K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc-hiểu (5,0đ)  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Ru cho mềm ngọn gió thuRu cho tan đám sương mù lá câyRu cho cái khuyết  tròn đầyCái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau. Bàn tay mang phép nhiệm mầuChắt chiu từ những dãi dầu  đấy thôi. Ru cho sóng lặng bãi bồiMưa không dột chỗ ngoại ngồi vá khâuRu cho đời nín  cái đauÀ ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.                   ...
Đọc tiếp

I. Đọc-hiểu (5,0đ)

  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

 Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây
Ru cho cái khuyết  tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.

 

Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu  đấy thôi.

 

Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín  cái đau

À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.

                                                         (Trích “À ơi tay mẹ” – Bình Nguyên)

 Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

 Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ

 Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ sau:

Ru cho cái khuyết  tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau. 

 Câu 4: Đọc đoạn thơ, em rút ra những thông điệp nào cho bản thân?

II. Tạo lập văn bản (5,0đ)

Em hãy kể lại một trải nghiệm sâu sắc về người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi.

0
BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. 
    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]
   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:
- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”
                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì? 
Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?
Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào? 
Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

 

0