MẸ CON CÁ CHUỐI
Bơi càng gần lên mặt ao, thấy nước càng nóng. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre. Trời bức bối, ngột ngạt. Lắm lúc, Chuối mẹ chỉ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng nghĩ đến đàn con đang đói , chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ đã gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ Chuối mẹ đoán chắc là có tổ Kiến gần đó, Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hập. Hơi nước, hơi lá ải cùng với mùi tanh trên mình Chuối mẹ bốc ra làm bọn Kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng rủ nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dẫm về phía có mùi cá.
Đầu tiên cá Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, sau rồi đau nhói trên da thịt. Biết kiến kéo đến đã đông, Chuối mẹ liền lấy đà quẫy mạnh, rồi nhảy tùm xuống nước. Bọn Kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn Chuối con ùa lại tranh nhau đớp tới tấp. Thế là đàn Chuối con được một mẻ no nê. Chuối mẹ bơi quanh nhìn đàn con đớp mồi, vui quá nên quên cả những chỗ đau vì bị Kiến đốt.
Xuân Quỳnh
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Cá Chuối mẹ tìm cách vào bờ, rạch lên chân khóm tre để làm gì?
A. Để tìm cách kiếm mồi cho các con ăn B. Để tránh cái nóng ngột ngạt, bức bối
C. Tìm chỗ mát cho các con đến nghỉ D. Để kiếm thức ăn cho mình.
Câu 2: Chuối mẹ kiếm mồi bằng cách nào?
A. Dùng mồi nhử kiến đến. B. Dùng chính thân mình để nhử kiến.
C. Dùng bẫy để nhử kiến. D. Dùng khóm tre để nhử kiến đến.
Câu 3: Tại sao cá Chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình?
A. Vì cá Chuối mẹ không tìm được thức ăn cho con. .
B. Vì cá Chuối mẹ không tìm được hướng bơi vào bờ.
C. Vì bọn kiến lửa bò đầy mình, chúng coi cá Chuối mẹ là một miếng mồi.
D. Vì cá Chuối mẹ giả vờ chết nằm im không động đậy.
Câu 4: Nối tên con vật ở cột A gắn với hoạt động ở cột B cho phù hợp:
A
|
B
|
a. Chuối mẹ
|
1. kéo đến đã đông
|
|
2. bơi sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre
|
b. Bọn Kiến
|
3. không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao
|
|
4. giả vờ chết, nằm im không động đậy
|
Câu 5: Vì sao Chuối mẹ quên cả những chỗ đau khi bị Kiến đốt?
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 6: Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Câu 7: Hoạt động nào được gọi là "du lịch". Điền Đ/S vào ô trống:
a. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. ☐
b. Đi làm việc xa nhà một thời gian. ☐
Câu 8 Gạch chân dưới trạng ngữ có trong câu: “ Những đêm không ngủ được, mẹ lại nghĩ về các anh.” Trạng ngữ trên là:
A Trạng ngữ chỉ thời gian. B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ mục đích
Câu 9: Trong câu: “Ngoài vườn, hoa nở vàng rực, chim hót líu lo.” có mấy động từ?
Có……động từ. Đó là:…………………………………………………………………………..
Câu 10: Em hãy đặt một câu khiến để mượn đồ dùng học tập của bạn.
..........................................................................................................................................................................
Trong thời đại 4.0 hiện nay, giới trẻ đang đối mặt với sự tranh đấu giữa lối sống nhanh và sống chậm. Lối sống nhanh thường được định nghĩa bằng sự hối hả, cạnh tranh và áp đặt của công nghệ. Đây là thế giới của thông tin nhanh chóng, cuộc sống với những thách thức và cơ hội không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, lối sống chậm lại là một sự phản kháng, một lối đi dành cho những ai muốn tìm lại sự bình yên và ý nghĩa trong cuộc sống. Đó là việc tận hưởng từng khoảnh khắc, đặt ra những mục tiêu rõ ràng và tập trung vào chất lượng hơn là số lượng.
Sống nhanh mang lại sự hứng thú và hồi hộp, nhưng nó cũng dễ dẫn đến căng thẳng và mất cân bằng. Trong khi đó, sống chậm là cơ hội để ta nắm bắt ý nghĩa thực sự của cuộc sống và tận hưởng sự hiện diện của mình trong thế giới này.
Với sự phát triển của công nghệ, việc kết hợp giữa lối sống nhanh và chậm là điều khả thi. Giới trẻ có thể sử dụng công nghệ để tối ưu hóa thời gian và năng lượng, đồng thời dành thời gian cho bản thân và gia đình, tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong cuộc sống.
Trong thời đại 4.0, việc sống nhanh và sống chậm đều mang lại những trải nghiệm và giá trị riêng. Quan trọng là biết cân nhắc và lựa chọn lối sống phù hợp với bản thân, để có một cuộc sống đầy ý nghĩa và hạnh phúc.