phân tích và so sánh sự khác nhau ở 2 cách lập luận ở phần bố cục 1 và 2 của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nha:
- Các bậc hiền triết tìm về thiên nhiên để mai danh ẩn tích. Đó là cách “lánh mình lạc đạo”: buộc quay lưng với đời vì quan trường thối nát, vua quan ăn chơi sa đọa, bất lực với triều đình à quyết định lánh xa quan trường, bỏ mặc đất nước (bất hòa triều đình)
- Bác hòa mình với thiên nhiên, xem thiên nhiên là người bạn đồng hành với Cách mạng: vì Bác là người anh hùng giải phóng dân tộc thời đại mới, được tôi luện trong lò lửa của chủ nghĩa Mác Lê-nin nên sống giữa thiên nhiên để hành đạo cứu đời.
- Lối sống của các bậc hiền triết mang đậm cốt cách người phương Đồng: giản dị, thanh cao, nho nhã, từ tốn.
- Lối sống của Bác có sự hài hòa giữa phương Đông và phương Tây, giữa dân tộc và nhận loại, giữa truyền thống và hiện đại (do cứu nước nên bôn ba khắp nước ngoài…)à do điều kiện, lịch sử, xã hội nên có sự khác nhau.
tham khảo
Đang được đi học trực tiếp ở trường cùng các bạn thật vui thì phải nghỉ ở nhà học online cùng với chiếc máy tính. Em tưởng như những tiết học của mình sẽ vô cùng nhàm chán và vô vị nhưng thật ra lại rất thú vị.
Hôm đó là tiết học Tiếng Việt của cô giáo chủ nhiệm. Em đã quen với các thủ tục vào lớp học trên máy tính nên vào lớp từ sớm. Em cùng cô giáo trò chuyện chờ các bạn khác vào học. Các bạn đi học trễ thường sẽ bị cô giáo ghi lại, buổi sau phải đi sớm hơn để hát tặng cả lớp một bài hát. Vào giờ học, bài học hôm nay là bài tập đọc Kì diệu rừng xanh, nghe cô giáo đọc mẫu mà em tưởng chừng như tâm trí mình đang được cô dẫn dắt len lỏi vào khu rừng xanh. Giọng của cô thường ngày nghe trên lớp đã hay, nay nghe qua máy tính lại còn hay hơn. Trong lúc cô đọc cả lớp im phăng phắc lắng nghe, đến khi được mời đọc lại cũng chẳng ai dám lên tiếng. Khi đó em liền xung phong đọc bài, cô mời em đọc nhưng em lại quên tắt mic, đọc được một đoạn nghe các bạn nhắc em mới để ý thật là sự cố ngại ngùng. Sau khi em đọc cô và các bạn đều khen em đọc hay và truyền cảm, em vui lắm.
Học bài online qua máy tính có thể sẽ buồn hơn nhưng lại khiến em tự tin hơn, sôi nổi và thích thú học tập hơn.
Hoa tàn vì bởi mất sương
Xanh xao vì bởi quá thương miệng cười
Người bao nhiêu tuổi hỡi người
Người bao nhiêu tuổi miệng cười nở hoa
Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen
Ngó lên lỗ miệng em cười
Như búp sen nở, như mặt trời mới lên
Tay cầm tấm mía con dao
Thấy em ăn nói ngọt ngào anh thương
Bảy thương nết ở khôn ngoan
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh
Mặt hoa da phấn: người phụ nữ đẹp như hoa và trắng trẻo như thoa phấn.
Mặt ngọc da ngà: người phụ nữ đẹp và trắng trẻo.
Mặt tươi như hoa: Khen người luôn tươi tỉnh và đẹp.
Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
B. Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
C. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa bẩn bụi hồng, con chim họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.
D. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra, hót râm ran.
/HT\
Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.
B. Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
C. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa bẩn bụi hồng, con chim họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.
D. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra, hót râm ran.
Chúng ta đã biết : Văn nghị luận viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phủi có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực tronq đời sống thì mới có ý nghĩa, có tác dụng. Trong kho tàng văn nghị luận Việt Nam, bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) đã được đánh giá là một trong những áng văn nghị luận kiểu chứng minh tiêu biểu, mẫu mực nhất. Áng văn ấy đã làm sáng tỏ một chân lí : Dân tộc Việt Nam nồng nàn yêu nước…
Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân tư (tên bài do người biên soạn đặt) là một đoạn trích trong Báo cáo Chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày trong Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến 1975 của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) ở Việt Bắc tháng 2 năm 1951, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy là đoạn trích, nhưng văn bản ấy vẫn khá đầy đù các yếu tố cần thiết của một bài nghị luận chứng minh.
Về bố cục của áng văn có một dàn ý khá rành mạch, chặt chẽ:
Đối chiếu với các chuẩn mực của một bài nghị luận, dàn ý của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta như thế rất rành mạch. Ở phần mở bài (đặt vấn đề) tác giả nêu rõ đề tài và luận đề cơ bản, ở câu chủ chốt mở đầu bài văn “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, ở phần này, người viết chỉ dùng lí lẽ, không nêu dẫn chứng nào, để giúp người đọc nhận thức tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn. Xuống phần thân bài (giải quyết vấn đề), tác giả không lập luận bằng lí lẽ chung chung mà nêu các dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng cũng rành mạch, sáng tỏ. Đoạn trước nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta, từ thời Bà Trưng, Bà Triệu đến thời Lê Lợi, Quang Trung. Tiếp theo là các dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến lúc bấy giờ. Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn đoạn trước. Ý rành mạch và cân đối. Ở phần giải quyết vấn đề, tác giả chủ yếu dùng dẫn chứng, rất ít lí lẽ, đúng kiểu nghị luận chứng minh. Còn phần kết bài (kết thúc vấn đề), vì có nhiệm vụ nhắc nhở hành động, nên người viết cũng chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và để làm theo. Ở đoạn này, Hồ Chí Minh viết rất rành mạch : “Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành..”. Cùng với sự rành mạch, bố cục bài văn rất chặt chẽ. Từ phần mở bài xuống thân bài, từ thân bài xuống kết bài, ý văn và lời văn đều chuyển tiếp tự nhiên, gắn bó với nhau và gắn bó chặt chẽ với chủ đề, vấn đề mà người viết cần nghị luận. Ở phần nào (3 phần), đoạn nào (4 đoạn) điệp ngữ lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần yêu nước của dân ta cũng vang lên như sợi chỉ đỏ xâu chuỗi các lí lẽ, các dẫn chứng, ngân lên như một điệp khúc của bản nhạc vừa ca ngợi vừa chứa chan tình yêu và niềm tự hào đối với dân tộc, đối với đất nước. Với Bác Hồ, làm thơ, viết văn bao giờ cũng hài hoà từ ngữ, câu văn với tâm hồn, tinh cảm. Trong bài văn này, lập luận của Bác chặt chẽ, vừa biểu ý vừa biểu cảm.
Khám phá thêm nữa, chúng ta càng hiểu rõ và thấm thìa sâu sắc những giá trị nội dung và nghệ thuật của áng văn chương này.
Ngay ở phần mở bài, Hồ Chí Minh – trong cương vị Chủ tịch nước – thay mặt toàn Đảng, toàn dân ta đã khẳng định một chân lí : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Lời văn ngắn gọn, vừa phản ánh lịch sử vừa nhìn nhận, đánh giá và xúc cảm về lịch sử, về đạo lí của dân tộc. Cách nêu luận đề cũng ngắn gọn, giản dị, mang tính thuyết phục cao. Tiếp liền sau, Người dùng một so sánh bất ngờ. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần yêu nước của dân ta “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Mạch văn mạnh mẽ, kéo dài cùng các tính từ mạnh mẽ, to lớn các động từ kết thành, lướt qua, nhấn chìm tả đúng hình ảnh và sức Công phá của một làn sóng. Văn nghị luận dễ khô khan. Nhưng văn của Bác không khô khan. Dùng hình ảnh làn sóng để giải thích tác dụng lớn lao của tinh thần yêu nước, người viết vừa ca ngợi một truyền thống quý báu của dân tộc, vừa phát hiện một nguyên nhân quan trọng giúp dân tộc ta chiến thắng ngoại xâm, vừa kích thích sự suy nghĩ, lìm hiểu cùa người đọc, người nghe. Cả nội dung và nghệ thuật, phần mở đầu này của áng văn hấp dẫn làm sao.
Phần thân bài, để chứng minh cho luận đề, tác giả đưa ra những chứng cứ lịch sử và thực tế. Về chứng cứ lịch sử, lời vãn lướt qua chặng đường dài bốn nghìn năm lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Tác giả không kể cụ thể chi tiết mà tập trung, nhắc lại các danh nhân, anh hùng dân tộc : Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hung Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Từ dó, tác giả bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc cụ thể : “Chúng ta có quyền tự hào… Chúng ta phải ghi nhớ… một dân tộc anh hùng”. Rõ ràng, văn nghị luận của Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần nêu dẫn chứng để chứng minh mà còn biểu ý, những ý tưởng sâu sắc, biểu cảm, những tình cảm chân thành, rung động. Những ý và tình đó được tiếp nối và phát triển trong những dẫn chứng thực tế ở đoạn sau rất tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thìa. Lịch sử dân tộc anh hùng mang truyền thống yêu nước tự ngàn xưa được nối tiếp theo dòng chảy của thời gian, của mạch nguồn sức sống dân tộc được biểu hiện bằng một cáu văn chuyển ý tự nhiên và chặt chẽ. “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”. Ở phần chứng minh thứ hai này, tác giả Hồ Chí Minh dùng kiểu câu ghép theo công thức liên kết “từ… đến…”, không phải đạt một cách tuỳ tiện mà kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phép dẫn chứng liệt kê, nêu những tấm gương yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến lúc bấy giờ theo các bình diện: lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn cư trú,… Chẳng hạn : “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”… Trong dẫn chứng, tác giả đã lựa chọn những việc làm, những hành động, cử chỉ của mọi giới, mọi tầng lớp, mọi địa phương, mọi hoàn cảnh trong toàn thể nhân dân cả nước ta. Đồng thời, tác giả cũng đi từ nhận xét khái quát đến các dẫn chứng cụ thể (“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên… Từ các cụ già…. đến…”), rồi từ những dẫn chứng cụ thể, đúc lại bằng một nhận xét khái quát: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”. Mô hình câu “từ… đến..” và phép liệt kê vốn là cách hành văn, cách dẫn chứng không dễ. Người non tay dễ phạm khuyết điểm viết câu rườm rà, dẫn chứng đơn điệu, trùng lặp, lan man. Vậy mà, qua tài năng của Hồ Chí Minh, kiểu câu ấy, cách liệt kê ấy vẫn tự nhiên, rất sinh động, vừa bảo đảm tính toàn diện của dẫn chứng vừa giữ được mạch văn trôi chảy thông thoáng, cuốn hút người dọc, người nghe. Qua đoạn văn này của Bác, chúng ta học tập được nhiều điều về kiểu văn nghị luận chứng minh.
Xuống phần cuối – kết thúc vấn đề – tác giả dùng lí lẽ để xoáy sâu, nhấn mạnh luận đề. Nhưng lí lẽ không khô khan nhờ một hình ảnh so sánh rất độc đáo. Bác Hồ so sánh lòng yêu nước của dân ta – một khái niệm trừu tượng – với một hình ảnh cụ thể. “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi dược trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm…”. Qua ba câu văn ngắn, trong đó có hai câu rút gọn (hai câu sau: Có khi được… Nhưng cũng có khi…) sinh động, tượng hình này, người đọc, người nghe dễ dàng hiểu rằng: lòng yêu nước của đất nước ta biểu hiện bằng hai trạng thái: tiềm tàng, kín đáo và bộc lộ rõ ràng, trực tiếp. Ý tưởng sâu sắc, mang tầm khái quát cao, nhưng lời văn, ngôn ngữ thì giản dị, đúng như nhiều người nhận xét : Văn của Hồ Chí Minh bao giờ cũng đạt tới chuẩn mực “bốn dễ”: dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng. Do đó, kết thúc bài viết – một phần trong Báo cáo Chính tri trước các cán bộ cao cấp của Đảng ta bấy giờ – vị lãnh tụ tối cao, người cầm lái con thuyền kháng chiến nêu ra nhiệm vụ cụ thể thì ai nấy đều hiểu và đều thầm hứa với Người sẽ vận dụng vào thực tế công tác của mình. Và chúng ta ngày nay, khi đọc văn bản này cũng hiểu rõ để suy ngẫm sâu thêm về tấm lòng, trí tuệ và tài năng của Bác, làm theo lời Bác dạy : Phát huy tinh thần yêu nước trong công việc cụ thể hằng ngày, việc học tập, lao động và ứng xử với mọi người…
Tóm lại, bằng những lí lẽ giản dị, sâu sắc và những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài Tinh thần yêu nước của nhản dân ta đã làm sáng tỏ một chân lí : “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
Bài văn là một mẫu mực về bố cục, lập luận, cách dẫn chứng của thể văn nghị luận chứng minh. Qua bài văn, chúng ta hiểu thêm và kính trọng: tấm lòng của Hồ Chí Minh đối với dân với nước; tài năng, trí tuệ của Người trong văn chương, kể cả thơ ca và văn xuôi.