Nghị luận về ước mơ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.
Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội.
Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân.
Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.
Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.
Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở. Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh.
Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.
Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.
Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!
Tham khảo:
Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.
Cre: mạng
Tháng 2/1941,sau ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài,Bác Hồ đã trở về Việt Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước,chuẩn bị kháng chiến.Khi mới về nước,cuộc sống của Bác vô cùng gian khổ.Bác phải sống trong hang Pác Pó,thức ăn hàng ngày chỉ là cháo bẹ rau măng và bàn làm việc là một phiến đá cạnh hang.Thế nhưng,Bác vẫn cảm thấy "cuộc đời cách mạng thật là sang".Sở dĩ người thấy nó "thật là sang" là bởi vì đó là"cuộc đời cách mạng",được cống hiến cho cách mạng.Với vị lãnh tụ chèo lái con thuyền cách mạng như Bác thì gian khổ,khó khăn có đáng gì .Cháo bẹ rau măng và cuộc sống vật chất gian khổ trong hang Pác Pó không làm Bác bận tâm.Người vẫn lạc quan tin về sự thành công của cách mạng nước nhà và nhất là tin,tin về thời cơ độc lập đang tới gần.Đó chính là động lực thúc đẩy Bác quyết tâm hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ và chính vì vậy,tuy gian khổ đến đâu,Người vẫn cảm thấy"Cuộc đời cách mạng thật là sang"."Sang" không có nghĩa là sang trọng,cao sang mà là sang vì được hoạt động cách mạng,được tự do cống hiến cho tổ quốc bằng con đường cách mạng.Và,chữ "sang" cũng chính là nhãn tự bởi nó như một viên ngọc tỏa sáng cả bài thơ,vừa nói lên niềm lạc quan,lối sống thanh cao của Bác đồng thời thể hiện ý chí thép của Người-vị cha già đáng kính của dân tộc ta.
Màu của băng là màu xanh ( Tui hok phải boy nên not ny đc nha )
Dế Mèn bênh bực kẻ yếu
Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài. Tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi được vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi chị mới kể:
- Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài)
Hãy chỉ ra những tên nhân vật xuất hiện trong mẩu chuyện trên:
Bọn nhện.
Chị Nhà Trò.
Dế Mèn.
Chị Cào Cào.
Dế Choắt.
Anh Gọng Vó.
Chị Cốc.
Nộp bài!
Trong bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông em thích nhất là mùa xuân ấm áp. Xuân về mang theo những tia nắng ấm đầu tiên sau một mùa đông lạnh giá, sưởi ấm vạn vật và đất trời. Cây cối đâm chồi nảy lộc, những chiếc lá non xanh mơn mởn hé lộ ra giữa trời xuân. Những chùm hoa nhỏ li ti xuất hiện trên những cây bưởi, cây cam, cây nhãn… Mùa xuân về mang theo những cơn mưa phùn lất phất chỉ đủ để những cành đào nở hoa khoe sắc thắm với tạo vật. Xuân về, Tết đến, ai cũng bận rộn chuẩn bị cho một kỳ nghỉ đáng nhớ. Người người đi chợ xuân mua đồ Tết, nhà nhà cùng nhau gói bánh chưng xanh. Mỗi dịp Tết đến, nhà em lại về quê thăm ông bà và họ hang. Em được mọi người mừng tuổi cho những phong bao lì xì đẹp mắt. Mẹ em nói những phong bao ấy là lời chúc tốt đẹp nhất của người lớn dành cho em khi em thêm một tuổi mới. Em rất yêu mùa xuân và mong chờ mùa xuân năm nay.
Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.
Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.
Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,…
Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.
Bạn tham khảo :
“Con người dân có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn”
Câu ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện rõ vai trò gia đình trong cuộc sống của mỗi người. Người ta có thể tung cánh bay đến nhiều phương trời xa lạ nhưng nơi cuối cùng yên bình nhất để quay về đó đó là gia đình. Không người nào trong cuộc sống này còn có thể tách mình khỏi gia đình – điểm tựa tinh thần vững chắc ấy. Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng cao quý của con người.
cho em mở bài nghị luận về tình cảm gia đình của em cho họ trong khi nghỉ dịch với....?
Đã bao giờ bạn nghĩ rằng cuộc sống của mình là do mình tự quyết định chưa? Đã bao giờ tự hỏi mình rằng cuộc sống của mình có thật sự thoải mái khi cứ bị chi phối và ràng buộc bởi người khác? Nếu chưa thể tìm ra câu trả lời cho chính mình thì xin thưa với bạn rằng cuộc đời của bạn đang thực sự tẻ nhạt. Vì sao vậy? Vì bạn không rõ mình đang nghĩ gì và thực chất bạn không xác định đúng mục tiêu, đam mê và ước mơ của đời mình. Ước mơ là những mục tiêu, khao khát và đam mê về một thứ gì đó mà con người luôn mong muốn có được. Ai cũng cần phải xác định ước mơ và lí tưởng sống của riêng mình.Khi đã hiểu rõ bản thân mình rồi thì tự khắc bạn sẽ biết cần phải hành động ra sao để hiện thực hóa những ước mơ và dự định đang theo đuổi. Ước mơ chính là nguồn động lực thôi thúc mạnh mẽ những cố gắng và hành động vươn lên của con người. Ước mơ tạo cho con người niềm say mê và thích thú theo đuổi công việc của mình, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu để không bao giờ cảm thấy nhàm chán. Hơn hết, ước mơ khiến con người trở nên vĩ đại hơn bởi vì ước mơ được xây dựng bởi lí tưởng và tâm hồn của những con người biết khát khao, biết cố gắng .Mỗi chúng ta, ai cũng mang trong mình những ước mơ, hoài bão của bản thân. Và muốn chạm được tới cánh cửa mơ ước ấy thì bạn phải là người làm chủ cuộc đời mình. Không ai có thể thay ta sống nốt phần đời của ta phía trước. Vì thế, ta chỉ có thể cố gắng, nỗ lực thật nhiều thì mới có thể mong cuộc sống sau này của mình được an nhàn, hạnh phúc. Đặc biệt là học sinh, thế hệ trẻ tương lai của đất nước, các em cần xác định ước mơ của bản thân và cố gắng hết mình vì ước mơ ấy. Hãy làm chủ cuộc đời mình và phấn đấu , nỗ lực hết mình cho những mục tiêu, dự định đã đặt ra. Đó chính là cách ta theo đuổi ước mơ và kiến tạo cho mình một tương lai tươi đẹp.
“Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ!”. Quả thật là vậy, chúng ta sẽ chỉ là tồn tại nếu không có ước mơ và mục tiêu cho riêng mình.Ước mơ là khát vọng là những điều tốt đẹp mà ta luôn muốn hướng tới. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu ta biết ước mơ biết phấn đấu. Sống là phải biết ước mơ phải nghĩ tới những điều cao đẹp.
Chính ước mơ làm cuộc sống chúng ta thêm động lực. Nó giống như một ngọn núi lửa luôn âm ỉ cháy trong tim ta và hối thúc, đánh thức chúng ta mỗi ngày. Khi chúng ta có ước mơ và hoài bão thì cuộc sống chúng ta trởnên lãng mạn hơn, bay bổng hơn. Nó cũng chính là liều thuốc tinh thần kích thích con người biết nỗ lực phấn đấu.Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt được giữa ước mơ và tham vọng. Tham vọng có thể hướng đến những điều tốt đẹp nhưng nó mang tính chất cá nhân ích kỷ, háo thắng và phần lớn kẻ tham vọng bao giờ cũng thất bại.Chúng ta cũng cần phê phán những kẻ sống thiếu ước mơ, sống không hoài bão. Họ giống như những loài côn trùng chỉ biết rúc mình trong bóng đêm mà không biết đâu là ánh sáng.
Chính vì vậy, mỗi người hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hãy chăm chút cho ước mơ lớn lên và trưởng thành mỗi ngày. Cũng như câu: “Đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong chóng sẽ quay. Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy” thì chắc chắn đủ ước mơ bạn sẽ gặt hái được thành công.Bạn sẽ biết cần phải hành động ra sao để hiện thực hóa những ước mơ và dự định đang theo đuổi.để không bao giờ cảm thấy nhàm chán. Hơn hết, ước mơ khiến con người trở nên vĩ đại hơn bởi vì ước mơ được xây dựng bởi lí tưởng và tâm hồn của những con người biết khát khao, biết cố gắng. Mỗi chúng ta, ai cũng mang trong mình những ước mơ, hoài bão của bản thân. Và muốn chạm được tới cánh cửa mơ ước ấy thì bạn phải là người làm chủ cuộc đời mình. Không ai có thể thay ta sống nốt phần đời của ta phía trước.
Vì thế, ta chỉ có thể cố gắng, nỗ lực thật nhiều thì mới có thể mong cuộc sống sau này của mình được an nhàn, hạnh phúc. Đặc biệt là học sinh, thế hệ trẻ tương lai của đất nước, các em cần xác định ước mơ của bản thânvà cố gắng hết mình vì ước mơ ấy. Hãy làm chủ cuộc đời mình và phấn đấu, nỗ lực hết mình cho những mục tiêu, dự định đã đặt ra. Đó chính là cách ta theo đuổi ước mơ và kiến tạo cho mình một tương lai tươi đẹp.