tả cảnh buổi chiều hè trên đồng quê yên ả, thanh bình.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đây gắn bó với tuổi thơ êm đềm của em. Giờ đây, ngắm nhìn quê em đang thay da đổi thịt, lòng em lại xốn xang và tự hào.
Em làm sao có thể quên được, con đường làng dẫn em tới trường nhỏ nhắn quen thuộc, chạy ngoằn ngoèo qua các rặng cây tốt um. Nếu trước đây nó là con đường đất đỏ, gồ ghề hay xuất hiện những ổ gà. Mùa nắng, đoạn đường ấy bụi bay mù mịt khi có một làn gió thổi qua, còn mùa mưa, con đường lầy lội hơn, đất níu mãi bước chân người dân quê em. Vậy mà giờ đây, em không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến con đường được trải bê tông bằng phẳng. Con đường chạy thẳng tắp tạo nên không ít thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt. Những ngả đường, bờ mương , bờ ruộng được chính quyền lên kế hoạch “ bê tông hóa”. Cánh cò trắng vẫn sải rộng đôi cánh trên triền cỏ, những cánh đồng xanh trải dài tít tắp và có khi tần ngần đáp trên mảnh ruộng. Phải chăng chúng cũng ngạc nhiên trước sự đổi mới của quê em?
Giờ đây, dãy nhà cao tầng đồ sộ mọc lên san sát nhau đan xen những vườn cây xanh tốt trông chẳng khác nào một thiên đường thay thế những mái rạ, nhà cấp bốn xiêu vẹo. Cột điện mọc lên thẳng tắp như hàng ngũ chú lính chì oai nghiêm, mang lại ánh sáng văn minh thế chỗ ngọn đèn dầu lay lắt, chập chờn. Dọc con đường xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi như nấm tạo nên không khí của cuộc sống hiện đại. Đồ gia dụng cho tới thực phẩm được kiểm duyệt hơn, tiện nghi hơn xưa.
Lũ trẻ chúng em có một khu giải trí riêng, bãi đất trống trải đầy cỏ xanh là nơi chúng em vui đùa thỏa thích với trái bóng tròn. Tiếng cười nói giòn tan, vô tư như ngày nào hòa trong tiếng hót thánh thót của mấy chú chim sẻ. Những công trình công cộng được nhà nước chú tâm hơn. Mạch ống chạy nhầm dưới các con đường để dẫn nước thải tới nơi xử lý, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngôi trường huyện được kiến thiết khang trang và trang bị nhiều thiết bị hữu ích cho công cuộc giảng dạy như bàn ghế ngay ngắn, máy chiếu và máy tính. Cuộc sống nông nghiệp phần nào bớt nặng nhọc hơn bởi máy móc được đưa vào sử dụng giúp tăng năng suất lao động, công nghiệp hóa nền nông nghiệp mang lại nguồn lợi lớn cho nông sản. Nhiều hàng hóa của quê em xuất khẩu trên thị trường quốc gia và thế giới như vải thiều, cam, nhãn nhờ quy trình chế biến tiên tiến.
Chất lượng cuộc sống người dân quê em được cải thiện rõ rệt, lượng người thất nghiệp giảm và lượng người lao động qua đào tạo tăng lên nhanh chóng. Điều đó góp phần thúc đẩy trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển bền vững. Nhịp sống của thời đại đã thổi vào quê hương em, tạo nên những nhảy vọt trong lao động sản xuất và đời sống tinh thần. Nhưng có những điều vẫn vẹn nguyên, đó tình người thắm thiết, tình quê sâu đậm.
Ngắm nhìn quê hương đổi thay, lòng em rạo rực niềm vui sướng, nó mở ra tương lai tươi đẹp, rạng ngời phía trước của người dân quê em. Em thầm hứa cố gắng học tập thật tốt để góp sức mình phát triển quê nhà mãi giàu đẹp.
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách rất hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.
Này nhé, nếu phía biển kia, nơi ấy là đàng đông mà mây đen ùn lên kèm sấm chớp thì cơn mưa dông ập đến ngay. Bà bảo “Cơn đàng đông vừa trông vừa chạy" mạn đông còn như sấm chớp bên mạn nam thì “Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi”, chưa mưa đâu. Quả thế thật. Rồi, giả thử bầu trời mây rạn ra thành lớp đều và lấp lánh như vẩy tê tê mà bà gọi là vẩy trút thì sớm muộn trời cũng sẽ mưa. Còn nếu là những luống mây như cỏ hoặc rạ dồn lại rồi nhá ra trên những đường bừa thì trời còn nắng lâu. Bà cũng bảo “Vấy trút thì mưa, nhá bừa thì nắng!”.
Còn trăng nữa, Hà đã nhìn bao nhiêu loại trăng. Trăng sáng ngà ngà màu sữa là đêm có sương. Sáng trăng suông là đêm bầu trời nhiều hơi nước hoặc mưa bụi che đi mất cả sao, nhìn không rõ trăng. Trăng có quầng là trời sẽ hạn lâu, trăng có tán lã trời sắp mưa. Đây chỉ có trăng thôi mà bầu trời ngoài cửa sổ đã có bao nhiêu thứ.
Bầu trời ngoài cửa sổ thường đầy ánh sáng, đầy mầu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trông bao giờ cũng to hơn óng ánh sắc lông hơn chợt bay lên rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lèn ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi áng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đợt lá chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc kết thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương nam. Bố bảo đấy là loài chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu... mà người ta gọi là loài chim giang hồ.
Lại mỗi lần có gió đông nam thoảng qua thì hương thơm của bạch đàn chanh, của hoa trái từ vườn cây nông trường tràn vào đầy nhà. Hương thơm không nhìn thấy mà cô giáo bảo chắc chắn rằng có những hạt li ti vô cùng nhỏ, có thể dồn lại hành nước hoa, phấn hoa. Lạ chưa, vậy thì bầu trời ngoài cửa sổ kia có bao nhiêu là phấn hoa, nước hoa. Còn khung cửa sổ của bé Hà được vẩy nước hoa, rắc phấn hoa quanh năm sụốt tháng!
Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
Từ ngày Hà lên đây thì khung cửa sổ càng thêm đẹp, thêm yêu. Hà thích ngồi bên cửa sổ nhố tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích: “Ngày xửa, ngày xưa...”.
Câu 1 :
Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán nhiều thay đổi:
- Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
- Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo, với những chính sách bóc lột và chế độ cai trị thâm hiểm.
Câu 2 :
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
- Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
1 .
Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán nhiều thay đổi:
- Đất nước mất hoàn toàn độc lập, bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
- Nhân dân ta phải chịu ách đô hộ tàn bạo, với những chính sách bóc lột và chế độ cai trị thâm hiểm.
2.
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.
- Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
Câu 1: Điều tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống:
- Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre.
- Sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ.
- Rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, giáo mác.
- Lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng.
Câu 2: Lựa chọn từ điền thích hợp:
a. vây cá, dây sợi, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây.
b. giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết.
c. hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách.
Câu 3: Chọn điều s, x vào chỗ trống:
Theo thứ tự lần lượt, cần điền là: xám, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ, xác, sầm, sập, xoảng.
Câu 4:
Các từ cần điền lần lượt là: buộc, buột, duộc (hay giuộc), tuộc, đuột, chuột, chuột, muốt, chuộc.
Câu 5: Điền ? , ~
Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.
Câu 6: Các câu được sửa như sau:
- Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng.
- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.
- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.
Cậu bé An sống cùng với cha mẹ tại thành phố những ngày sau ngày độc lập 2-9-1945. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, đổ quân vào Nam Bộ. Pháp mở những trận đánh khiến chonhững người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba mẹ cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạygiặc. Cậu nhớ đến một anh bạn đi tàu đã tặng cậu chiếc la bàn mà không kịp mang theo.Theo cha mẹ chạy hết từ vùng này tới vùng khác của miền Tây Nam Bộ. An kết bạn cùng với những đứa trẻ cùng trang lứa và có một cuộc sống tuổi thơ vùng nông thôn đầy êm đềm. Nhưng cứ vừa ổn định được mấy bữa thì giặc đánh tới nơi và lại phải chạy. Trong một lần mải chơi, giặcđánh đến và An đã lạc mất gia đình. Cậu trở thành đứa trẻ lang thang.Trong chuyến lưu lạc của mình, An đã được gặp và tiếp xúc với nhiều người. Dì Tư Béo là một trong những người đầu tiên cưu mang An khi cậu bé bị lạc ở một xóm chợ. Từ đó, cậu đã về làm giúp cho quán ăn của dì và không còn phải chịu cảnh đói khổ qua ngày. Tạiquán ăn dì Tư béo, An đã gặp : anh Sáu tuyên truyền, những anh bộ đội, vợ chồng Tư Mắm, lão Ba Ngù, ông lão bán rắn và thằng Cò - họ đang đi tìm một người tên Võ Tòng.Vợ chồng Tư Mắm làm nghề bán mắm dọc các con kênh rạch. An vô tình biết rằng hai bọn họ là Việt gian. Bị họ phát hiện nên An chạy trốn, hai vợ chồng Tư Mắm đốt cháy quán dì Tư rồi bỏ đi.Dì Tư Béo định dẫn An lên Thới Bình sinh sống nhưng An đã quyết định ở lại và tiếp tục cuộc sống không nơi nương tựa. Sau đó An gặp lại cha con ông lão bán rắn và Võ Tòng. An đã đi theo họ và trở thành con nuôi của ông lão bán rắn, anh em của thằng Cò. Tuy là nghèo khó vất vả nhưng tía má nuôi của An rất thương An coi cậu bé như đứa con ruột do mình sinh ra. An còn được tía và thằng Cò dắt đi câu rắn, đi lấy mật ong và học được nhiều kinh nghiệm, thấy nhiều điều mới lạ mà An chưa từng biết. Tía nuôi dắt An đi tới thăm chú Võ Tòng. Võ Tòng sau này đòi đi giết Việt gian vì định mua chuộc ông Ba Ngù. Trong lần phục kích giặt trên cây Da, Võ Tòng đã giết chết tên Việt gian và một tên lính ngụy. Nhưng cuối cùng Võ Tòng đã bị mụ Tư Mắm chỉ điểm rồi bị tên tướng bắn chết.1 Họ và tên: Trần Thị Ban Bài điều kiện môn: Văn họcLớp: K4B - GDTHÔng Ba Ngù kêu An chỉ mụ Tư Mắm và biết được thói quen là thường đi tắm vào buổi chiều. Nên ông đã núp dưới đám bèo và dùng nỏ bắn chết mụ. Thời gian sau bọn giặt phải lao đao nhiềulần vì ông.U Minh thượng đã bị giặc đóng chiếm, gia đình tía nuôi và An rời đi U Minh hạ sinh sống, gia nhập phường săn cá sấu, sau đó tới Sroc Miên, chợ Mặt Trời, Năm Căn. Tại đây An gặp lại dì TưBéo và rồi An theo các anh du kích
#Châu's ngốc
Cậu bé An sống cùng với cha mẹ tại thành phố, sau ngày độc lập 2-9-1945. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, đổ quân vào Nam Bộ. Pháp mở những trận đánh khiến cho những người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba má cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạy giặc. Cậu nhớ đến một anh bạn đi tàu đã tặng cậu chiếc la bàn mà không kịp mang theo. Theo cha mẹ chạy hết từ vùng này tới vùng khác của miền Tây Nam Bộ. An kết bạn cùng với những đứa trẻ cùng trang lứa và có một cuộc sống tuổi thơ vùng nông thôn đầy êm đềm. Nhưng cứ vừa ổn định được mấy bữa thì giặc đánh tới nơi và lại phải chạy. Trong một lần mải chơi, giặc đánh đến và An đã lạc mất gia đình. Cậu trở thành đứa trẻ lang thang.
Trong chuyến lưu lạc của mình, An đã được gặp và tiếp xúc với nhiều người. Dì Tư Béo là một trong những người đầu tiên cưu mang An khi cậu bé bị lạc ở một xóm chợ. Từ đó, cậu đã về làm giúp cho quán ăn của dì và không còn phải chịu cảnh đói khổ qua ngày. Tại quán ăn dì Tư béo, An đã gặp: anh Sáu tuyên truyền, những anh bộ đội, vợ chồng Tư Mắm, lão Ba Ngù, ông lão bán rắn và thằng Cò – họ đang đi tìm một người tên Võ Tòng. Vợ chồng Tư Mắm làm nghề bán mắm dọc các con kênh rạch. An vô tình biết rằng hai bọn họ là Việt gian. Bị họ phát hiện nên An chạy trốn, hai vợ chồng Tư Mắm đốt cháy quán dì Tư rồi bỏ đi. Dì Tư Béo định dẫn An lên Thới Bình sinh sống nhưng An đã quyết định ở lại và tiếp tục cuộc sống không nơi nương tựa.
Sau đó, An gặp lại cha con ông lão bán rắn và Võ Tòng. An đã đi theo họ và trở thành con nuôi của ông lão bán rắn, anh em của thằng Cò. Tuy là nghèo khó vất vả nhưng tía má nuôi của An rất thương An coi cậu bé như đứa con ruột do mình sinh ra. An còn được tía và thằng Cò dắt đi câu rắn, đi lấy mật ong và học được nhiều kinh nghiệm, thấy nhiều điều mới lạ mà An chưa từng biết.
Tía nuôi dắt An đi tới thăm chú Võ Tòng. Võ Tòng sau này đòi đi giết Việt gian vì định mua chuộc Ba Ngù. Trong lần phục kích giặc trên cây Da, Võ Tòng đã giết chết tên Việt gian và một tên lính ngụy. Nhưng cuối cùng, Võ Tòng đã bị mụ Tư Mắm chỉ điểm rồi bị tên tướng bắn chết. Ông Hai kêu An chỉ mụ Tư Mắm và biết được thói quen là thường đi tắm vào buổi chiều. Vì vậy, ông đã núp dưới đám bèo và dùng nỏ bắn chết mụ.
Thời gian sau, bọn giặc phải lao đao nhiều lần vì ông. U Minh Thượng đã bị giặc đóng chiếm, gia đình tía nuôi và An rời đi U Minh Hạ sinh sống, gia nhập phường săn cá sấu, sau đó tới Sroc Miên, chợ Mặt Trời, Năm Căn. Tại đây An gặp lại dì Tư Béo và rồi An theo các anh du kích.
ai biết soạn bài chương trình địa phương (phần tiếng việt)ngữ văn 6 tập 2 trang 41 không
giúp tui với
Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.
Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.
Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”
1. Mở bài: Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:
- Trời nắng kéo dài. Không khí oi bức. Cây cối như muốn khô héo.
- Bỗng có gió thổi mạnh, mát rượi. Mây xám đục đuổi nhau trên bầu trời.
- Bầy chuồn chuồn bay bay là là gần mặt đất, báo hiệu trời sắp mưa rất to.
2. Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật theo trình tự thời gian.
- Lúc sắp mưa:
+ Mây đen kéo đến đen kịt bầu trời.
+ Gió nổi lên dữ dội, mỗi lúc một mạnh.
+ Cây cối ngả nghiêng theo gió.
+ Cát và bụi tung lên mù mịt, không còn nhìn rõ lối …
- Lúc bắt đầu mưa:
+ Mưa bắt đầu tuôn xối xả, mạnh mẽ xuống vạn vật.
+ Cây cối hai bên đường ve vẩy tha hồ tắm mưa.
+ Người đi đường vội vã tìm chỗ trú mưa.
+ Hạt mưa to, trắng xóa. Mưa như trút nước.
+ Tiếng sấm ì ầm, chớp nhoang nhoáng loằng ngoằng trên bầu trời như muốn xé toạt màn mây đen kịt.
+ Nước chảy thành những dòng lớn trên mặt đất.
+ Đường phố bỗng chốc vui mắt với những chiếc áo mưa đủ màu.
+ Ô tô lao nhanh trên phố làm nước bắn tung tóe.
+ Có mưa khí trời mát mẻ hơn, ai cũng cảm thấy dễ chịu.
- Lúc mưa tạnh:
+ Hạt mưa nhỏ dần, thưa dần rồi ngớt hẳn.
+ Cầu vòng hiện ra. Bầu trời trở lại xanh trong, mát mẻ.
+ Chim chóc rời chỗ nấp vỗ cánh hót vang,
+ Cây cối xanh tươi, đẫm nước long lanh dưới ánh mặt trời.
+ Mọi người tiếp tục công việc của mình.
3. Kết bài:
- Bầu trời sau cơn mưa quang đãng, không khí mát mẻ.
- Vạn vật và con người vui tươi, dễ chịu.
Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm lắng vào chiều.
Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của biểu chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi những ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.
Cứ như là mênh mang. Cứ như là gió cuốn mây trôi… Ai đã từng nghe một câu chuyện về một người lữ khách tha hương tìm về cố hương để tận hưởng những vẻ đẹp rất đỗi bình dị của quê hương mình? Thế đấy, nơi ta sinh ra và lớn lên có biết bao vẻ đẹp làm nên sức sống và tâm hồn ta. Tôi yêu biết bây cảnh hoàng hôn trên cánh đồng lúa quê mình!
Chiều, chiều rồi! Một buổi chiều êm như nhung với những cơn gió nhẹ nhàng thổi. Dãy tre làng trước mặt cắt hình rõ rệt trên nền trời. Hơi nóng lẫn với mùi cát bụi bốc lên. Phương tây đỏ rực như lửa cháy, mặt trời dần ngả về sau lũy tre làng báo hiệu một ngày nữa sắp qua đi. Tôi bước chậm chạp trên con đường làng quen thuộc để thu hồn mình vào vẻ đẹp cuối ngày của thôn xóm.
Lúc này, những tia nắng vàng nhẹ óng ánh còn sót lại, rải rác trên cánh đồng quê, trên con đường làng. Những bông lúa chín vàng long lanh như đang trêu đùa cùng chị gió. Những bông lúa ấy chín vàng nghiêng đi vì đã bước vào thời kì chín. Cả cánh đồng hiện lên như một tấm thảm màu vàng khổng lồ. Mùi hương của lúa chín quyện với mùi đất khiến tôi ngỡ như đó là mùi riêng của đất, của quê hương này vậy. Những đàn chim ríu rít gọi bầy về tổ. Xa xa kia, tiếng sáo đâu đó vọng về.
Thời gian đã vào xế chiều vậy mà trên ruộng, những người nông dân vẫn đang miệt mài làm việc. Trên gương mặt họ, có lẽ dù đã thấm mệt nhưng họ vẫn nở niềm vui vì công việc lao động của họ thật có ý nghĩa, đó là để tạo ra những hạt lúa - những hạt ngọc kết tinh bao tinh túy của đất trời và cả bao công sức, chứa trở bao hi vọng của con người.
Ánh nắng mỗi lúc một nhạt dần. Xa xa kia, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Những cánh diều bay cao, bay xa trên nền trời như chưa trở những ước mơ và hi vọng của những đứa trẻ mục đồng. Tiếng sáo vẫn vang vang đâu đó.
Ánh nắng đã dần tắt. Những người nông dân trên ruộng dần rời cánh đồng để trở về nhà. Cánh đồng lúc này bao phủ bởi một màn tối. Bóng tối đang ngập đầy dần trên mọi ngóc ngách của xóm quê. Tiếng ếch nhái kêu vang lẫn với tiếng muỗi kêu vo ve trên những cánh đồng dội vào lòng tôi bao cảm giác yên bình và thương yêu!
Điều kì diệu và hạnh phúc của cuộc sống không phải là trong những giấc mơ xa vời mà nó tồn tại ngay xung quanh ta đây thôi, đang chờ đợi ta đến! Vẻ đẹp của buổi hoàng hôn trên cánh đồng lúa chín quê hương không chỉ là nét đẹp của làng quê mà còn khiến tâm hồn mỗi người thêm bình yên và đẹp hơn!Cứ như là mênh mang. Cứ như là gió cuốn mây trôi… Ai đã từng nghe một câu chuyện về một người lữ khách tha hương tìm về cố hương để tận hưởng những vẻ đẹp rất đỗi bình dị của quê hương mình? Thế đấy, nơi ta sinh ra và lớn lên có biết bao vẻ đẹp làm nên sức sống và tâm hồn ta. Tôi yêu biết bây cảnh hoàng hôn trên cánh đồng lúa quê mình!
Chiều, chiều rồi! Một buổi chiều êm như nhung với những cơn gió nhẹ nhàng thổi. Dãy tre làng trước mặt cắt hình rõ rệt trên nền trời. Hơi nóng lẫn với mùi cát bụi bốc lên. Phương tây đỏ rực như lửa cháy, mặt trời dần ngả về sau lũy tre làng báo hiệu một ngày nữa sắp qua đi. Tôi bước chậm chạp trên con đường làng quen thuộc để thu hồn mình vào vẻ đẹp cuối ngày của thôn xóm.
Lúc này, những tia nắng vàng nhẹ óng ánh còn sót lại, rải rác trên cánh đồng quê, trên con đường làng. Những bông lúa chín vàng long lanh như đang trêu đùa cùng chị gió. Những bông lúa ấy chín vàng nghiêng đi vì đã bước vào thời kì chín. Cả cánh đồng hiện lên như một tấm thảm màu vàng khổng lồ. Mùi hương của lúa chín quyện với mùi đất khiến tôi ngỡ như đó là mùi riêng của đất, của quê hương này vậy. Những đàn chim ríu rít gọi bầy về tổ. Xa xa kia, tiếng sáo đâu đó vọng về.
Thời gian đã vào xế chiều vậy mà trên ruộng, những người nông dân vẫn đang miệt mài làm việc. Trên gương mặt họ, có lẽ dù đã thấm mệt nhưng họ vẫn nở niềm vui vì công việc lao động của họ thật có ý nghĩa, đó là để tạo ra những hạt lúa - những hạt ngọc kết tinh bao tinh túy của đất trời và cả bao công sức, chứa trở bao hi vọng của con người.
Ánh nắng mỗi lúc một nhạt dần. Xa xa kia, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Những cánh diều bay cao, bay xa trên nền trời như chưa trở những ước mơ và hi vọng của những đứa trẻ mục đồng. Tiếng sáo vẫn vang vang đâu đó.
Ánh nắng đã dần tắt. Những người nông dân trên ruộng dần rời cánh đồng để trở về nhà. Cánh đồng lúc này bao phủ bởi một màn tối. Bóng tối đang ngập đầy dần trên mọi ngóc ngách của xóm quê. Tiếng ếch nhái kêu vang lẫn với tiếng muỗi kêu vo ve trên những cánh đồng dội vào lòng tôi bao cảm giác yên bình và thương yêu!
Điều kì diệu và hạnh phúc của cuộc sống không phải là trong những giấc mơ xa vời mà nó tồn tại ngay xung quanh ta đây thôi, đang chờ đợi ta đến! Vẻ đẹp của buổi hoàng hôn trên cánh đồng lúa chín quê hương không chỉ là nét đẹp của làng quê mà còn khiến tâm hồn mỗi người thêm bình yên và đẹp hơn!