K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2022

Sáng nay, trước khi đi làm, bố dặn mình: “Ở nhà ngoan, cho cá ăn, đừng nghịch nhé!”.

Mình có nghịch ngợm gì đâu nào! Vào nhà, mình lấy truyện tranh ra xem, chán thì ngắm hồ cá của bố. Mấy con cá ba đuôi có cái bụng phệ ơi là phệ, thế mà chúng bơi qua bơi lại trông ỏn ẻn, nhẹ nhàng lắm. Còn mình, bố bảo chỉ vì cái bụng mình nặng quá nên đi thôi còn chưa vững, cứ ngã oạch hoài. Sao bụng cá to thế mà không nặng nhỉ! Mình thò tay xuống nước định sờ thử xem cái bụng nó có cứng không thôi nhưng con cá cứ chạy trốn. Chắc là nó nhột. Mình bèn lấy vợt vớt nó lên tay cầm cho chắc ăn. Ồ, bụng nó cáng phồng như quả bóng tí hon, mình muốn biết xem có cái gì trong ấy?

Bụng gì mà kỳ thế này, sao mình vừa bóp nhẹ một cái là nó bể cái bụp. Chết chưa, làm sao bây giờ? Mẹ đang ở trong bếp, không có ai trông thấy, mình thả con cá trở vào hồ rồi chạy tót vào phòng. Mình tự nhủ, đổ chơi cùa bố mau hư quá!

Chiều về, bố hỏi: “Ở nhà, ai nghịch cá của bố?”. Mẹ bảo: “Còn ai trồng khoai đất này?”. May quá, chỉ thê thôi, không ai nhắc gì đến mình.

Bố tắm xong, đến bên hồ cá, vớt con cá bể bụng ra. Mình thấy mặt bố buồn buồn. Chắc bố tiếc con cá lắm. Hôm trước, mình làm rơi hòn bi xuống cống, trôi mất tiêu, mình tiếc quá, cứ khóc mếu mãi. Bố phải mua kem cho mình ăn để mình thôi khóc. Bây giờ đồ chơi của bố bị mình làm hỏng mà mình thì im thin thít đứng nấp ở đây, coi được không? Mình thấy tội nghiệp quá.

Mình ra đứng cạnh bên bố mà bố cũng chẳng nói gì.

– Bố ơi!

– Gì con?

– Con làm hỏng nó đây bố ạ!

– Hỏng gì?

– Con cá ấy mà! Con làm đấy…

– À…

– Bố ơi!…

– Bố đừng khóc bố ạ! Con mua kem cho bố ăn nhé! Con… Con xin lỗi!

Bố phì cười. A, thế là bố vui rồi đấy!

Bố không giận mình nữa. Bố cũng không bắt đền gì mình. Bố còn bê mình lên hôn vào má mình nữa cơ.

17 tháng 4 2022

Giúp mình với. Ai nhanh mình tick cho

Câu 1: Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn,...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: – Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.  (Nguồn: https://truyencotich.vn/qua-tang-cuoc-song/ngon-gio-va-cay-soi.html) Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây sồi trong câu chuyện Câu 2: Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Bánh trôi nước” của nhà thơ Hồ Xuân Hương (Ngữ văn 7, NXB Giáo dục Việt Nam, tập một, 2009, tr.94)

0
17 tháng 4 2022

Tác giả cho rằng : "Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa" vì không đọc sách là không có nhu cầu hiểu biết, mở mang kiến thức, đời sống tinh thần của con người nghèo, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng

Câu 1: Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn,...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: – Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: – Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.  (Nguồn: https://truyencotich.vn/qua-tang-cuoc-song/ngon-gio-va-cay-soi.html) Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh cây sồi trong câu chuyện Câu 2: Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Bánh trôi nước” của nhà thơ Hồ Xuân Hương (Ngữ văn 7, NXB Giáo dục Việt Nam, tập một, 2009, tr.94)

0
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM) Câu 1: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” là của tác giả nào? A. Hà Ánh Minh.              B. Hoài Thanh.  C. Phạm Văn Đồng.        D. Hồ Chí Minh. Câu 2: Văn bản “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại nào? A. Tùy bút           B. Truyện ngắn       C. Hồi kí              D. Kí sự Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” phương thức biểu đạt nào chính? A. Biểu...
Đọc tiếp

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (4 ĐIỂM)

Câu 1: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” là của tác giả nào?

A. Hà Ánh Minh.              B. Hoài Thanh. 

C. Phạm Văn Đồng.        D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Văn bản “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại nào?

A. Tùy bút           B. Truyện ngắn       C. Hồi kí              D. Kí sự

Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” phương thức biểu đạt nào chính?

A. Biểu cảm         B. Tự sự         C. Nghị luận             D. Miêu tả

Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Cuộc sống lao động của con người. B. Tình yêu lao động của con người C. Do lực lượng thần thánh tạo ra. D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?

A. Cốt truyện.   B. Luận cứ.      C. Các kiểu lập luận.     D. Luận điểm.

Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?

A. Tranh luận.   B. Ngợi ca.     C. So sánh.        D. Phê phán.

Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?

A. Đơn xin chuyển trường.

B. Biên bản đại hội Chi đội.

C. Thuyết minh cho một bộ phim.

D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 - 2012

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi.      

B. Tôi bị ngã.

C. Con chó cắn con mèo                 

D. Nam bị cô giáo phê bình.

1
17 tháng 4 2022

cai nay em cung lam đuoc nhung em lop 2e

"hồ chủ tịch là người việt nam, việt nam hơn người việt nam nào hết. ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người việt nam. ngôn ngữ của người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê việt nam; người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. làm thơ, người thích lối ca dao vì ca dao là việt nam...
Đọc tiếp

"hồ chủ tịch là người việt nam, việt nam hơn người việt nam nào hết. ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người việt nam. ngôn ngữ của người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê việt nam; người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. làm thơ, người thích lối ca dao vì ca dao là việt nam cũng như núi trường sơn, hồ hoàn kiếm hay đồng tháp mười vậy. mấy mươi năm xa cách quê hương, người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt việt nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, người vẫn ưa thích những thứ ấy. ngay sau khi về nước, gặp tết, người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tiêm tất. bình sinh như thế, đứng địa vị chủ tịch chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn việt nam: “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng." 1. chỉ ra hai quan hệ từ chỉ thời gian có trong đoạn văn trên 2. phương pháp lập luận chính của đoạn văn là gì ? 3. đoạn văn trên nêu lên luận điểm gì ? 4. tìm câu mang luận điểm của đoạn văn

0