Trong đoạn văn dưới đây, cum từ "con đường này" dùng để thay thế cho từ cụm từ nào?
"Dẫu là anh em, chị em sinh đôi, khuôn mặt giống nhau như hai giọt nước thì đường đời của từng người cũng vẫn khác nhau. Con đường này vô hình, không thể vẽ ra giấy, không tính được bằng những đơn vị đo thông thường, không tạo nên bằng các vật liệu xây dưng mà người ta thường dùng cho những con đường chúng ta đi lại hàng ngày
K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhạc Trịnh Công Sơn, đặc biệt là dòng ca khúc viết về tình yêu và thân phận, hầu như ca khúc nào cũng có những ca từ lạ lùng, khó hiểu, làm cho người nghe nhạc phải hao tốn nhiều công sức nếu muốn hiểu hết từng câu chữ. Âm nhạc của Trịnh tuy đơn giản về nhạc lý, trình diễn mộc mạc, dễ khiến người nghe đồng cảm và rung động, nhưng để hiểu thấu được lại là một hành trình dường như không có hồi kết, bởi sự đa tầng đa nghĩa của lời ca, sự lồng ghép khéo léo các triết lý thâm sâu và sự kết hợp “lạ đời” của ngôn từ đôi khi bộc phát từ tiềm thức, mà chính bản thân nhạc sĩ cũng cảm thấy khó để giải thích cho cặn kẽ. Trong một lần được hỏi về ý nghĩa ca từ trong ca khúc “Một Cõi Đi Về”, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói:
“Đây là một bài hát rất lạ, thực sự không dễ hiểu vì có những câu trong bài hát bản thân tôi cũng thấy khó giải thích. Viết thì viết vậy nhưng để giải thích thật rõ ràng thật khó. Khi tôi gặp không ít người dù họ học ít nhưng họ lại thích, hỏi họ có hiểu không, họ trả lời là không hiểu nhưng cảm nhận được có một cái gì đó ở bên trong. Khi nghe, khi hát lên có một điều gì đó chạm đến trái tim mình. Tôi nghĩ trong nghệ thuật điều quan trọng nhất là làm thế nào để mở ra một con đường ngắn nhất đi từ trái tim đến trái tim của người khác mà không cần cắt nghĩa gì thêm.”
Nhiều lần khác, khi những bạn bè xung quanh hỏi về một ca từ ẩn mật nào đó trong các ca khúc, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chỉ mỉm cười không trả lời hoặc thoái thác một cách bí hiểm. Dường như để cắt nghĩa cho rõ ca từ đó, nhạc sĩ sẽ phải kể lại những câu chuyện riêng tư cá nhân mà bản thân ông muốn giữ kín cho riêng mình. Trong số này, có thể kể đến những ca khúc viết cho nàng Dao Ánh. Phải đến tận 10 năm sau ngày mất của Trịnh Công Sơn, khi 300 bức tình của ông gửi người đẹp này được công bố, công chúng yêu nhạc Trịnh mới hiểu rõ “nguồn gốc” của những ca từ bí hiểm đó.
Trong khuôn khổ bài viết này, xin phép được ghi lại một vài câu chuyện thú vị xoay quanh những ca từ “bí hiểm”