K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 7 (1,0 điểm): Nhân vật Lê trong bài đọc là người thế nào? Bài đọc: CÔ BÉ CHÂN NHỰA      Lê sống cùng bố mẹ và em trai trên một ngọn đồi nhỏ xanh ngát. Từ khi sinh ra, Lê chỉ có một chân nên đi lại rất khó khăn. Ở trường, các bạn gọi Lê là “Lê chân nhựa”.      Hôm nay, mẹ đi làm đồi về, trông thấy Lê ngồi bên bậc cửa, khuôn mặt buồn rười rượi nhìn về phía...
Đọc tiếp

Câu 7 (1,0 điểm): Nhân vật Lê trong bài đọc là người thế nào?

Bài đọc:

CÔ BÉ CHÂN NHỰA

     Lê sống cùng bố mẹ và em trai trên một ngọn đồi nhỏ xanh ngát. Từ khi sinh ra, Lê chỉ có một chân nên đi lại rất khó khăn. Ở trường, các bạn gọi Lê là “Lê chân nhựa”.

     Hôm nay, mẹ đi làm đồi về, trông thấy Lê ngồi bên bậc cửa, khuôn mặt buồn rười rượi nhìn về phía ngọn đồi bên kia. Mẹ tiến lại gần, hỏi con gái:

     – Lê, con làm sao thế?

     Lê sợ mẹ lo lắng, chỉ mỉm cười và đáp:

     – Dạ, con không sao mẹ ạ!

     Buổi chiều, khi bố mẹ vắng nhà, Lê gọi em trai lại và bảo:

     – Núi ơi, em có thể dẫn chị đi sang ngọn đồi bên kia được không?

     – Không được đâu chị ơi! Chân chị như thế này, sang đó sẽ nguy hiểm lắm! – Em trai hoảng hốt đáp.

      Nghe vậy, Lê chỉ im lặng, đưa mắt nhìn xa xăm. Tối đến, Núi kể với mẹ câu chuyện lúc chiều. Mẹ đau lòng nhìn Lê đang vất vả tập đi với chiếc chân nhựa, khẽ hỏi Lê:

      – Ngày mai, con có muốn lên rừng cùng mẹ không?

      Mắt Lê sáng long lanh:

     – Dạ, thật không hả mẹ? Con muốn! Con rất muốn được sang ngọn đồi bên kia ạ!

     Từ hôm ấy, mỗi ngày bố mẹ đều đưa Lê lên rừng, dắt con gái tập đi từng quãng, từng quãng một. Quãng rừng ngày hôm sau sẽ dài và trắc trở hơn quãng rừng ngày hôm trước.

      Một ngày nọ, Lê đột nhiên hỏi mẹ:

     – Mẹ ơi, hôm nay bố mẹ có thể cho con tự đi một mình được không ạ?

      Dù không yên tâm, nhưng mẹ vẫn ân cần nói với Lê:

      – Ừ, nhưng con hãy nhớ đi thật chậm và cẩn thận nhé con!

     Hôm ấy, Lê một mình bước từng bước đi sang ngọn đồi bên kia bằng chân nhựa. Lê bị ngã không biết bao nhiêu lần, nhưng em vẫn nỗ lực đứng dậy và đi tiếp. Đến nơi, chân Lê đầy vết trầy xước. Dù đau nhức một bên chân, nhưng trong lòng Lê lại rộn ràng, hân hoan một cảm giác hạnh phúc mà trước nay chưa từng có.

      Bố mẹ và em trai nép sau gốc chà là xúc động nhìn Lê, mắt ướt nhòe đi.

Theo Nhung Ly

5
29 tháng 11 2024

nhân vật Lê bị đau chân

22 tháng 12 2024

Trả lời:

→Lê là một cô bé luôn cố gắng,kiên trì tập đi bộ.

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:                     Quê hương  Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: “Ai bảo chăn trâu là khổ?” Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao Những ngày trốn học Đuổi bướm cầu ao Mẹ bắt được... Chưa đánh roi nào đã khóc! Có cô bé nhà bên Nhìn tôi cười khúc khích...             *** Cách...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

                   Quê hương 

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích...

            ***

Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...

            ***

Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
- Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...

Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn, roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.

                                      1960

                              - Giang Nam -

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. Chỉ ra dấu hiệu nhận diện thể thơ đó.

Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

Câu 3. Trong dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình, "cô bé nhà bên" được gợi tả qua những chi tiết, hình ảnh nào? Em có cảm nhận gì về cô gái đó?

Câu 4. Xác định và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong khổ thơ cuối của bài thơ. 

Câu 5. Hai dòng thơ cuối: Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất/ Có một phần xương thịt của em tôi gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?

1
26 tháng 11 2024

Đã ai làm j cậu đâu mà cậu nói vậy ?

(4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn sau: HƯƠNG ỔI      Tôi sực nhớ đến số báo đầu thu sắp tới – Cha viết một bài chăng – tôi bảo.      Ông già không nói. Đang nhấp ngụm trà thơm phức mùi ngâu. Hoa ngâu năm ngoái.      Buổi chiều, cô Ngân sang chơi. Cô hàng xóm vừa du học ở Australia về. Cho một đĩa ổi chín.      – Cây chặt từ lâu...
Đọc tiếp

(4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích truyện ngắn sau:

HƯƠNG ỔI

     Tôi sực nhớ đến số báo đầu thu sắp tới – Cha viết một bài chăng – tôi bảo.

     Ông già không nói. Đang nhấp ngụm trà thơm phức mùi ngâu. Hoa ngâu năm ngoái.

     Buổi chiều, cô Ngân sang chơi. Cô hàng xóm vừa du học ở Australia về. Cho một đĩa ổi chín.

     – Cây chặt từ lâu rồi mà. – Tôi ngạc nhiên hỏi.

     Cây vườn bên ngày xưa, cứ thu về là hương ổi tỏa sang. Hương nhè nhẹ bâng khuâng. Nhưng tuổi thơ tôi chẳng bao giờ được ăn ổi vườn bên. Tiếng con bé Ngân ríu rít trèo hái quả. Tiếng mùa thu ríu rít. Nhưng cha tôi cấm, không cho sang. Hai nhà không giao thiệp. Chỉ có hương ổi là bay sang.

     Tôi cũng chẳng mấy khi gặp mẹ Ngân. Bà đẹp lắm. Đẹp lạ lùng. Nghe nói ngày trẻ, cha tôi yêu bà. Tình yêu từ tuổi ấu thơ có mùi hương ổi. Nhưng mẹ cha không ưng thầy kí nhật trình nghèo, chẳng gả. Cha rủ bà trốn. Bà không dám. Rồi một hôm thấy pháo cưới treo trên nhành ổi tung toé, quả chín rơi lụp bụp. Cha bà nhận chàng trai đang là kĩ sư công chính về ở rể.

     Bức tường ngăn được xây cao thêm và lên rêu năm tháng từ ấy. Nhưng hương ổi thu về vẫn cứ bay sang.

     Mẹ tôi và cha Ngân cùng mất một độ, cách đây mấy năm. Bà mẹ chặt cây ổi quý nhưng đã cỗi. Tiếng dao chặt gỗ chan chát trong một buổi sớm đầu thu. Cha tôi ngồi bên cửa sổ run run lục tìm những trang viết ố vàng, nhưng vẫn còn thoảng mùi hương ổi tình đầu...

     Vậy sao hôm nay lại có những trái ổi đào?

     – Em ươm giống cũ trồng mới đấy. Năm nay ra trái bói. – Ngân nói.

     Tôi cắn trái ổi mùa đầu. Và mời cha một trái. Răng ông đã yếu. Nhưng trái của ông chín mềm...

(Nguyễn Phan Hách, Những trang văn chọn lọc, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr. 196 - 197)

0
(1,0 điểm) Thoại Khanh đã làm gì để bảo vệ hạnh phúc gia đình? Từ đó, em hãy nhận xét về cảm hứng nhân đạo của tác phẩm. Bài đọc: Thoại Khanh - Châu Tuấn là một truyện thơ Nôm khuyết danh nổi tiếng với nhân dân Nam Bộ. Chuyện kể về nàng Thoại Khanh là con gái của quan thừa tướng nước Tống đẹp người, đẹp nết. Mồ côi cha mẹ sớm, nàng gặp chàng thư sinh Châu Tuấn và kết...
Đọc tiếp

(1,0 điểm) Thoại Khanh đã làm gì để bảo vệ hạnh phúc gia đình? Từ đó, em hãy nhận xét về cảm hứng nhân đạo của tác phẩm.

Bài đọc:

Thoại Khanh - Châu Tuấn là một truyện thơ Nôm khuyết danh nổi tiếng với nhân dân Nam Bộ. Chuyện kể về nàng Thoại Khanh là con gái của quan thừa tướng nước Tống đẹp người, đẹp nết. Mồ côi cha mẹ sớm, nàng gặp chàng thư sinh Châu Tuấn và kết duyên cùng chàng (Gặp gỡ). Gia biến và lưu lạc: Châu Tuấn đi thi đỗ trạng nguyên, do từ chối hôn sự mà bị đi đày 17 năm. Thoại Khanh bị bạn chồng dụ dỗ và đuổi đi. Hai mẹ con dắt nhau đi tìm Châu Tuấn, trải qua nhiều kiếp nạn. Đói khát, nàng cắt thịt mình cho mẹ chồng ăn, lấy mắt mình nộp cho dâm thần để hắn khỏi giết mẹ. Đoàn tụ: Thoại Khanh gặp lại Châu Tuấn, nàng được Phật cho mắt sáng trở lại. Châu Tuấn làm vua hai nước, đầy đủ hạnh phúc, báo ân báo oán công bằng.
Này đoạn Thoại Khanh ở nhà,
Chồng đi ứng cử kể đà bảy năm.
Phận đành cần kiệm khó khăn,
Bữa no bữa đói, thiết thân cơ hàn.
Quần áo rách rưới lang thang,
Làm thuê nuôi mẹ, phần nàng ăn rau
Hai hàng nước mắt thấm bâu,
Tóc rối bù đầu, chẳng gỡ chẳng trâm.
Đêm đông gió lạnh căm căm,
Ôm mẹ vào lòng cho ấm mẹ ngơi.
Tóc dài lại đắp phía ngoài,
Giả làm mềm chiếu, chi làm tấm thân.
Nàng rằng muốn xuống âm cung,
Cho tròn đạo chồng, mất thảo mẹ cha.
Biết ai nuôi dưỡng mẹ già,
Hai hàng nước mắt nhỏ sa ròng ròng...
Tương Tử bạn học cùng chồng,
Đi thi chẳng đỗ, uổng công, về nhà.
Cửa hàng phú quý vinh hoa,
Vàng ròng mười nén mua mà chức sang.
Quyền đặng thái thú cao quan,
Mua cho chú chàng thái thú tại gia.
Tương Tử xem thấy mặt hoa phải lòng.

Muốn sao cho được một phòng,
Vàng ròng hai nén nói trong với nàng:
“Chồng nàng qua chốn Tề bang,
Thác bảy năm tràng còn chực làm chi?
Ta thì phú quý vinh quy,
Cửa nhà giàu có thiếu chi bạc vàng!
Tội chi rách rưới lang thang
Về ta cấp dưỡng cho an phận nàng.
Trời đã định chữ nhơn duyên,
Ta nay đã có vợ hiền tốt thay.
Qua cưới bậu đặng về rày:
Chia đôi sự nghiệp làm hai cửa nhà.”
Thoại Khanh thôi mới nói ra:
“Và người bạn học cũng là đồng song
Sử kinh người đã làu thông
Sao người lại dám ra lòng tà tây?
Dụ tôi làm chuyện chẳng ngay,
Thật là súc vật chẳng hay đạo người.
Của người đem dụ lòng tôi,
Tôi thà đói lạnh, của người chẳng ham.
Của chàng trả lại cho chàng,
Tôi thà dắt mẹ đi tìm bạn xưa”.

(Trích Kho tàng truyện Nôm khuyết danh, tập 2, Nhiều tác giả, NXB Văn học, 2000)

Chú thích:
- Ứng cử: ở đây có thể được hiểu là ứng thi, dự thi.
- Thấm bâu: thấm áo.
- Thái thú: chức quan tương đương tri huyện/ ở đây ý nói chức quan mua danh chứ không có thực tài.
- Qua: ta, tôi/ bậu: nàng (xưng hô thân thiết ở Nam Bộ xưa).
- Đồng song: cùng học với nhau một lớp, một thầy.
- Làu thông: hiểu sâu sắc.
- Tà tây: không chính đáng.

0
26 tháng 11 2024

Trong đời sống con người của chúng ta không phải thứ gì cũng mua được bằng tiền. Chúng ta thường nghĩ rằng có được đồng tiền thì sẽ có được mọi thứ nhưng không , có một số thứ không thể giải quyết được bằng tiền.Những thứ có nhiều tiền cách máy như trăm triệu , trăm tỉ , nghìn tỉ , trăm triệu đô , tỷ đô gọi chung nó là vô giá như sức khoẻ, thời gian ,chính trực , sự thật, đạo đức , giáo dục , chữ tính, tâm thành tĩnh, lương thiện, tốt bụng. Nên hãy bỏ cái quần niệm có tiêng là có tất cả.

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Tiền tài như phấn thổ?  Tiền tài như phấn thổ Nghĩa trọng tợ thiên kim Con le le mấy thuở chết chìm Người tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi?       Khi còn nhỏ, tôi thường nghe mẹ hát như vậy. Phấn thổ tức là bụi đất. Cứ theo câu "trọng nghĩa khinh tài" mà giải, tiền bạc quả thật là đáng xem thường.     ...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Tiền tài như phấn thổ? 

Tiền tài như phấn thổ
Nghĩa trọng tợ thiên kim
Con le le mấy thuở chết chìm
Người tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi?

      Khi còn nhỏ, tôi thường nghe mẹ hát như vậy. Phấn thổ tức là bụi đất. Cứ theo câu "trọng nghĩa khinh tài" mà giải, tiền bạc quả thật là đáng xem thường. 

      Thời gian qua đi, tôi lớn lên và nhìn thấy cuộc đời dường như không giống câu ca dao mẹ hát. Chúng ta vẫn được dạy rằng đồng tiền dễ làm tha hóa con người, rằng hãy tránh xa những người xem đồng tiền là trọng. Nhưng tôi chưa từng thấy ai kiềm tiền bằng trí lực của mình một cách chính đáng mà không xem trọng đồng tiền, dù họ giàu hay nghèo. Người ta nói đồng tiền là nguồn gốc của tội lỗi, nhưng nếu đúng như vậy thì tại sao nhà thờ và nhà chùa vẫn tiếp nhận nó như một thứ lễ vật?

      Chúng ta thường có cái nhìn ngưỡng mộ khi nghe ai đó nói rằng: "Tôi không quan tâm đến tiền bạc", nhưng rồi tôi đọc được câu này của Oscar Wilde: "Khi còn trẻ, tôi thường nghĩ rằng tiền bạc là thứ quan trọng nhất trong đời sống, bây giờ khi tôi già, tôi biết là đúng như vậy".

      Tôi đã sống qua nhiều năm tháng mới nhận ra bản chất của đồng tiền, và tôi ước gì khi tôi mới mười bảy tuổi, có ai đó nói cho tôi biết ý nghĩa đích thực của tiền, thứ mà chúng ta sẽ chạm đến mỗi ngày trong suốt cuộc đời, thậm chí có thể nhiều gấp nhiều lần chạm vào bàn tay người mình thương yêu.

      Tôi thực sự ưa thích cách nhìn về đồng tiền của nhân vật Francisco de Anconia trong tiểu thuyết Atlas Shrugged (Ayn Rand). Nhà tư bản công nghiệp này nói rẳng: "Tiền bạc đòi hỏi anh nhận ra rằng con người phải làm việc để đạt được lợi ích chứ không phải để chịu tổn hại... Những người thật sự ham mê tiền bạc nỗ lực làm việc để kiếm được tiển, và họ biết rằng mình xứng đáng có được nó".

      Phải chăng chúng ta nên trả lại cho tiền khuôn mặt giản dị của nó: Một công cụ dùng để trao đổi các giá trị tương xứng. Đừng khoác cho nó uy lực mà nó không có, cũng đừng gán cho nó tội lỗi mà nó không phạm. Cái làm con người sa ngã không phải là sức mạnh của đồng tiền, mà là những tham vọng không chính đáng của chính bản thân ta: Có được những thứ không phải của mình, sở hữu những thứ vượt quá công sức của mình, danh tiếng mà mình không xứng đáng, vật chất mà mình chưa đủ khả năng mua...

      Mẹ tôi dạy rằng hãy luôn xài ít hơn số tiền mình kiếm được. Trong khi phần đông chúng ta thường xài nhiều hơn số tiền mình làm ra. Một người bạn của tôi tâm sự rằng đôi khi cô thấy mình là kẻ ngốc, vì sung sướng nhét một đống Credit Card(1) trong ví để rồi mua những thứ mình không cần, bằng số tiền mình không có (mà vay qua credit card), cốt chỉ để chứng tỏ với những người không quen. Sau đó è cổ ra cày trả nợ. Có phải là vô nghĩa hay không? Đó cũng là sự khác nhau giữa Credit Card và Debit Card(2). Tôi ghi nhớ kinh nghiệm đau thương của cô nên quyết định làm Debit Card thay vì Credit Card. Có nhiều xài nhiều, có ít xài ít, không có thì đi "window shopping"(3) cho vui vậy thôi. Ngân hàng chắc buồn nhưng tôi thì ngủ yên. 

      Trong bài hát This is the Life của Al Yankovic có một câu rất hay: "So if money can't buy happiness, I guess I'll have to rent it" (Nếu tiền không thể mua được hạnh phúc, chắc tôi phải thuê thôi). Nhưng tôi tin rằng cái gì người ta có bán thì tiền đều có thể mua được. Chắc chắn như vậy. "Tiền không mua được hạnh phúc" chẳng phải vì tiền không có đủ sức mạnh mà vì không ai bán hạnh phúc. Giả sử tôi có đủ tiền để trả cho hạnh phúc của bạn, và nếu bạn thực sự hạnh phúc, bạn có bán nó cho tôi không? Người ta dám bán cả các ngôi sao trên trời nhưng tôi tin không ai bán hạnh phúc nếu như họ có nó.

      Ngoại trừ trong các quảng cáo. Tôi thấy trên Internet người ta bán một căn nhà vách đất ở miền nông thôn
nước Pháp với lời rao: "Chúng tôi bán hạnh phúc, và bạn đan được miễn phí ngôi nhà". Thật tài tình. Đó là lý do khiến chúng ta gần như phát điên lên vì shopping. Áo quần, xe cộ, đồ hi-tech... Nhưng vấn đề nằm ở chỗ đôi khi ta không biết chắc mình đang mua cái gì. Có khi nào bạn trả tiền cho một chiếc mũ bảo hiểm và nghĩ rằng mình đã mua được sự an toàn tuyệt đối không? Chúng ta vẫn nghe nhắc rằng: "Tiền có thể mua được ngôi nhà nhưng không mua được gia đình; mua được thuốc men nhưng không mua được sức khỏe; mua được sách nhưng không mua được tri thức; mua được chức tước nhưng không mua được sự kính trọng...". Đó là những lời thực sự đáng ghi nhớ. 

      Một người quen của tôi có cái bình sứ do tổ tiên để lại, vẫn dùng để cắm hoa trên bàn thờ. Một hôm có người hỏi mua, anh mừng quá bán luôn. Sau anh mới biết cái bình đáng giá gấp 30 lần số tiền anh được trả. Quả đắng ấy anh nuốt mãi không trôi.

      Điều tương tự cũng có thể xảy ra với những giá trị khác. Giả sử người ta có thể mua bán tình yêu, tình bạn, danh dự... Hãy cho tôi biết đổi tình bạn lấy một cái nhà là lợi hay thiệt? Nếu đổi tình yêu lấy danh tiếng? Hay hạnh phúc gia đình lấy địa vị xã hội? Đổi mối tình chân thật lấy một bóng sắc thoáng qua? Đổi sự tôn trọng lấy những lời tung hô? Đổi sự chính trực để lấy vài trăm triệu đồng thì khôn ngoan hay là không? Hạnh phúc của người yêu ta với hạnh phúc của người ta yêu, bên nào nhẹ hơn, bên nào thì nặng? Câu trả lời có thể khác nhau với mỗi người, nhưng có một sự thật là việc đánh giá sai giá trị của "món hàng" không những khiến ta bị thiệt hại mà còn khiến người khác nhìn ta như một kẻ thiếu khôn ngoan. Nhiều bi kịch xảy ra chỉ vì người ta đánh giá sai các giá trị khi đổi chác, những tiếc nuối, xót xa, hối hận, giày vò cũng bắt đầu từ đó. Vậy thì hãy sai bản chấc rằng ta đánh giá đúng giá trị của những gì mình muốn mua, hoặc bán. Để sau một cuộc đối chắc thứ có được vẫn tương xứng với những gì mà ta đã trao đi.

"Tiền tài như phấn thổ"

      Tôi hỏi mẹ sao cứ hát hoài câu đó, vì tôi không thể coi đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình như bụi đất được. Mẹ tôi trả lời rằng câu hát ấy không có ý nói tiền là thứ đáng coi khinh. Nó chỉ nhắc ta nhớ rằng: Đồng tiền có thể bị mất giá, nên những gì tiền mua được cũng có thể bị mất giá. Những tờ tiền có thể tan thành bụi đất, và những thứ mua được bằng tiền cũng vậy.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Thế giới, 2022, tr.148 - 153)

Chú thích: 

(1) Credit Card: Loại thẻ tín dụng dùng trước trả sau.

(2) Debit Card: Loại thẻ tín dụng có bao nhiêu tiền chỉ dùng được bấy nhiêu.

(3) Window shopping: Đi xem hàng chứ không mua. 

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Mục đích của tác giả qua văn bản trên là gì?

Câu 4. Nhận xét về cách lập luận, dẫn dắt của tác giả trong văn bản.

Câu 5. Em có suy nghĩ như thế nào về đoạn văn sau: Phải chăng chúng ta nên trả lại cho tiền khuôn mặt giản dị của nó: Một công cụ dùng để trao đổi các giá trị tương xứng. Đừng khoác cho nó uy lực mà nó không có, cũng đừng gán cho nó tội lỗi mà nó không phạm. Cái làm con người sa ngã không phải là sức mạnh của đồng tiền, mà là những tham vọng không chính đáng của chính bản thân ta: Có được những thứ không phải của mình, sở hữu những thứ vượt quá công sức của mình, danh tiếng mà mình không xứng đáng, vật chất mà mình chưa đủ khả năng mua...?

2
15 giờ trước (7:20)

Câu 1: văn bản trên thuộc văn bản nghị luận

15 giờ trước (7:29)

Câu 2: những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn là: nghị luận, tự sự, biểu cảm                                                       Câu 3: Mục đích của tác giả qua văn bản trên là:Giải thích bản chất thật sự của đồng tiền, xem nó như một công cụ trao đổi giá trị tương xứng, không nên thần thánh hóa hay xem thường. Phê phán những tham vọng không chính đáng, nhấn mạnh rằng lỗi lầm không nằm ở đồng tiền mà ở cách con người sử dụng nó. Hướng đến lối sống có trách nhiệm, sử dụng đồng tiền hợp lý, biết đánh giá đúng giá trị của những thứ mình có và muốn sở hữu.                                                                  Câu 4:Cách lập luận, dẫn dắt của tác giả trong văn bản:Lập luận chặt chẽ: Tác giả đưa ra vấn đề, phân tích đa chiều, và kết luận thuyết phục. Dẫn chứng đa dạng: Tác giả sử dụng các câu chuyện cá nhân, trích dẫn từ văn học (Oscar Wilde, Francisco de Anconia), và những quan sát thực tế để làm sáng tỏ luận điểm.                  Câu 5:Đoạn văn này thể hiện quan điểm đúng đắn và sâu sắc về bản chất của đồng tiền. Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Đồng tiền không có lỗi, cách chúng ta kiếm, sử dụng, và đánh giá nó mới quyết định đồng tiền là tốt hay xấu. Biết hài hòa giữa nhu cầu cá nhân và giá trị đạo đức sẽ giúp cuộc sống cân bằng và ý nghĩa hơn.