K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:“ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau....
Đọc tiếp

Câu 1:

“ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm...”

                                                                                                                                                                     (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Xác định thể loại của văn bản có đoạn trích trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

b. Đặt 1 câu nêu nội dung chính của đoạn trích rồi phân tích các thành phần của câu đó.

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

d. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ?

Câu 2: a. Chép chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.

b. Em hãy đặt một câu trần thuật đơn giới thiệu về hình ảnh Lượm và phân tích cấu tạo của câu

. Câu 3 : Cho câu văn sau: ‘‘Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, chỉ rõ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4: Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả một vật nuôi mà em yêu quý, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có là ( gạch chân và chỉ rõ)

1
4 tháng 8 2020
  • trangtrangks
  • 01/06/2020

Câu 1 .Tác dụng phép lặp từ.

Tác dụng của phép miêu tả.

Câu 2 .

Các trạng từ là:

+ Dưới bóng tre của ngàn xưa.->Nơi chốn

+ Dưới bóng tre xanh.->Chỉ nơi chốn

+ Đời đời kiếp kiếp.->TN chỉ tời gian

* Tác dụng

- Xác định thời gian: đời đời, kiếp kiếp

-Xác định nơi chốn địa điểm

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau....
Đọc tiếp

Câu 1:

“ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm...”

                                                                                                                                                              (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Xác định thể loại của văn bản có đoạn trích trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

b. Đặt 1 câu nêu nội dung chính của đoạn trích rồi phân tích các thành phần của câu đó.

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

d. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ?

Câu 2: a. Chép chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.

b. Em hãy đặt một câu trần thuật đơn giới thiệu về hình ảnh Lượm và phân tích cấu tạo của câu.

Câu 3 : Cho câu văn sau: ‘‘Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, chỉ rõ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4: Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả một vật nuôi mà em yêu quý, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có là ( gạch chân và chỉ rõ)

1
4 tháng 8 2020

Câu 1:

a) - Đoạn văn trên được trích trong văn bản "Cây tre Việt Nam" của tác giả Thép Mới.

    - Văn bản thuộc thể loại kí.

    - Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Bài "Cây tre Việt Nam" là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta.

b) Tre / mang lại cho con người vô vàn lợi ích.
    CN                           VN

c) Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa trong câu "Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp". Việc sử dụng biện pháp tu từ này nhằm nhấn mạnh sự gắn bó lâu đời của tre - người bạn thân của nông dân Việt Nam với đời sống của nhân. Ngoài ra, Thép Mới còn sử dụng biện pháp nghệ thuật này trong câu văn "Tre là cánh tay của người nông dân". Tác giả ví "tre" là "cánh tay của người nông dân". Cách so sánh bằng được dùng giúp cho bạn đọc hiểu được vai tro quan trọng, to lớn của tre với nông dân Việt Nam.

d) Để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, em cần:

    + Không vứt rác bừa bãi

    + Tuyên truyền với mọi người không chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, trái phép

    ...

Câu 2:

a) Ngày Huế đổ máu
    Chú Hà Nội về
    Tình cờ chú, cháu
    Gặp nhau Hàng Bè

    Chú bé loắt choắt
    Cái sắc xinh xinh
    Cái chân thoăn thoắt
    Cái đầu nghênh nghênh

b) Lượm / là một chú bé liên lạc dũng cảm và gan dạ.
      CN                                   VN

Câu 3:

a) Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: nhân hóa sự vật "tre" với động từ "giữ"

b) Việc sử dụng biện pháp nhân hóa nhằm nhấn mạnh vai trò hữu ích của tre đối với những người nông dân Việt Nam. Tre như một người lính dũng cảm đứng hiên ngang ở đầu làng bảo vệ làng xóm, chăm đồng lúa chín, canh giữ nước nhà. Biện pháp tu từ độc đáo này đã giúp cho hình ảnh cây tre hiện lên trong tâm trí người đọc một cách sâu sắc và đẹp nhất. Tre chính là biểu tượng tuyệt đẹp của đất nước Việt Nam ta từ xưa cho tới tận ngày nay.

Câu 4: (bạn có thể viết thêm nhé)

Mun / là tên của chú chó nhà em. Nó / đã gắn bó với gia đình trong suốt gần 2 năm qua. Nó / khoác trên mình bộ lông màu vàng tuyệt
 CN                  VN                         CN                                     VN                                        CN                              VN
đẹp. Bộ lông ấy mềm, mượt, khiến em cứ mê mẩn vuốt ve chú cún mãi! Cái đuôi của Mun cứ suốt ngày ve vẩy một cách nhẹ nhàng. Mỗi khi em đi học về, chó Mun lại chạy ra ríu rít lấy chân em. Cái đuôi lúc đó lại ngoe nguẩy liên tục. Nghĩ lại mà thấy đáng yêu làm sao... 

Câu 1:: Cho câu thơ sau:“Rồi Bác đi dém chăn”(Trích: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ)a, Em hãy chép 7 câu thơ tiếp theo và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.b, Chỉ ra biện pháp tu từ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. Cho biết cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ. Xác định kiểu câu phân theo cấu tạo. a, Tre trông thanh cao, giản...
Đọc tiếp

Câu 1:: Cho câu thơ sau:

“Rồi Bác đi dém chăn”

(Trích: “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ)

a, Em hãy chép 7 câu thơ tiếp theo và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

b, Chỉ ra biện pháp tu từ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?

Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau. Cho biết cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ. Xác định kiểu câu phân theo cấu tạo.

a, Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

b, Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

c, Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

Câu 3: Chỉ ra lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng:

a, Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài.

b, Dế Mèn – nhân vật chính trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

c, Thông qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, đã cho ta thấy cảnh bình minh trên đảo Cô Tô thật đẹp biết bao! 

1
31 tháng 7 2020

Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Hcst : bài thơ được viết năm 1951 trong khi Đảng ta đang thực hiện chiến dịch biên giới.

b) Bạn tham khảo bài làm của mình tại link sau :

https://olm.vn/hoi-dap/detail/258922213486.html

Hoặc  vào Thống Kê Hỏi Đáp của mình bấm vào link

Câu hỏi của Phạm thuỳ Duyên - Ngữ Văn lớp 6 - Học toán với OnlineMath

Câu 2 :

a, Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

CN : tre          Cấu tạo : DT

VN :trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.        Cấu tạo : CTT

b, Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

CN :Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô               Cấu tạo :  CDT

VN :là một ngày trong trẻo, sáng sủa.      Cấu tạo :  CDT

c, Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam.

CN : Cây tre                 Cấu  tạo : DT

VN :là người bạn thân của nông dân Việt Nam.                  Cấu tạo : CDT

Câu 3 :

a) Thiếu Chủ Ngữ 

sửa lại:

Truyện  “Dế Mèn phiêu lưu kí” của tác giả Tô Hoài.

b) Đúng

c) Thiếu chủ ngữ

sửa lại :

Thông qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắc,văn bản ''Cô Tô '' đã cho ta thấy cảnh bình minh trên đảo Cô Tô thật đẹp biết bao! 

28 tháng 7 2020

Đoạn thơ không có mắc lỗi lặt từ vì :

Tác giả đã dùng điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ

28 tháng 7 2020

Trả lời: Đoạn thơ trên có lỗi lặp từ

Đó là tù "vì" được lặp lại 3 lần

Học Tốt

28 tháng 7 2020

a. bau troi rong lon;b.hom nay toi rat den dui;mua dong rat lanh leo

28 tháng 7 2020

1. khu vườn này thật rộng lớn / phòng của huy thật rộng rãi

2. nước da đen đúa / hôm nay huy thật đen đủi

3. ngôi nhà này thật lạnh lẽo / cậu ấy thật lạnh lùng

4. nơi đây thật thanh bình / ông ấy chết một cách thanh thản 

29 tháng 7 2020

Điều em cảm thấy vui nhất : Vì có những người bạn thân luôn hiểu em luôn giúp đỡ em rất nhiều trong học tập

7 tháng 7 2020

mik chơi Lazi nek!

Nguyễn Linh nha bạn!!!

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.

Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.

Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm.

Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.

Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối bởi dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng.

Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị.

Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.

Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.

Chúc bạn học tốt!!!

19 tháng 7 2020

-ND: Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,đồng thời là tình cảm kính yêu, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

-Nghệ thuật : + Thể thơ 5  chữ , có vần liền.

                      + Lối kể chuyện kết hợp với miêu tả , biểu cảm một cách hợp lí .

                       +Sử dụng nhiều chi tiết giản dị , chân thực và cảm động.

19 tháng 7 2020

Thank!

29 tháng 6 2020

Bài làm:

Mùa đông đi qua nhường chỗ cho nàng xuân xinh đẹp bước tới thổi một cái hồn tươi trẻ vào vạn vật trên khắp thế gian. Cả đất trời như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, ngỡ ngàng rằng xuân đã đến từ lúc nào. Ta nghe trong gió thấy tiếng chim ca, thoang thoảng mùi hương của trăm hoa đang khoe sắc. Và ở đâu đó, trong xa thẳm, những chồi non đang vươn mình cựa quậy rất khẽ. Trùm lên bức tranh xuân tươi mới ấy là một làn mưa xuân mỏng li ti. Những cơn mưa không đủ làm ướt áo, ướt đầu là một nét đẹp rất riêng cho mùa xuân phương Bắc.

Những ai đã từng cảm nhận không khí mùa xuân phương Bắc mà không trót yêu những cơn mưa xuân? Mưa xuân rơi lất phất, hạt mưa như những hạt bụi bay trong không khí. Chính vì thế mà mưa xuân còn được gọi là mưa bụi. Mưa xuân mang theo cái ẩm ướt hòa quyện cùng sự ấm áp. Người ta yêu mưa xuân bởi sự nhẹ nhàng, dịu êm của nó, chẳng hề ồn ào, vội vã, dầm dề như những cơn mưa mùa hạ hay mang theo cái lạnh tê tái như hàng ngàn mũi kim đâm vào da thịt của cơn mưa mùa đông. Mưa giăng mắc trong không gian, mưa làm thắm hồng những cành đào rực rỡ trong ngày Tết, mưa đọng lại trên cánh hoa, vương trên những ngọn cỏ, những lộc non xanh biếc. Mưa xuân làm cho vạn vật thêm tinh khôi, tươi mới, lòng người say mê rạo rực, bồi hồi xôn xao khi đón một mùa xuân mới của đất trời. Ngoài đồng, những cây mạ non được mưa xuân tắm táp đang tranh thủ đón lấy những gì tinh túy nhất của đất trời. Và sẽ thế nào nếu mùa xuân phương Bắc là cái nắng gay gắt mà không phải những cơn mưa xuân lất phất kia? Thiếu những cơn mưa nhẹ nhàng ấy, mùa xuân cũng sẽ không thể trọn vẹn. Lòng người ngóng đợi mùa xuân, đồng thời cũng trông chờ những cơn mưa xuân như những đứa trẻ mong đợi lì xì vậy. Dưới tiết trời chỉ se se lạnh, dưới những cơn mưa xuân bay lất phất, người người đi dạo phố để chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Mưa vương vấn trên tà áo của các bà, các mẹ đi chợ Tết, bám trên mái tóc đen dài óng ả của cô thiếu nữ đi hái lộc đầu năm. Người ta không trốn tránh cơn mưa mà giơ tay ra để hứng mưa trên lòng bàn tay, cảm nhận những hạt mưa li ti đem theo sức sống của mùa xuân. Ngoài trời mưa xuân đang rơi, trong bếp, nồi bánh chưng đang ánh lên ngọn lửa ấm áp, cả gia đình đoàn tụ bên mâm cơm sum vầy, và khúc hát quen thuộc lại vang lên làm bao người náo nức: “Xuân xuân ơi xuân đã về”.

Cùng với cánh én chao liệng trên bầu trời xanh, hoa đào, hoa mai khoe sắc thắm, màu đỏ rực rõ của phong bao lì xì và nụ cười hồn nhiên của em thơ khi được may quần áo mới, những cơn mưa xuân đang tô điểm, làm đẹp thêm cho mùa xuân của thiên nhiên, của lòng người. Mưa xuân cũng gieo vào lòng người biết bao niềm vui và hi vọng mới, nhìn ngoài trời mưa bụi bay, nhưng sao tâm hồn ta lại xốn xang đến lạ?

Học tốT!!!!

29 tháng 6 2020

Miền Bắc có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa lại mang một đặc điểm riêng khác biệt. Những cơn mưa theo mùa cũng vì đó mà chẳng giống nhau. Nhưng nhắc đến mưa, chắc hẳn ai cũng yêu những cơn mưa xuân hơn cả.

Những hạt mưa mùa xuân mỏng tang, nhỏ xíu may mắn rơi xuống không gian. Mưa rơi lất phất, nghiêng nghiêng như muốn làm chênh vênh cả không gian ướt nhòe. Mưa xuân khác mưa hè ở điểm đó, mưa mùa hạ là mưa rào, hạt mưa lăn, ào ào thô bạo rọi thẳng xuống mặt đất. Mưa xuân cũng khác hẳn mưa phùn gió bấc mùa đông, nó mang theo hơi ẩm cùng tiết trời ấm áp quyện trong gió chứ không phải những mũi kim châm tê tái da người. Những đợt mưa xuân rơi vội vàng nhưng không làm ướt áo của những người đang lang thang trên phố. Cũng bởi thế, mưa xuân không làm con ngõ đọng nước như mưa rào mùa hạ mà chỉ ẩm ướt, nhớp nháp bám dính vào gót dép. Tôi khẽ ngửa mặt lên trời để mặc cho hạt mưa lấm tấm rơi trên mặt, buồn buồn như có hàng chục cậu bé con đang nhảy nhót trên da vậy.

Mưa xuân không ào ạt, sôi nổi, nó chỉ lất phất nhưng dai dẳng từ ngày này qua ngày khác, có khi đến hàng tuần liền vẫn không thôi. Nếu mưa phùn mùa đông khiến ta có cảm giác mọi vật xung quanh đang gắng co nhỏ lại để trốn cái lạnh khắc nghiệt thì mưa xuân lại kêu gọi vạn vật lột bỏ cái vỏ thô cứng. Trên cây, từng chồi non bắt đầu nhú ra, nõn nà mơn mởn. Ngoài đồng, dẫu vẫn đang ngày Tết nhưng các cô bác nông dân đã ra đồng để “tranh thủ” điều kì diệu mà mưa xuân mang lại. Những bãi mạ xanh rờn, những hàng lúa đều tăm tắp cứ dần lấp kín thửa ruộng. Nhìn những hạt mưa xinh xắn kết tự trên nhành lá, lòng người ai cũng mơ màng nghĩ đến ngày mai ruộng đồng sẽ xanh mướt màu xanh của lúa dậy thì con gái. Chỉ riêng một điều ít ai để ý: trên mái tóc của mẹ, trên mái tóc của cha, hạt mưa xuân lấm tấm như những hạt muối tiêu gọi những sợi bạc lên màu.

Mưa mùa xuân mong manh, dịu dàng mà mang trong mình sức mạnh thật kì diệu. Ta yêu mưa xuân có lẽ cũng bởi những điều đó.