũng ngon và vô cùng hấp dẫn.

Ba em rót rượu kính mời ông bà. Mẹ, cô út, em và bé Hà uống nước ngọt. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

Cháu Trúc này! Dù sống ở Sài Gòn nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng cháu cũng có một quê hương. Ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi ba cháu đã sinh ra và lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương cháu nhé!

Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Ba em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với ánh mắt hiền từ tràn ắp tình yêu thương con cháu. Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục, ngồi uống trà ăn mứt trong phòng khách. Em khoe với ông bà là em đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ 1. Bà khen em: Cháu Trúc của bà giỏi quá giống Ba hồi nhỏ. Bé Hà thấy em được Bà khen, bé vội chạy đến, phụng phịu : Con giỏi hơn chị. Bà cười xòa: Cả 2 cháu của Bà đều ngoan cả. Rồi Bà thong thả uống trà vừa kể cho em nghe những chuyện ở trong quê. Trên tivi chiếu chương trình đón tết. Mẹ em ngồi thoải mái trong chiếc ghế bành xem tivi trên môi nở một nụ cười mãn nguyện khuôn mặt rạng ngời một niềm vui khôn tả.

Bữa sum họp gia đình là lúc ông bà cha mẹ, con cái, anh chị em quây quần bên nhau cùng ăn những món ăn ưa thích do bà và mẹ nấu, kể chuyện trường lớp, công việc cho nhau nghe rồi cùng cười, cùng bàn luận với không khí rất ấm cúng và thân mật. Bữa ăn làm gia đình đầm ấm, đó chính là sợi dây vô hình gắn kết tình thân của các thành viên trong gia đình.Truyền thống, nề nếp gia đình cũng được hình thành từ những bữa ăn đạm bạc mà đầm ấm đó. Trong bữa cơm mọi người không chỉ chuyện trò vui vẻ, thể hiện sự quan tâm chia sẻ với nhau mà thông qua đó biết bao bài học quý giá được ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cháu. Cuộc sống công nghiệp bận rộn khiến nhiều gia đình ít có cơ hội được ngồi bên nhau trong bữa cơm thân mật, thế nhưng trong tiềm thức của mỗi người dân Việt khung cảnh mâm cơm gia đình vẫn thật đẹp. Phải chăng vì thế mà mỗi dịp Tết đến người người đều hối hả, mau chóng trở về quê với ông bà cha mẹ, bên mâm cơm ấm cúng để tận hưởng cảm giác bình yên, hạnh phúc.
Cứ năm nào cũng thế, gia đình em luôn có được những giờ phút sum họp, trò chuyện thân mật thật vui vẻ, đầm ấm sau mot thời gian dài xa cách. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ông bà, ba mẹ. Em yêu nhưng buổi sum họp ngày tết như thế này biết bao nhiêu! Luôn có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.

23 tháng 1 2020

Lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội. Lời cảm ơn là một trong những biểu hiện thái độ của ứng xử văn hóa, một hành vi văn minh và lịch sử trong các mối quan hệ xã hội. Biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tọc ta từ ngàn đời nay. Đứng giữa một tập thể, một công đồng, nếu một người nói ra những lời cảm ơn chân thành, sẽ cho mọi người thấy được phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ dàng cư xử và đối xử tốt đẹp với nhau hơn. Lời cảm ơn trong nhiều trường hợp không chỉ đem lại những niềm vui mà còn là một cách giúp giải tỏa những khúc mắc, giúp mối quan hệ của người với người trở nên vị tha và chân thành hơn.Mỗi khi giúp đỡ ai đó, không mong sẽ được nhận bất cứ thứ gì, không cần người đó phải trả ơn bằng vật chất, cái chúng ta cần có lẽ chỉ là lời cảm ơn chân thành. Bởi thế mỗi chúng ta phải nghĩ đến những ai đã đốt lên ngọn lửa trong chúng ta với lòng biết ơn sâu sắc.Biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi chính là biểu hiện của một lối sống văn minh, văn hóa, một lối sống giàu ý thức tự trọng. Bạn hãy nói lời cảm ơn trước tiên đó chính là cha mẹ, vì họ chính là người giúp bạn tồn tại ở cuộc sống này, cũng là người đã nuôi dưỡng dạy dỗ bạn hằng ngày. Hãy cảm ơn những giúp bạn vượt qua những khó khăn, hay người hàng xóm nhắc bạn tắt công tắc nước khi nước tràn bể…..Hãy tự mình thực hiện lời cảm ơn chân thành. Nói lời cảm ơn người khác còn thể hiện tình yêu cuộc sống thắm thiết, yêu thương con người và khát vọng làm được những điều tốt đẹp ở đời.Dù trong thời đại nào, biết nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Lời cảm ơn thể hiện sự trân trọng của con người đối với cuộc sống.

#Châu's ngốc

23 tháng 1 2020

 Tao nghe mà tao muốn tháo đường ~o~

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.