K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2020

1. Biện pháp so sánh: Ngôi sao thức - chẳng bằng mẹ thức vì chúng con

                                   Mẹ - là ngọn gió của con suốt đời.

Phần 2. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:“Những ngôi sao thức ngoài kiaChẳng bằng mẹ đã thức vì chúng conĐêm nay con ngủ giấc trònMẹ là ngọn gió của con suốt đời.”(Theo Mẹ, Trần Quốc Minh)1.     Đoạn thơ trên có sử dụng một biện pháp tu từ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6, đó là biện pháp tu từ nào? Em hãy chỉ rõ.                                             ...
Đọc tiếp

Phần 2. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

(Theo Mẹ, Trần Quốc Minh)

1.     Đoạn thơ trên có sử dụng một biện pháp tu từ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6, đó là biện pháp tu từ nào? Em hãy chỉ rõ.                                                                                                                                                                                                 2.     Hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về tình cảm của người mẹ được diễn tả trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phó từ, một cụm danh từ (Gạch chân và chú thích).

1
11 tháng 3 2020

So sánh: 

- những ngôi sao thức - chẳng bằng mẹ thức vì chúng con.

- mẹ - là ngọn gió của con suốt đời.

Phần 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng...
Đọc tiếp

Phần 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

 

“Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ.”

 

(Theo Lớp học mùa thu, Huỳnh Thị Thu Hương)

 

1.     Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

 

2.     Em hãy xác định phó từ trong câu văn đầu tiên và cho biết ý nghĩa của phó từ vừa tìm được.

 

3.     Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó:

          “Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ.

2
8 tháng 3 2020

1. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt là miêu tả

2.Phó từ là từ cũng:ý nghĩa của phó từ là:chỉ sự tiếp diễn tương tự.

3.biện pháp tu từ là : "như" , có tác dụng để so sánh.

Mình là Thảo . H/s lớp 6 Thân Nhân Trung - Việt Yên- Bắc Giang.

Chưa chắc đúng nhé!

14 tháng 5 2021

45456563656

Phần 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:                                                                                                                                “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga...
Đọc tiếp

Phần 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:                                                                                                                                “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ.”                                                                                                                        (Theo Lớp học mùa thu, Huỳnh Thị Thu Hương)                                                                                                                                          1.     Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

                                                                                                                                                                                                                         2.     Em hãy xác định phó từ trong câu văn đầu tiên và cho biết ý nghĩa của phó từ vừa tìm được.

                                                                                                                                                                                                                        3.     Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó :                                                   “Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ.

2
8 tháng 3 2020

a. Phó từ "cũng", chỉ sự tiếp diễn tương tự.

b. Biện pháp so sánh. Tác dụng: cho thấy vẻ đẹp long lanh của hoa.

Giai bai ho cho to voi

 

8 tháng 3 2020

1. Nội dung: Sơn Tinh đối phó với sức nước của Thủy Tinh.

ĐỀ 3Câu 1:           Xác định và giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mũi trong các câu sau: a)                                                                Trùng trục như con bò thuiChín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu.                     (1)( Câu đố) b)                                                                Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau  (2)( Xuân Diệu)c)                                                                ...
Đọc tiếp

ĐỀ 3

Câu 1:

          Xác định và giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ mũi trong các câu sau:

 

a)                                                                Trùng trục như con bò thui

Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu.

                     (1)

( Câu đố)

 

b)                                                                Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau

  (2)

( Xuân Diệu)

c)                                                                 Quân ta chia làm hai mũi tấn công.

(3)( Nguyễn Thi)

Câu 2 :

          Đọc kĩ khổ thơ sau:

Lá thấp cành cao gió đuổi nhau,

Góc vườn rụng vội chiếc mo cau.

Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác,

Đàn kiến trường chinh tự thủa nào.

( Nguyễn Bính, Chiều thu)

Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật của khổ thơ và nói ngắn gọn về cái hay của biện pháp tu từ đó.

Câu 3 :

Cho đoạn văn sau:

          Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi ngọn tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều. Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.

( Thạch Lam)

Câu nào trong đoạn văn tả cảnh đêm trăng gây ấn tượng cho em nhất, em hình dung cảnh đó như thế nào?

Câu 4:

Lời kể của Mùa Xuân về niềm vui của thiên nhiên và con người.

 

ĐỀ 4

Câu 1: Từ mắt trong các câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích nghĩa của từ mắt.

         -              Thương ai con mắt lá răm

                  Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười.

                                                                          (Ca dao)

         -           Cây này nhiều mắt quá.

Câu 2 :

Chỉ ra phép so sánh trong khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào.  Nêu tác dụng gợi hình, gợi cảm của phép so sánh đó?

 

                         " Quê hương tôi có con sông xanh biếc

                                   Nước gương trong soi tóc những hàng tre

                                     Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

                                    Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng "

                                                                          (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh)

Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài.

Câu 4:

          Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường năm nay, em đã đạt giải cao. Phần thưởng bố mẹ tặng em là một chuyến đi tham quan vùng sông nước Cà Mau.

          Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi, bằng trí tưởng tượng và sự kết hợp hài hòa giữa phương thức tự sự và miêu tả, em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú của mình khi đến với vùng sông nước có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã ấy và cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo của vùng tận cùng phía Nam Tổ quốc.   

 giúp mình vs nha mai mình nộp r

 

 

2
10 tháng 3 2020

Câu 1:

a. Mũi (nghĩa gốc): bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.

b. Mũi (nghĩa chuyển): điểm cuối cùng của đất nước.

c. Mũi (nghĩa chuyển): hướng đi.

Câu 2: Biện pháp nhân hóa - gió đuổi nhau, trái na ngơ ngác, đàn kiến trường chinh - làm cho các sự vật, con vật trở nên có hoạt động, mang sắc thái như con người.

10 tháng 3 2020

Đề 4:

Câu 1: 

- Mắt lá răm (nghĩa gốc): cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người.

- nhiều mắt quá (nghĩa chuyển): nhánh (cây).

Câu 2: 

So sánh ngang bằng: tâm hồn tôi là một buổi trưa hè -> sự phong phú, nhiều màu sắc, âm thanh của tâm hồn nhân vật trữ tình. Qua đó cho thấy tình yêu, sự trân trọng với con sông quê hương.

10 tháng 3 2020

1. Các truyền thuyết đã học là: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm.

2. Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

3.

 Những từ ngữ xung quanh nó trong cụm từKhả năng làm vị ngữ trong câu
Danh từ

Danh từ có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó... ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.

Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ đứng trước
Động từĐộng từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng... để tạo thành cụm động từ.Chức vị điển hình trong câu của động từ là vị ngữ.