K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích từ “Vắng lặng đến phát sợ” đến “… tự bịa ra nữa” SGK/ 117-119 Trả lời các câu hỏi sau: PHẦN 1 1/ Đoạn trích đề cập đến những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Ai là người kể chuyện? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Người kể chuyện xưng hô như thế nào? 2/ Các nhân vật này đang làm công việc gì tại chiến trường Trường Sơn? Theo em, công việc này...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích từ “Vắng lặng đến phát sợ” đến “… tự bịa ra nữa” SGK/ 117-119

Trả lời các câu hỏi sau:

PHẦN 1

1/ Đoạn trích đề cập đến những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Ai là người kể chuyện? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Người kể chuyện xưng hô như thế nào?

2/ Các nhân vật này đang làm công việc gì tại chiến trường Trường Sơn? Theo em, công việc này có nguy hiểm, có đáng sợ không? Vì sao?

3/ Trong đoạn trích vừa đọc, tác giả đề cập đến nhiệm vụ gì? Ai là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ấy?

4/ Khung cảnh chiến trường ngay thời điểm đó được tác giả miêu tả như thế nào?

5/ Trong khung cảnh đó, sự thay đổi tâm lí của nhân vật chính khi đang thực hiện nhiệm vụ được nhà văn khắc họa rõ nét qua những chi tiết nào? Từ đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?

PHẦN 2

1/ Khi bom nổ, có một sự việc ngoài ý muốn đã xảy ra. Đó là sự việc gì?

2/ Nhân vật chính đã làm gì để giúp đỡ đồng đội? Chi tiết nào cho thấy điều đó?

3/ Để xua tan không khí ảm đạm, nhân vật chính được đồng đội yêu cầu làm gì? Từ đó cho thấy, nhân vật chính có sở thích gì?

0
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Người Mĩ chúng ta giờ đây yêu danh hiệu hơn những thành công thực sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và ta sẵn sàng thoả hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị thế tốt hơn trong xã hội.

Trước khi các em toả đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em làm những gì mình thích, tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thoả mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực chứ không phải thứ từ trên trời rơi xuống. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê  và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay… Và khi đó các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác mới là điểu tốt đẹp nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì đặc biệt.

                                                                            (Trích bài phát biểu của David Mc Cullough

trong lễ tốt nghiệp trung học trường Wellesley 2012, theo Tuổi trẻ)

Câu 1. Xác định phép liên kết có trong đoạn trích sau: “Và khi đó các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác mới là điểu tốt đẹp nhất các em có thể làm được cho bản thân”.

Câu 2. Anh (chị) hiểu thế nào về câu: “Hãy kháng cự lại sự thoả mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn”?

Câu 3. Tại sao tác giả lại nói: “Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em”?

Câu 4. Anh (chị) rút ra được những bài học nào trong cuộc sống từ bài phát biểu trên?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì đặc biệt”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Hãy phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh để làm rõ “Cảnh thiên nhiên thay đổi nhẹ nhàng mà rõ rệt trong khoảnh khắc giao mùa và cảm nhận của tác giả cũng hết sức tinh tế”.

 

 

0
Phần Tổng (Phần giới thiệu khái quát về tác giả,tác phẩm) Em viết như này đã được chưa ạ ?.Em xin cảm ơn Phần Tổng: Hữu Thình là nhà thơ có cách viết rất độc đáo,sáng tạo và có chất riêng của bản thân trong từng tác phẩm.Ông là nhà thơ viết nhiều,viết hay về con người và thiên nhiên nông thôn mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ.Thơ ông thiên về những cảm nhận tĩnh lặng,thanh bình...
Đọc tiếp

Phần Tổng (Phần giới thiệu khái quát về tác giả,tác phẩm) Em viết như này đã được chưa ạ ?.Em xin cảm ơn

Phần Tổng:

Hữu Thình là nhà thơ có cách viết rất độc đáo,sáng tạo và có chất riêng của bản thân trong từng tác phẩm.Ông là nhà thơ viết nhiều,viết hay về con người và thiên nhiên nông thôn mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ.Thơ ông thiên về những cảm nhận tĩnh lặng,thanh bình của thiên nhiên đất nước và cuộc sống.Trong những trang thơ của mình,Hữu Thình luôn mang những cảm xúc tinh tế,nhẹ nhàng trước những biến chuyển tinh vi của thiên nhiên,đậm chất triết lí.Và có thể khẳng định rằng bài thơ “Sang thu” đã thể hiện ấn tượng đặc điểm,phong cách sáng tác độc đáo của thi nhân.Bài thơ được sáng tác năm 1977 và được in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố” xuất bản năm 1991.Đoạn trích trên thuộc hai khổ thơ đầu của bài thơ đã diễn tả tinh tế cảm xúc của nhà thơ lúc thu sang.

0
Phần II. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu. (4,0 điểm) Câu 1. Xác định nội dung của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Cụm từ in đậm trong đoạn trích thực hiện phép liên kết nào? (0,5 điểm) Câu 3. Em hiểu “hoàn cảnh nghiệt ngã” là gì? Tại sao nó lại có thể nhấn chìm con người? (1,0 điểm) Câu 4. Từ ý nghĩa đoạn trích kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn...
Đọc tiếp

Phần II. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu. (4,0 điểm)

Câu 1. Xác định nội dung của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Cụm từ in đậm trong đoạn trích thực hiện phép liên kết nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Em hiểu “hoàn cảnh nghiệt ngã” là gì? Tại sao nó lại có thể nhấn chìm con người? (1,0 điểm)

Câu 4. Từ ý nghĩa đoạn trích kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Trong cuộc sống, lạc quan là liều thuốc tinh thần giúp chúng ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách”. (2,0 điểm)

Bài đọc:

        Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng chừng đã có lúc nhấn chìm tôi. Hơn ai hết, tôi từng muốn tự tử, và tôi đã từng rất nhiều lần bỏ cuộc. Nhưng cuối cùng, tôi đã can đảm đứng dậy sau hàng ngàn lần ngã... Thường thì chúng ta cứ tự nhủ rằng mình không đủ thông minh hoặc không đủ hấp dẫn, hoặc không đủ tài năng để theo đuổi những ước mơ. Chúng ta tin những gì người khác nói về chúng ta, hoặc tự đặt ra những giới hạn cho bản thân. Tồi tệ hơn, khi bạn tự coi mình là một người vô giá trị, nghĩa là bạn đang đặt ra ranh giới cho những điều kì diệu. Cho dù những thách thức mà bạn đang phải đối mặt là gì đi nữa, cho dù những thách thức ấy có khốc liệt, nghiệt ngã đến mức nào đi chăng nữa, tôi cũng mong bạn hãy tin tưởng và cảm thấy như vậy về cuộc sống của chính mình.

(Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujivic, First New)

0
Phần I. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu. (6,0 điểm) Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) Câu 1....
Đọc tiếp

Phần I. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu. (6,0 điểm)

Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Của ai? Em hiểu gì về cách gọi “người đồng mình” của tác giả? (1,0 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong hai câu thơ: “Rừng cho hoa/Con đường cho những tấm lòng”. (1,0 điểm)

Câu 3. Hai câu thơ “Rừng cho hoa/Con đường cho những tấm lòng” gợi cho em nhớ tới câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng nói về sự bao bọc và nuôi dưỡng của thiên nhiên với con người? Chép chính xác câu thơ đó và cho biết tên bài thơ. (0,5 điểm)

Câu 4. Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 10 - 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp để làm rõ cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép thế (gạch chân và chú thích rõ). (3,5 điểm)

0