dấu chấm trong câu : Bác hồ là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc việt nam dùng để làm gì
kết thúc câu kể
hỏi 1 vấn đề nào đó
bày tỏ cảm xúc,thể hiện yêu cầu,mong muốn của bản thân
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bất kì người học sinh nào khi nhìn thấy hoa phượng nở cũng xao lòng. Mỗi khi tháng năm về, nắng hè lại chói chang, rực rỡ, bầy ve lại rộn ràng ca vang. Và lúc ấy, phượng vĩ - loài hoa của mùa hè lại nở rộ. Mùa hoa phượng chính là mùa của những thao thức. Học sinh thao thức vì những đêm ôn bài, chuẩn bị cho kì thi. Học sinh thao thức vì sắp phải chia xa bạn bè, Và phượng cũng thức, nhưng không ai hiểu vì sao. Những ngày hè ấy, phượng đỏ lửa trên khắp nẻo đường, đem đến sự vui tươi, phấn khởi cho những cô những cậu học trò khi được đến với kì nghỉ dài ngày. Niềm vui, họ sẽ mang đi, còn nỗi buồn chia ly sẽ gửi lại cho phượng. Mượn đó mà thiêu đốt, cháy sáng mãi suốt mùa hè dài đằng đẵng. Mượn đó mà phượng trở thành người gác trường thầm lặng. Mỗi năm, khi hoa phượng nở, em lại có rất nhiều cảm xúc đan xen khó tả. Nhưng dù là vui hay buồn đi chăng nữa thì em vẫn yêu phượng vĩ vô cùng. Đối với em, nó chính là hoàng hậu của mùa hè.
đây bạn nhé
Những thông tin này lúc chi tiết là copy mạng, lúc viết ít là mik viết có một số nhân vật mình quên thông tin với cả là mình cũng không biết diên đạt ntn. Mình đã xem rất nhiều, tìm hiểu rất kĩ từ lâu rồi nên cũng không nhớ lắm.
1. mình
2. Có 2 vế câu, nối với nhau bằng cách thay thế từ ngữ và dùng dấu phẩy
3. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
4. hãnh diện
- Em luôn hãnh diện vì những gì mình đã làm được khi còn là một cô bé 5 tuổi.
\(#CongChuaAnna\)
Viết tiếp lời cho câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc nhầm lẫn tỏ tình yêu thương đọc sách thông qua đó cười gì trách nhiệm với bản thân gia đình xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc tình yêu thương tình yêu tổ quốc
Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ nhiều tầng xoè tán chùm bóng mát cả một khoảng sân trường rộng cho chúng tôi vui chơi giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng. Lại gần cây bàng tròn, thẳng mầu nâu sẫm như dãi giầu qua nhiều năm tháng. Cây bàng là một loại cây rất nhậy cảm với sự thay đổi của bốn mùa. Nhìn lá bàng người ta có thể nhận biết chính xác các mùa trong năm.
Vào mùa thu, khi tiết trời se lạnh những chiếc lá bàng to như hai bàn tay người lớn vốn màu xanh đâm chuyển sang mầu vàng gạch quăn dần mép lá rồi vồng lên như hình mo cau. Lúc này nó đó biến sang mầu đỏ tía và khi những chị gió thu tinh nghịch thổi đến nó vội vã bứt ra khỏi cành chao liệng giữa không trung i hệt những cánh tay vẫy chào tạm biệt nơi đã sinh ra mình. Nhìn những chiếc lá bàng nằm trải dài trên sân trường trông mới tuyệt làm sao!
Cứ thế, những chiếc lá bàng chuyển dần mầu sắc cho đến khi những cơn gió lạnh buốt từ phương Bắc tràn về thì cây bàng không còn một chiếc lá nào nữa. Còn lại những cành trơ trụi trông có vẻ khẳng khiu gông mình chịu đựng cái rét lạnh buốt của mùa đông nhưng trong những cành khẳng khiu ấy vẫn trần trề nhựa sống.
Rồi tiết trời như ấm lại, xuân đã về. Chỉ một tuần thôi thì những trồi non xanh li ti đã điểm hết những cành to, cành nhỏ. Thoáng cái đã thấy mầu xanh non bao phủ lấy toàn thân cây và chuyển dần sang mầu xanh đậm. Những chiếc lá của tầng thấp, tầng cao phát triển nhanh đến kì lạ. Từ bé bằng bàn tay trẻ nhỏ mà nay đã phè phè như cái quạt mo.
Cho đến khi mùa hạ về, lá vàng rợp mát cả một khoảng sân và đây là thời điểm mà tụi nhỏ chúng tôi tụm năm tụm bẩy vui đùa nhảy nhót hết sức thỏa mái vào những giờ chơi dưới gốc bàng mát rượi thân yêu này. Bàng còn là nơi gọi chim về tụ hội ca hát nhảy múa trong vòm lá. Càng tô điểm cho cây vẻ đẹp mĩ miều.
Tụi nhỏ chúng tôi yêu cây bàng này lắm bởi nó đã gắn bó với ngôi trường tôi. Nó còn là nơi chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của chúng tôi. Dù mai này có phải xa mái trường, xa cây bàng yêu dấu này thì hình ảnh về cây bàng mãi mãi in đậm trong tâm trí tôi.
Mẫu 1(Tham khảo)
I. Mở bài: Giới thiệu cây bàng:
– Sân trường rộng, rợp mát bóng cây,... thế nhưng, gắn bó nhất vẫn là cây bàng ở góc sân.
– Cây bàng không biết trồng tự bao giờ mà đã cao ngang tầng 4 khu nhà tầng.
II. Thân bài:
1. Tả cây bàng mùa thu:
– Cây um tùm lá, đủ màu: lá xanh thẫm, lá ngả vàng, có cái lá đỏ như màu đồng.
– Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp giữa vòm lá; có quả rụng lăn lóc trên mặt đất.
– Mới sau khai giảng, bài vở chưa nhiều, lũ học trò túm tụm dưới gốc cây.
2. Tả cây bàng mùa đông:
– Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi; những cái u trên thân trơ ra.
– Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám.
– Vài cái lá đỏ còn sót lại vẫy vẫy trong gió.
– Học trò tránh rét, đến trường vào ngay lớp học, cây bàng buồn.
3. Tả cây bàng mùa xuân:
– Gió đông ấm dần, xuân về.
– Một sáng, trên cây lấm tấm những chồi non hồng như ngọn lửa.
– Bỗng một hai hôm sau, cả cây xoè nở những cái lá non tí xíu, mơn mởn
– Rồi cả cây xanh mượt màu lá. Lũ học trò ngỡ ngàng.
4. Tả cây bàng mùa hè:
– Cây như cái ô khổng lồ, xanh um.
– Lá bàng xanh thẫm, dày; hoa bàng trắng li ti.
- Bàng ra quả.
– Học trò về nghỉ hè.
III. Kết bài:
– Cây bàng là bạn của học sinh.
– Sân trường và cây bàng là hình ảnh đẹp của tuổi thơ.
Mẫu 2 ( Tham khảo)
I. Mở bài: Giới thiệu cây bàng mà em muốn miêu tả.
+ Cây bàng đó được trồng ở đâu trên sân trường?
+ Cây năm nay đã bao nhiêu tuổi? Đã gắn bó được bao lâu với ngôi trường và các thế hệ học sinh?
II. Thân bài: Miêu tả cây bàng:
+ Cây bàng cao bao nhiêu mét? (có thể so sánh với các ngôi nhà, hàng rào, cột đèn điện…)
+ Thân cây có kích thước như thế nào? Mọc thẳng lên trời hay nghiêng sang một hướng bất kì?
+ Lớp vỏ trên thân cây có màu sắc gì? Có đặc điểm ra sao? Khi chạm vào có cảm giác gì?
+ Cây gồm có bao nhiêu cành chính (mọc trực tiếp từ thân cây)? Kích thước và độ dài của cành?
+ Cây có nhiều cành phụ hay không? Kích thước và độ dài của các cành con?
+ Lá bàng có hình gì? Kích thước và độ dày của lá? Màu sắc của lá thay đổi như thế nào qua các mùa?
+ Cây bàng vào mùa thu đông có gì khác cây bàng vào mùa xuân, mùa hạ? Sự khác biệt đó giúp cây bàng có đặc điểm gì thu hút học sinh?
III. Kết bài: : Tình cảm của em dành cho cây bàng
+ Em thường cùng các bạn làm gì dưới bóng mát cây bàng?
+ Em có hành động gì giúp bảo vệ cây?
Sau đây là 2 dàn ý mình tham khảo được, bạn dựa theo cái dàn ý này để viết nhé
Nhìn thấy cây trong vườn, tôi cảm nhận được sự yên bình mà chúng mang lại cho không gian xung quanh.
Nhìn những cây trong vườn, khi cành cây mẹ, giang tay che chắn cho những nhánh cây non, trái tim tôi bình yên, ấm áp đến lạ thường.
A. Ông lão ăn xin rên rỉ cầu xin cứu giúp
Chủ ngữ: Ông lão ăn xin
Câu hỏi cho chủ ngữ: Ai rên rỉ cầu xin cứu giúp?
B. Tôi chạy nhanh hơn Lan
Chủ ngữ: Tôi
Câu hỏi cho chủ ngữ: Ai chạy nhanh hơn Lan?
C. Con chim kêu "túc...túc..." không ngớt
Chủ ngữ: Con chim
Câu hỏi cho chủ ngữ: Ai kêu "túc...túc..." không ngớt?
Thời gian "Vào ngày mai, lớp tôi sẽ có bài kiểm tra môn Toán" hoặc nơi chốn:"Ngoài vườn, trăm hoa đua nhau nở rộ"
Kết thúc câu kể
\(#CongChuaAnna\)
kết thúc câu kể nha