K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2020

a. 

=> x+2 \(\in\) Ư(3)={-1,-3,1,3}

=> x\(\in\){-3,-5,-1,1}

b.

x+7 chia hết cho x+4

<=> x+4+3 chia hết cho x+4

<=> 3 chia hết cho x+4

=> x+4 \(\in\) Ư(3)={-1,-3,1,3}

=> x \(\in\){-5,-7,-3,-1}

10 tháng 2 2020

x=-1 bn ơi

9 tháng 2 2020

bài 1:

Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa, chẳng mấy chốc 10 năm trôi qua. Cứ mỗi độ thu về, lớp 6A của chúng tôi lại tụ họp dưới mái trường tuổi thơ. Vậy mà giờ đây, tôi mới có dịp trở dịp trở lại thăm trường, bao xúc cảm trào dâng khó nói thành lời.

Khi đặt chân tới cổng, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi da thịt của nơi đây. Mái trường của tôi trước kia nằm khiêm tốn sau lũy tre làng, nó cổ kính, rêu phong mà trang nghiêm tới lạ. Giờ đây, hiện ra trước mắt tôi là ngôi trường khang trang, hai tầng sạch sẽ. Khuôn viên trường là vườn hoa rực rỡ sắc màu, nằm trước sân trường rộng lớn. Những hàng cây cổ thụ ngày xưa, nay vẫn vươn ra tán lá rộng, xanh tốt như những người khổng lồ có mái tóc màu xanh. Nơi đó tôi như bắt gặp hình bóng bạn bè mình hồi nhỏ, vô tư chơi đùa, nâng niu từng cánh phượng đỏ. Trường có nhiều đổi thay mà tôi vẫn thấy thân thuộc với không gian này- ngôi nhà thứ hai của mình, nơi ghi dấu bao kỉ niệm tươi đẹp tuổi học trò.

Tôi rảo bước qua từng lớp học, lớp nào cũng thông thoáng, bàn ghế được kê ngay ngắn. Nhà trường còn trang bị thêm một số máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ việc giảng dạy hiệu quả hơn. Tôi cảm thấy vui mừng và tự hào khôn xiết bởi từ một trường huyện nơi tỉnh lẻ hẻo lánh, được chính quyền quan tâm hơn tới chất lượng giáo dục, trường tôi như có thêm động lực để có bước tiến dài trong công tác dạy và học. Lúc tôi đi dọc hành lang, tôi bắt gặp cô Thủy ngày trước chủ nhiệm lớp tôi. Tôi bước lại gần cô hơn, lễ phép cúi chào cô như ngày nào. Vẫn nụ cười dịu dàng ấy, vẫn ánh nhìn trìu mến ấy nhưng tôi thấy mái tóc cô điểm thêm nhiều sợi bạc. Tôi thưa cô:

Cô ơi, cô còn nhớ con là trò nào không ạ? Con muốn cảm ơn nhiều lắm vì nhờ sự giúp đỡ của cô con được giảm bớt tiền học phí để tiếp tục tới trường ạ!

Suy nghĩ một hồi, cô chợt nhớ ra tôi. Cô hỏi thăm sức khỏe gia đình và công việc của tôi. Cuộc trò chuyện như đưa tôi trở về ngày thơ bé, giọng cô vẫn trầm ấm quá. Lúc chia tay hai cô trò lưu luyến mãi. Tôi còn một niềm hạnh phúc lớn khi “ tái ngộ” tiểu gia đình thân thương lớp 6A. Buổi họp lớp không đầy đủ mọi thành viên bởi công việc mỗi người một ngả. Những cuộc hàn huyên vẫn diễn ra sôi nổi, ai cũng trưởng thành, chững chạc hơn và dạn dày kinh nghiệm, đâu còn là những cô cậu trò nghịch ngợm như trước. Tôi không ngờ Trân “ tròn trĩnh” bây giờ là cô gái duyên dáng đang làm kế toán. Hoa “hóm hỉnh” thì theo đuổi giấc mơ làm cô giáo trường mầm non. Cậu “hot boy” duy nhất lớp tôi giờ đã lập gia đình và là một luật sư có triển vọng. “Thời thế” thay đổi nhanh thật khiến ta cũng đổi thay nhanh chóng. Chúng tôi say sưa ngồi ôn lại những kỉ niệm tuổi thơ, nó giúp chúng tôi nhìn lại một thời ngây dại của mình và những giờ phút ấy làm thắt chặt hơn tình bạn giữa chúng tôi.

Cuốn theo dòng chảy vô tình của thời gian, có thể làm mờ nhạt những điều ta từng gắn bó nhưng trong tôi, nghĩa bạn, tình trường vẫn vẹn nguyên, biếc rờn như ngày hôm qua.

9 tháng 2 2020

trl:

https://vndoc.com/van-mau-lop-6-tuong-tuong-lai-canh-tuong-sau-10-nam-em-ve-tham-lai-ngoi-truong-dang-hoc/download

bạn vào lịk và tham khảo

học tốt

Đúng 16h30 chiều thứ 7 hằng tuần, cả khu phố nơi em ở lại đông vui nhộn nhịp, mọi người ai nấy đều vui vẻ ra đường thu dọn rác thải, quét dọn vệ sinh. Mỗi gia đình cử ra 1 người để tham gia hoạt động tổng vệ sinh. Vì thế, buổi lao động có cả những cụ già tóc bạc phơ, những anh chị thanh thiếu niên trẻ trung xinh đẹp và cả những đứa trẻ như em, những học sinh mới còn đang học cấp 1 cũng được tham gia vào hoạt động đầy ý nghĩa này. Theo như phân công lao động của tuần trước thì mỗi gia đình sẽ mang một dụng cụ lao động nhất định, người thì mang cuốc, người mang xẻng, mang dao, mang chổi…  

Những đứa trẻ như chúng em thì được bác trưởng khu phố phân công đi nhặc những chai lọ, những chiếc lá còn ở trên ghế, trên đồ chơi và trên sân chơi của khu phố. Mỗi người đều đã được phân công làm việc theo từng nhóm, bác trưởng phố ra hiệu lệnh bắt đầu, thế là mọi người đều vui vẻ tham gia, người thì quét dọn, người thì chặt tỉa những cành cây xấu xí, người thì đánh những đám cỏ dại mọc ven đường…. Chẳng mấy chốc, những đóng rác đã được mọi người thu gom vào một chỗ và tập kết tại một thùng rác to ở nơi quy định để chờ các chúc cô chú môi trường đến trở đi. Vậy là nhoắng một cái, cả khu phố nơi em ở trở nên sạch đẹp và khang trang hơn nhiều.

Em cảm thấy mình có ý nghĩa hơn khi được tham gia và các hoạt động xã hội bảo vệ môi trường, không gian sống xanh sạch đẹp. Em cũng tự hứa với bản thân, mình phải cố gắng học tập thật tốt, bố trí thời gian để tham gia và các hoạt động xã hội nhiều hơn nữa để góp phần sức lực nhỏ bé xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Bạn tham khảo:

Trong kí ức của mỗi người, nhất là đối với những người học sinh như em thì một người bạn thân lại càng không thể thiếu. Thật đặc biệt là Đan – cô bạn thân từ hồi lớp 1 dến giờ vẫn học với em.

Đan là một cô bé có vóc dáng nhỏ bé cùng với nước da trắng trẻo, mịn màng. Khuôn mặt trái xoan với ánh mắt ngây thơ của một đứa trẻ, Đan luôn làm mềm lòng mọi người chỉ với một ánh nhìn. Đôi môi thì đỏ mọng, miệng lại luôn nở một nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, tưởng chừng như những hạt ngọc trai. Cô bạn này lại có dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Giọng nói nghe rất ngọt và dịu dàng. Chính vì thế mà ở mỗi cuộc thi hát của trường, sự có mặt của bạn ấy là không thể thiếu. Giọng ca “cây nhà lá vườn” này đã đưa về cho lớp, trường rất nhiều giải nhất, nhì. Trong lớp thì Đan có vẻ rất hiền lành, dễ tính nhưng trong học tập lại rất nghiêm túc. Những hoạt động của trường, lớp thì bạn luôn đứng đầu. Dù vậy, Đan vẫn coi việc học là cần thiết nhất. Với một cái đầu thông minh và tính toán nhanh nên bạn học môn toán rất giỏi. Đan luôn được thầy cô và bạn bè quí mến bởi học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè. Về nhà, ngoài giờ học, Đan luôn dành thời gian giúp đỡ cha mẹ.

Ngoài sở thích đọc sách, Đan có một sở thích hơi bị kì quái là thích xem phim ma. Mỗi lúc rảnh rỗi là hai đứa lại hỏi thăm chuyện học tập, tâm sự chuyện buồn vui. Lần mà em bị cảm, Đan đã thể hiện mình thực sự là một người bạn tốt. Em đã phải nghỉ học hết hai tuần. Dù vậy Đan vẫn đến nhà em và giảng cho em từng bài toán, bài văn. Điều này đã làm em thực sự làm em cảm động. Khi em hết bệnh cũng là lúc hai đứa lại cùng nhau bước đi trên con đường đến trường. Con đường in lại những kỉ niệm vui, buồn của đôi bạn thân.

Đan luôn là một người bạn tốt không chỉ đối với em mà với cả mọi người. Em cũng sẽ cố gắng học thật giỏi để hai đứa mãi là bạn thân, đôi bạn cùng tiến.

P/S : Bé coppy trên mạng về, không k cho bé thì thôi chứ đừng dis 

                                                                     Bài làm

Mỗi người ai cũng có những người bạn bè thân thiết của riêng mình, đó có thể là người hợp với bạn về sở thích đối với các môn học, các môn thể thao hay đặc biệt hơn đó là người thường xuyên chia sẻ với bạn những buồn vui trong cuộc sống. Riêng với tôi, bạn thân với tôi là một người tôi yêu mến và khâm phục, bạn là người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập. Bạn là Minh.

Có cái tên của con trai nhưng thực là Minh lại là một cô gái gầy gò và có vẻ yếu ớt nữa. Vầng trán bạn cao và rộng làm lộ rõ sợ thông minh. Đặc biệt, cặp kính tròn xoe khiến mọi người khó nhầm lẫn về học lực của Minh. Bạn học giỏi đều các môn, đặc biệt là môn Văn và môn Anh. Các thầy cô giáo và các bạn trong lớp rất yêu quý Minh. Bạn chẳng những học giỏi mà còn là lớp phó học tập gương mẫu và hay giúp đỡ bạn bè nữa.

Còn tôi, khi mới vào lớp, tôi tiếp thu rất chậm và lại nhút nhát. Những bài kiểm tra đầu kì, tôi được điểm rất thấp. Thấy vậy, cô giáo chủ nhiệm liền họp các bạn cán bộ lớp và hỏi xem có ai có thể giúp đỡ tôi không. Thật bất ngờ, Minh đã giơ tay nhận lời.

Từ khi nhận “trọng trách” ấy, Minh Ithường xuyên quan tâm, nhắc nhở tôi chép bài và làm bài đầy đủ. Nhưng tính tôi nhút nhát cộng với sự… xấu hổ khiến tôi thường né tránh sự giúp đỡ của Minh. Thậm chí, có lần tội còn nói với Minh với giọng đầy bực bội:

–   Bạn đừng làm phiền tôi nữa! Bạn đừng nghĩ bạn học giỏi thì có thể muốn làm gì tôi cũng được.

Những tưởng Minh sẽ tự ái, bỏ ngay công việc ấy nhưng không ngờ bạn vẫn quan tâm đến tôi… Tôi sẽ vẫn có thái độ như thế với Minh nếu không có một ngày…

Hôm ấy, lớp tôi có bài kiểm tra 45 phút. Suốt một tuần, tôi đã cố gắng ôn tập rất kĩ vừa vì muốn thay đổi điểm số vừa vì muốn chứng tỏ mình không cần ai giúp đỡ. Nhưng đến khi làm bài, tôi vẫn không thể làm tốt được. Ngày cô giáo trả hài, nhận điểm 5 trên tay tôi bật khóc vì nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ học khá lên được. Tôi đã cố gắng rất nhiều rồi cơ mà? Tôi đang thút thít khóc thì Minh nhẹ nhàng đến bên và nói:

–   Bạn đừng buồn. Mình biết bạn đã cố gắng rất nhiều nhưng có thể là do bạn chưa có phương pháp học đó thôi. Bạn cho phép mình học cùng bạn nhé? Chỉ một buổi thôi, sau đó nếu bạn không thích thì chúng mình không học cùng nhau nữa?

Tôi lưỡng lự một chút rồi đồng ý. Không ngờ, học cùng Minh tôi thấy rất thú vị. Minh nói nhiều điều về cách học mà tôi chưa hề biết. Nhờ những cách học ấy tôi học thuộc nhanh hơn, hiểu hài hơn. Những buổi sau tôi lại tiếp tục học cùng Minh, chia sẻ với Minh rất nhiều chuyện. Và đặc biệt, điểm kiểm tra của tôi cũng cao hơn hẳn.

Minh thực sự là một lấm gương tốt cả về học tập và tinh thần giúp đỡ bạn bè. Tôi tự hứa với mình phải học tập thật tốt để không phụ công Minh đã giúp đỡ.

Học tốt !!!

Câu 1: Đến thế kỷ III, nhân dân ven biển khai thác san hô bằng cách nào?A. Lặn xuống biển để mò san hô.B. Dùng lưới sắt để khai thác san hô.C. Dùng dao để khai thác san hô.D. Không khai thác nữa để bảo vệ môi trường.Câu 2: Kỹ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” của cư dân Văn Lang được nói đến trong sáchnào?A. Đại Nam thực lục. B. Đại Việt sử ký toàn thư.4C. Nam phương thảo mộc...
Đọc tiếp

Câu 1: Đến thế kỷ III, nhân dân ven biển khai thác san hô bằng cách nào?
A. Lặn xuống biển để mò san hô.
B. Dùng lưới sắt để khai thác san hô.
C. Dùng dao để khai thác san hô.
D. Không khai thác nữa để bảo vệ môi trường.
Câu 2: Kỹ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” của cư dân Văn Lang được nói đến trong sách
nào?
A. Đại Nam thực lục. B. Đại Việt sử ký toàn thư.

4

C. Nam phương thảo mộc trạng. D. Thiên Nam ngữ lục.
Câu 3: Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trực tiếp cai quản các huyện là
A. người Việt. B. người Hán.
C. cả người Việt và người Hán. D. không còn đơn vị huyện nữa.
Câu 4: Chính quyền đô hộ nắm độc quyền
A. muối. B. sắt C. gạo. D. ngọc trai.
Câu 5: Ở Âu Lạc có loại vải rất nổi tiếng gọi là
A. vải Giao Chỉ. B. vải Âu Lạc. C. vải tơ tằm. D. vải lụa.
Câu 6: Nho giáo được lập ra bởi
A. Lão Tử. B. Trang Tử. C. Khổng Tử. D. Hàn Mặc Tử.
Câu 7: Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của
A. Hai Bà Trưng. B. Bà Triệu. C. Mai Hắc Đế. D. Lí Bí.
Câu 8: Căn cứ của khởi nghĩa Bà Triệu là ở
A. Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa). B. Hát Môn.
C. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).. D. Mê Linh.
Câu 9: Để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, nhà Ngô đã cử bao nhiêu quân sang nước ta
A. 5000 quân. B. 6000 quân. C. 7000 quân. D. 8000 quân.
Câu 10: Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã
A. vẫn giữ nguyên châu Giao. B. sáp nhập châu Giao vào lãnh thổ châu khác.
C. tách riêng Âu Lạc ra để cai quản. D. gộp thêm 3 tỉnh Trung Quốc vào châu Giao.
Câu 11: Miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quận
A. Giao Châu, Cửu Chân, Nhật Nam B. Giao Chỉ, Giao Châu, Cửu Chân.
C. Giao Chỉ, Giao Châu, Nhật Nam. D. Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
Câu 12: Cư dân Âu Lạc thế kỷ III khi đã làm gốm đã có thêm kỹ thuật gì?
A. Tráng men. B. Trang trí hoa văn. C. Nung. D. Tráng men và trang trí hoa văn.
Câu 13:Biểu hiện của sự phát triển thương nghiệp thời kỳ này là
A. kỹ thuật làm gốm ngày càng tiến bộ.
B. nghề luyện kim như đúc đồng, rèn sắt ngày càng phổ biến.
C. xuất hiện nhiều chợ làng và những trung tâm đông dân cư.
D. trâu, bò đã đảm nhiệm cày bừa trong nông nghiệp.
Câu14: Ở Âu Lạc có loại vải rất nổi tiếng gọi là
A. vải Giao Chỉ. B. vải Âu Lạc. C. vải tơ tằm. D. vải lụa.

0
5 tháng 2 2020

Quê em là một làng cổ bên sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mùa xuân đến, khung cảnh quê em như được vẽ bởi bàn tay của một họa sĩ tài ba.

Sau rằm tháng riêng tuy Tết đã hết nhưng không khí Tết cùng sức sống của mùa xuân vẫn rạo rực, xôn xao trong lòng người và vạn vật. Dưới mưa xuân lất phất bay, cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, những búp lá non màu ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy. Trời rét ngọt. Xóm thơm nức mùi hoa bưởi, hoa cau. Mùi hương dân dã, mộc mạc và vô cùng quen thuộc của làng quê như lắng đọng làn mưa bụi li ti rắc trên mái tóc, trên vai áo người qua kẻ lại, thấm đẫm trong từng câu quan họ, từng làn điệu chèo réo rắt ngân nga nơi bến nước sân đình khắp làng.

Ngoài đồng, lúa chiêm đang lên xanh mơn mởn. Một màu xanh trải rộng đến chân trời tím biếc, nhạt nhòa trong mưa xuân giăng giăng. Đôi ba cánh cò trắng phau phau chao liệng trên mặt ruộng thấp thoáng bóng người đang lúi húi làm cỏ, bón phân cho lúa.

Xa xa, dòng sông Đuống nước trong veo, êm đềm chảy qua những ruộng mía, nương dâu trải dài tít tắp. Mấy chiếc thuyền câu dập dềnh trên sóng. Từ trong mui, khói lan tỏa ra, la đà vấn vít trong sương chiều bảng lảng. Cảnh đẹp như trong một giấc mơ.

Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa quan họ giao duyên. Con người vùng Kinh Bắc quê em nổi tiếng là khéo tay, hát hay, làm giỏi; xứng danh Trai Cầu Vòng Yên Thế, Gái Nội Duệ Cầu Lim. Các liền anh, liền chị say mê hát những làn điệu dân ca ngọt ngào, tình tứ, làm say đắm lòng người. Liền anh mặc áo the, quần trắng, đầu đội khăn xếp, tay cầm ô đen. Liền chị mặc áo tứ thân mớ bảy, mớ ba, đầu chít khăn mỏ quạ, nón quan thao che nghiêng gương mặt ửng hồng. Tiếng hát theo gió lan xa. Du khách dự hội Lim mải mê nghe hát, quên cả đường về.

Đêm đêm, tiếng trống chèo thì thùng rộn rã. Sân đình sáng rực và đông nghịt người xem. Những tích chèo cổ như Thị Màu lên chùa, Xúy Vân giả dại, Trương Viên... do các diễn viên nghiệp dư trong đội văn nghệ của xã biểu diễn được bà con vỗ tay khen ngợi.

Mùa xuân đến, đất nước như trẻ lại, tràn đầy sức sống và lòng người cũng rạo rực, phơi phới cùng xuân. Đất nước đổi mới nhanh chóng từng ngày và quê hương em cũng đang thay da đổi thịt, nhưng vẻ đẹp thanh bình vốn có từ ngàn đời chắc chắn sẽ mãi mãi vẹn nguyên trong tâm hồn của những người con sinh ra và lớn lên trong mảnh đất này.

5 tháng 2 2020

Quê em là một làng cổ bên sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mùa xuân đến, khung cảnh quê em như được vẽ bởi bàn tay của một họa sĩ tài ba.
 

Sau rằm tháng riêng tuy Tết đã hết nhưng không khí Tết cùng sức sống của mùa xuân vẫn rạo rực, xôn xao trong lòng người và vạn vật. Dưới mưa xuân lất phất bay, cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, những búp lá non màu ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy. Trời rét ngọt. Xóm thơm nức mùi hoa bưởi, hoa cau. Mùi hương dân dã, mộc mạc và vô cùng quen thuộc của làng quê như lắng đọng làn mưa bụi li ti rắc trên mái tóc, trên vai áo người qua kẻ lại, thấm đẫm trong từng câu quan họ, từng làn điệu chèo réo rắt ngân nga nơi bến nước sân đình khắp làng.
 

Ngoài đồng, lúa chiêm đang lên xanh mơn mởn. Một màu xanh trải rộng đến chân trời tím biếc, nhạt nhòa trong mưa xuân giăng giăng. Đôi ba cánh cò trắng phau phau chao liệng trên mặt ruộng thấp thoáng bóng người đang lúi húi làm cỏ, bón phân cho lúa.
 

Xa xa, dòng sông Đuống nước trong veo, êm đềm chảy qua những ruộng mía, nương dâu trải dài tít tắp. Mấy chiếc thuyền câu dập dềnh trên sóng. Từ trong mui, khói lan tỏa ra, la đà vấn vít trong sương chiều bảng lảng. Cảnh đẹp như trong một giấc mơ.
 

Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa quan họ giao duyên. Con người vùng Kinh Bắc quê em nổi tiếng là khéo tay, hát hay, làm giỏi; xứng danh Trai Cầu Vòng Yên Thế, Gái Nội Duệ Cầu Lim. Các liền anh, liền chị say mê hát những làn điệu dân ca ngọt ngào, tình tứ, làm say đắm lòng người. Liền anh mặc áo the, quần trắng, đầu đội khăn xếp, tay cầm ô đen. Liền chị mặc áo tứ thân mớ bảy, mớ ba, đầu chít khăn mỏ quạ, nón quan thao che nghiêng gương mặt ửng hồng. Tiếng hát theo gió lan xa. Du khách dự hội Lim mải mê nghe hát, quên cả đường về.
 

Đêm đêm, tiếng trống chèo thì thùng rộn rã. Sân đình sáng rực và đông nghịt người xem. Những tích chèo cổ như Thị Màu lên chùa, Xúy Vân giả dại, Trương Viên… do các diễn viên nghiệp dư trong đội văn nghệ của xã biểu diễn được bà con vỗ tay khen ngợi.
 

Mùa xuân đến, đất nước như trẻ lại, tràn đầy sức sống và lòng người cũng rạo rực, phơi phới cùng xuân. Đất nước đổi mới nhanh chóng từng ngày và quê hương em cũng đang thay da đổi thịt, nhưng vẻ đẹp thanh bình vốn có từ ngàn đời chắc chắn sẽ mãi mãi vẹn nguyên trong tâm hồn của những người con sinh ra và lớn lên trong mảnh đất này.

4 tháng 2 2020

nhịch gợm , hồn nhiên ,hòa đồng, vẽ tranh đẹp

4 tháng 2 2020

Lập dàn ý tả kiều phương nha bạn

Bài tập 1:  Hãy tìm phép so sánh trong những câu ca dao sau :a.                Qua cầu ngả nón trông cầu                Cầu bao nhiêu dịp dạ em sầu   bấy nhiêu.b.                Qua đình nghả nón trông đình      Đình bao nhiêu ngói ta thương mình bấy nhiêu.Bài tập 2:  So sánh ở đây thực hiện nhờ những từ so sánh nào? Xác định kiểu so sánh trong từng ví dụ. a.     Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp...
Đọc tiếp

Bài tập 1:  Hãy tìm phép so sánh trong những câu ca dao sau :

a.                Qua cầu ngả nón trông cầu

                Cầu bao nhiêu dịp dạ em sầu   bấy nhiêu.

b.                Qua đình nghả nón trông đình

      Đình bao nhiêu ngói ta thương mình bấy nhiêu.

Bài tập 2:  So sánh ở đây thực hiện nhờ những từ so sánh nào? Xác định kiểu so sánh trong từng ví dụ.

a.     Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

b.     Cờ như mắt mở thức thâu canh

          Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh.

c.      Rắn như thép, vững như đồng

          Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp

          Cao như núi , dài như sông

          Chí ta lớn như biển Đông trước mặt.

d.    Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép.

Bài tập 3: Phân tích hiệu quả diễn đạt của phép tu từ so sánh trong bài thơ sau:

a.      

Sau làn mưa bụi tháng ba

Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu

Bầu trời rừng rực ráng treo

Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.

b.      

Cổ tay em trắng như ngà

Con mắt em liếc như là dao cau

Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

 

c.                                                          Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

   Nhớ ai dãi nắng dầm sương

       Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

 

Bài tập 4: Xác định các biệp pháp tu từ trong các ví dụ sau:

a.     Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân

b.     Me non cong vắt lưỡi liềm

Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ

c.      Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

d.     Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao dời

Trông mây, mây kéo ngang trời

     Trông trăng trăng khuyết, trông người, người xa.

e.      Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

f.       Làm trai cho đáng nên trai

Khom lưng uốn gối gánh hai ...hạt vừng.

g.     Bác đã đi rồi sao Bác ơi

Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng mơ ngày hội

     Đón Bác vào thăm, thấy Bác cười.

h.     Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

          Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

          Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

          Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

          Chỉ nhớ khói hun nhềm mắt cháu

          Nhớ lại đến giờ sông mũi còn cay.

                              (Bếp lửa – Bằng Việt)

i.       Mọc giữa dòng sông xanh

            Một bông hoa tím biếc

            Ơi con chim chiền chiện

            Hót chi mà vang trời

            Từng giọt long lanh rơi

            Tôi đưa tay tôi hứng.

                         (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

 

j.       Đến đây mận mới hỏi đào

            Vườn hồng có lối ai vào hay chưa

            Mận hỏi thì đào xin thưa

            Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

 

Bài tập 5: Tìm hiểu ý nghĩa của từ Miền Nam trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường hợp nào là ẩn dụ và thuộc kiểu ẩn dụ nào?

a.     Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

       Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

                                                (Viễn Phương)

b.     Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ

         Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu.

                                                (Lê Anh Xuân)

Bài tập 6: Chỉ ra các hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào?      

a.     Họ là hai chục tay sào, tay chèo,làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.

b.     Tự nhiên, Xa Phủ rút cây sáo. Tiếng sáo thoát ra từ ống trúc, véo von… Tiếng sáo theo chân hai người tới lối rẽ.

c.      Nhận của quá khứ những con đê vỡ, những nạn đói, … ta đã làm nên những mùa vàng năm tấn, bảy tấn.

d.     Bóng hồng nhác thấy nẻo xa

         Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai

Bài tập 7: Các từ Kim cương, Ngôi sao sáng trong các câu thơ sau có phải là ẩn dụ không? Phân tích hiệu quả diễn đạt của cách sử dụng từ ngữ?

Nghe dào dạt bốn mươi triệu miền Nam đang tỉnh thức

Không! Ba mươi triệu Kim Cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng triệu Ngôi Sao Sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.

                (Chế Lan Viên)

Bài tập 8: Tìm và phân tích các ẩn dụ trong  đoạn trích sau:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

 

 Bài tập 9: Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày chúng ta thường nói:

-         Nói ngọt lọt đến xương.

-         Nói nặng quá.

è Hãy xác định biện pháp tu từ naof đã được sử dụng trong các câu trên. Nêu hiệu quả diễn đạt của cách nói trên.

Bài tập 10. Trong câu ca dao :
Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
a) Từ “bồi hổi bồi hồi” là loại từ gì?
b) Giải nghĩa từ “bồi hổi bồi hồi”.
c) Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại.
Bài tập 11. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:
Mẹ già như chuối và hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
                                                        (Ca dao)

Bài tập 12. Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu thơ sau:
a) Ngoài thềm rơi chiếc la đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
                                                 (Trần Đăng Khoa)
b) Quê hương là chùm khế ngot
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
                                               (Đỗ Trung Quân)

Bài tập 13:  Hai câu thơ sau  sử dụng những biện pháp tu từ nào ?

          “Mặt trời xuống biển như hòn lửa

            Sóng đã cài then đêm sập cửa”

          a. Nhân hoá và so sánh                     c. Ẩn dụ và hoán dụ.

          b. Nói quá và liệt kê.                                     d. Chơi chữ và điệp từ.


Bài tập 14: Trong câu ca dao sau đây:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì?

Bài tập 15: Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:

Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước.
                (Ngọn đèn đứng gác- Chính Hữu)
Bài tập 16:             

 Phân tích nghệ thuật ẩn dụ trong câu thơ sau:

                          "Thân em vừa trắng lại vừa tròn"    

(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)

 Bài tập 17:                   

                              Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

                              Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ   (Viễn Phương - Viếng lăng Bác)

       - Chỉ ra biện pháp tu từ  trong hai câu thơ ?

       - Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đã được sử dụng.

Bài tập 18:

Tìm và phân tích các hoán dụ trong các ví dụ sau:

a. Chồng ta áo rách ta thương

    Chồng người áo gấm xông hương mặc người.            

                                                        (Ca dao)

b. Sen tàn cúc lại nở hoa

    Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân       

                                                       (Nguyễn Du)

c. Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá...

                                                       (Chể Lan Viên)

Bài tập 19: Viết đoạn văn ngắn từ 7 đến 1 câu có sử dụng so sánh để miêu tả quang cảnh khu phố nơi em ở vào buổi sáng.

Bài tập 20: Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu có sử dụng nhân hoá để kể lại cuộc đối thoại giữa con mèo và con chó. (Học sinh phát huy trí tưởng tượng của mình để xây dựng câu chuyện).

Bài tập 21: Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu có sử dụng ẩn dụ để bày tỏ tình cảm của mình đối với một người hàng xóm tốt bụng.

Bài tập 22: Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu có sử dụng hoán dụ để nêu tác hại của việc sử dụng bao bì nilong ở Việt Nam.

 

 

0