K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4

Olm chào em, khi em hết hạn vip thì dữ liệu cá nhân của em vẫn còn. Em chỉ không còn quyền sử dụng toàn bộ học liệu của Olm thôi em nhé. Con các thông tin cá nhân của em thì vẫn được giữ nguyên. Cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm.

11 tháng 4

Ai yêu Việt Nam thì comment

11 tháng 4

Qua bài thơ "Mẹ ốm" của Trần Đăng Khoa, tác giả muốn gửi gắm thông điệp sâu sắc về tình yêu thương, sự hiếu thảo và lòng biết ơn đối với mẹ. Hình ảnh người mẹ trong bài thơ được khắc hoạ với bao vất vả, hy sinh vì gia đình, nhưng khi mẹ ốm, sự lo lắng, xót xa lại hiện rõ trong lòng người con. Qua những cảm xúc chân thành ấy, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của tình mẫu tử - một tình cảm thiêng liêng, bất biến trong cuộc đời mỗi con người. Bài thơ còn nhắc nhở chúng ta hãy trân trọng, yêu thương và chăm sóc mẹ khi còn có thể, bởi mẹ là nguồn cội, là điểm tựa vững chắc trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tác giả cũng gửi gắm một bài học nhân văn, khuyến khích mỗi người biết sống tình cảm, sẻ chia và thấu hiểu. Thông qua ngôn từ giản dị nhưng giàu cảm xúc, bài thơ chạm đến trái tim người đọc, khơi dậy những cảm xúc sâu lắng về gia đình. "Mẹ ốm" thực sự là lời nhắc nhở ý nghĩa về giá trị của tình yêu và lòng biết ơn đối với mẹ.

11 tháng 4

Trong Tiếng Anh, so sánh hơn là so sánh giữa hai nhân vật, hai sự vật, hai đồ vật hay hai thứ nào đấy có tính chất tương đồng hoặc có tác dụng giống nhau. Còn so sánh nhất là so sánh ba thứ trở lên, có tác dụng gần giống so sánh hơn.

9 tháng 4

ĐỀ 1: Thái độ đối với người khuyết tật

I. MỞ BÀI

  • Giới thiệu vấn đề: Trong xã hội, người khuyết tật là những người gặp khó khăn trong cuộc sống.
  • Nêu ý kiến: Cần có thái độ yêu thương, tôn trọng, và giúp đỡ người khuyết tật.

II. THÂN BÀI

1. Giải thích vấn đề

  • Người khuyết tật: là những người bị khiếm khuyết về cơ thể hoặc tinh thần.
  • Họ vẫn có ước mơ, nghị lực, tài năng và khát khao được sống có ích.

2. Thái độ đúng đắn

  • Tôn trọng: Không kì thị hay phân biệt đối xử.
  • Yêu thương, sẻ chia: Quan tâm, động viên, giúp đỡ họ trong khả năng có thể.
  • Công nhận năng lực: Tạo điều kiện để họ phát huy tài năng, tham gia các hoạt động xã hội.

3. Ý nghĩa của thái độ đúng đắn

  • Giúp người khuyết tật có thêm niềm tin vào cuộc sống.
  • Thể hiện lòng nhân ái, tinh thần nhân văn của mỗi con người.
  • Góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.

4. Phê phán thái độ sai

  • Coi thường, trêu chọc, phân biệt, xa lánh → Vô cảm, thiếu tình người.

5. Liên hệ bản thân

  • Luôn sẵn sàng giúp đỡ người khuyết tật, không cười chê hay coi thường.

III. KẾT BÀI

  • Khẳng định: Thái độ đúng đắn với người khuyết tật là điều cần thiết.
  • Kêu gọi: Mỗi người hãy mở rộng tấm lòng và hành động thiết thực để yêu thương và chia sẻ.

ĐỀ 2: Hiện tượng bạo lực học đường

I. MỞ BÀI

  • Giới thiệu vấn đề: Bạo lực học đường đang là một hiện tượng đáng lo ngại trong môi trường giáo dục hiện nay.
  • Nêu ý kiến: Cần lên án và tìm cách ngăn chặn bạo lực học đường.

II. THÂN BÀI

1. Giải thích hiện tượng

  • Bạo lực học đường: Là hành vi dùng lời nói, hành động làm tổn thương bạn bè, thầy cô, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập.
  • Ví dụ: đánh nhau, bắt nạt, xúc phạm qua mạng xã hội,...

2. Nguyên nhân

  • Gia đình thiếu quan tâm, giáo dục không đúng cách.
  • Ảnh hưởng từ phim ảnh, trò chơi bạo lực.
  • Nhà trường thiếu giám sát, xử lý chưa nghiêm.
  • Một số học sinh thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc.

3. Hậu quả

  • Gây tổn thương về thể chất và tinh thần cho nạn nhân.
  • Mất đoàn kết trong trường lớp.
  • Làm xấu hình ảnh học sinh, ảnh hưởng môi trường giáo dục.

4. Biện pháp khắc phục

  • Gia đình và nhà trường cần phối hợp giáo dục đạo đức.
  • Tăng cường kỹ năng sống, kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh.
  • Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi bạo lực.
  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức học sinh về yêu thương, đoàn kết.

5. Liên hệ bản thân

  • Không tham gia hoặc làm ngơ trước bạo lực học đường.
  • Biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè, sống chan hòa, tích cực.

III. KẾT BÀI

  • Khẳng định: Bạo lực học đường là hiện tượng tiêu cực cần được loại bỏ.
  • Kêu gọi: Mỗi học sinh hãy sống yêu thương và cư xử đúng mực trong môi trường học đường.
9 tháng 4

Sau khi lấy ra hai lần, số xăng còn lại trong thùng là:

`1-3/10-2/5=10/10-3/10-4/10=3/10(` phần `)`

Trong thùng còn lại số `l` xăng là:

`60 . 3/10=18(l)`

Đáp số: `18l` xăng

8 tháng 4

A/MB

Giới thiệu khái quát vấn đề cần trình bày

B/TB

1)Khái niệm: Việc trồng cây xanh là gì?

2) Biểu hiện của người có ý thức trồng cây(không quan trọng nêu chung chung cũng được)

3) Ý nghĩa, vai trò của việc trồng cây xanh( giống như nêu sự cần thiết í)

- Đvới cá nhân:

+ trở nên có ý thức hơn

+ được mọi người yêu quí tôn trọng kính mến

-Đvới xã hội:

+ Văn minh hơn

+ Tốt đẹp và tươi sáng hơn

-Đvới thiên nhiên:

+ Trong lành hơn

+ Tạo bóng mắt là đẹp môi trường, nâng cao thẩm mỹ môi trường

+ giúp điều hòa khí hậu khiến cho bầu không khí trở nên thanh sạch, trong lành, giảm bớt nóng bức, ô nhiễm...

4) BL,MR,PĐ: Nêu một số đối tượng không nhận ra được tầm quan trọng của việc trồng cây

5) LHBT:

- Nhận thức: Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc trồng cây

- Hành động: Nêu ra những hành động cụ thể phù hợp với bản thân và lành mạnh với môi trường

C/KB

Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề được đưa ra và nêu khái quát suy nghĩ của em và vấn đề

VD: Như vậy việc trồng cây xanh đã đang và sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta ngày nay


8 tháng 4

1. Mở bài : Giới thiệu 2. Thân bài : Ý kiến 3. Kết bài : Kết luận Đơn giản lắm

7 tháng 4

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!


7 tháng 4

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!


7 tháng 4

-16 x (-0,125) x (-0,5)

= 2 x (-0,5)

= - 1


VM
3 tháng 4

Câu chuyện Cây Vú Sữa – Lời kể của cậu bé

Ngày xưa, trong một ngôi làng nhỏ, có một cậu bé sống cùng mẹ. Mẹ rất yêu thương cậu, lo cho cậu từng miếng ăn, giấc ngủ. Nhưng cậu bé lại ham chơi, chẳng chịu nghe lời. Một ngày nọ, vì giận mẹ mắng, cậu bé bỏ nhà ra đi, lang thang đến những vùng đất xa lạ.

Thời gian trôi qua, cậu bé lớn lên, nhưng lòng lúc nào cũng nhớ về mẹ. Nhớ những ngày mẹ ôm ấp, nhớ những bữa cơm mẹ nấu. Cậu hối hận vô cùng, quyết định trở về nhà. Nhưng khi về đến nơi, ngôi nhà cũ đã không còn, mẹ cũng chẳng còn ở đó. Chỉ còn một cái cây lạ, tán lá xanh mát, quả tròn căng, da xanh mịn.

Cậu bé ôm lấy cây mà khóc nức nở. Lạ thay, những giọt nước mắt vừa rơi xuống, cây liền trĩu nặng quả chín. Cậu hái một trái, cắn một miếng, thấy dòng sữa ngọt thơm chảy ra, hệt như hương vị của tình mẹ ngày nào.

Từ đó, người ta gọi cây ấy là cây vú sữa, như một biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng.

3 tháng 4

này Vũ Minh Hoàng bạn đang dùng lời kể của người dẫn truyện mà nếu là cậu bé thì phải xưng tôi chứ