K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

   Đọc hai đoạn văn sau đây trả lời các câu hỏi :      a/ Con sông như một dải lụa trắng mềm mại vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ. Những buổi trưa hè, nắng đổ xuống mặt sông lấp loá. Dòng sông lúc đó như một tấm gương dài phẳng...
Đọc tiếp

 

  Đọc hai đoạn văn sau đây trả lời các câu hỏi :

 

     a/ Con sông như một dải lụa trắng mềm mại vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ. Những buổi trưa hè, nắng đổ xuống mặt sông lấp loá. Dòng sông lúc đó như một tấm gương dài phẳng lặng soi bóng mây trời. Trên mặt sông, một vài chiếc thuyền lá tre tí hon bồng bềnh trôi đi mãi theo dòng nước trong xanh. Thỉnh thoảng lại có một chú bói cá lông xanh biếc hay một chú cò trắng như vôi đậu trên cành tre, mắt lim dim ngắm bóng mình dưới nước.

 

      b/ Sáng sớm, ai cũng muốn có được tinh thần sảng khoái để làm việc .Vì thế, mọi người đi bộ,

tập thể dục ,…rất đông . Người lớn, trẻ em, cụ già hay thanh niên đều chăm chỉ tập luyện. Một khoảng đất rộng, các cô, các mẹ tập aerobic theo nhạc rất sôi động .Ở chỗ khác , các anh thanh niên đang tập võ , vừa tập vừa hô to dõng dạc. Phía bên kia hồ , các cụ già tập dưỡng sinh .Các động tác tuy chậm nhưng dẻo dai và đẹp mắt . Nhiều nhất là những người đi bộ . Không có nhiều thời gian buổi sáng, mọi người đi bộ vài vòng quanh hồ. Bước chân rảo nhanh, nhịp nhàng và uyển chuyển. Hai ông bà đi bộ với nhau , được một đoạn ông đứng lại đợi bà rồi chừng không đi được nữa hai người ngồi nghỉ trên ghế đá , Với tụi trẻ con chúng tôi , sung sướng nhất là được chạy nô đùa thoải mái .Chạy lên trên “đồi ” rồi chạy quanh vườn hoa rồi rủ nhau đi quanh hồ …Cứ thế,

đôi chân đứa nào cũng chắc khỏe, mặt mũi đứa nào cũng đầy mồ hôi nhưng vui cười sảng khoái …

Câu 1: Hai đoạn văn trên đều tả gì ?

Câu 2: Nêu sự khác nhau trong cách miêu tả của hai đoạn văn .

Câu 3: Đoạn văn nào thể hiện sự  sôi  động hơn ? Vì sao em biết ?

Câu 4: Tìm ghi lại những trạng ngữ có trong đoạn văn thứ nhất .

Câu 5: Tìm trong đoạn văn từ đồng nghĩa với từ : dập dềnh ; thích thú , đều đặn.

Câu 6:a- Trong đoạn văn thứ nhất có những hình ảnh nào được so sánh? ghi lại các hình ảnh đó.

          b- Tìm ghi lại chi tiết nào được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn thứ nhất?

 

                                       …………...................///…………………………

0
 Việc làm của tác giả ở cuối truyện "Từ hôm đó, tôi cũng gom những thứ nhặt nhạnh được, bỏ vào túi ni lông để đến tối đem đặt lên sọt rác trước nhà." giúp em hiểu được điều gì?  Câu chuyện: Tình cờ một buổi tối, tôi thấy bé Na xách một túi ni lông ra đặt vào sọt rác. Tò mò, tôi ra xem thì thấy trong túi có chiếc dép nhựa hồng, mấy mảnh nhôm, mảnh nhựa, mấy vỏ chai và...
Đọc tiếp

 Việc làm của tác giả ở cuối truyện "Từ hôm đó, tôi cũng gom những thứ nhặt nhạnh được, bỏ vào túi ni lông để đến tối đem đặt lên sọt rác trước nhà." giúp em hiểu được điều gì? 

 

Câu chuyện:

 

Tình cờ một buổi tối, tôi thấy bé Na xách một túi ni lông ra đặt vào sọt rác. Tò mò, tôi ra xem thì thấy trong túi có chiếc dép nhựa hồng, mấy mảnh nhôm, mảnh nhựa, mấy vỏ chai và vài thứ lặt vặt khác. Lặng lẽ theo dõi nhiều lần, tôi thấy bé Na làm như vậy vào buổi tối. Lạ thật, sao cô bé này lại không bán hay đổi kẹo như bao đứa trẻ khác vẫn làm?

    Một lần, bé Na vào nhà tôi chơi. Tôi thân mật hỏi:

    -Cháu muốn làm "cô tiên" giúp cậu bé nhặt nhôm nhựa đấy hả?

    Bé tròn xoe mắt, ngạc nhiên:

    -Sao bác biết ạ?

    -Bác biết hết. Này nhé, hàng đêm, có một "cô tiên" đẹp như bé Na đem những thứ nhặt được đặt vào sọt rác để sáng sớm hôm sau có một cậu bé đến nhặt mang đi. Đúng không nào?

    Bé Na cười bẽn lẽn và nói:

    -Cháu biết bạn ấy mồ côi mẹ đấy ạ?

    -À ra thế!

    Bé chạy đi còn ngoái đầu lại nói với tôi:

    -Bác không được nói cho ai biết đấy nhé!

    Từ hôm đó, tôi cũng gom những thứ nhặt nhạnh được, bỏ vào túi ni lông để đến tối đem đặt lên sọt rác trước nhà.

 

 

 
0
                                                                                         Cái ao làngTấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt tỏa bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ;...
Đọc tiếp

                                                                                         Cái ao làng

Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.

Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt tỏa bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim....

Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao bắc bằng tấm ván có duỗi xuyên ngang lỗ hai cọc tre cứng đóng chắc nhô lên khỏi mặt ao. Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ tâm tình, bầu bạn chuyện nhà, chuyện làng xóm. Cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới nước cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà.

Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả,tôi từng lội ,tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao,khi chiều  về. Có trưa nắng, tôi vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve, lơ lửng trên bầu trời cao xanh ngắt.

Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều tỏa vờn mái rạ, khóm khoai nước bên làng rào râm bụt, tiếng "pig" ỉ eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn. Cái ao làng chứa chan tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, ôm tôi vào lòng, chầm bập vỗ về rót vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây của tôi những lời ru nồng nàn, tha thiết, mộc mạc...

    Vì sao tác giả lại cho rằng" Nói đền ao làng là nhớ đến cái cầu ao..." ?

  A.Vì nếu không có cầu ao thì không thể lấy được nước ở ao đem về

 B. Vì cầu ao là cái dấu nối tình làng nghĩa xóm thân thương.

 C.Vì cầu ao có 2 cái duỗi xuyên qua 2 cọc tre rất đặc biệt .

    Trả lời nhanh mình tick

0
Câu nào dưới đây là câu ghép? Chép lại câu rồi xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ(nếu có) trong câu ghép đó.A. Tiếng sấm điếc tai mỗi lúc một mạnh thê, lớn lên, làm rung chuyển cả thế giới, chạy quanh vòm trời, đôi chỗ bùng nổ với một sức mạnh khủng khiếp.(Henryk Sienkiewicz)B. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần...
Đọc tiếp

Câu nào dưới đây là câu ghép? Chép lại câu rồi xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ(nếu có) trong câu ghép đó.

A. Tiếng sấm điếc tai mỗi lúc một mạnh thê, lớn lên, làm rung chuyển cả thế giới, chạy quanh vòm trời, đôi chỗ bùng nổ với một sức mạnh khủng khiếp.(Henryk Sienkiewicz)

B. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

C. Khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ dỗ những vệt hoa hồng thắm. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
D. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Câu .... là câu ghép.

Chép lại câu rồi xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu ghép:

...................................................................................................................................................................

0