Viết lại đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân sau thời gian xa cách. ( chú ý kết hợp miêu tả và biểu cảm khi kể)
Giúp với nhé mn!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu chuyện Chiếc lá cuối cùng được xoay quanh 3 nhân vật Xiu và Giôn-xi hai nữ họa sĩ nghèo và cụ Bơ-men. Giôn-xi bị bệnh nặng và thời gian không còn dài, cô đếm chiếc lá cuối cùng rơi.
Câu chuyện có sự bất ngờ:
- Câu chuyện xảy ra tháng mười một mùa đông thời điểm rất lạnh của mùa đông khắc nghiệt.
- Hai nữ họa sĩ trẻ và nghèo Xiu và Giôn-xi thuê chung một căn phòng trên tầng thượng. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi khá nặng. Cô không muốn sống nữa vì bệnh nặng, vì nghèo không có tiền thuốc thang. Cô đếm chiếc lá cuối cùng rơi là mình sẽ qua đời.
- Cụ Bơ-men cũng là họa sĩ nghèo sống ở căn phòng thuê dưới cùng.
- Xiu kể cho cụ Bơ-men nghe bệnh tình của Giôn-xi và ý định của bạn.
- Cụ Bơ-men đã vẽ lên tường chiếc lá khi chiếc lá thật trên tường đã rụng.
- Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió dữ dội, cụ bị sưng phổi, qua đời.
Đảo ngược lần thứ nhất bạn có thể thấy đó là từ một con người ốm đau, bệnh tật Giôn-xi bỗng trở nên khỏe mạnh và yêu đời. Giôn-xi ngồi đan, xin chị Xiu cho ăn, Giôn-xi còn nói về ước mơ của mình.
Đảo ngược lần thứ hai đó là cụ Bơ-men đang khỏe mạnh chẳng ai ngờ đến cái chết của cụ được thông báo cũng vào lúc truyện gần kết thúc: “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi.” Lần đảo ngược tình huống thứ hai khiến nhân vật trong truyện bất ngờ mà độc giả cũng lấy làm bất ngờ về kết thúc của câu chuyện trên.
Như vậy qua 2 lần đảo ngược tình huống trái (Giôn-xi bệnh -> sống lại, cụ Bơ-men từ khỏe mạnh -> chết). Sự đảo ngược này làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn. Kết thúc câu chuyện cụ Bơ-men nhân vật chiếm nhiều cảm tình của người đọc vì sự hi sinh thầm lặng, cao cả. Chiếc lá cuối cùng trở thành một trong những hình ảnh trung tâm của câu chuyện này.
"Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên"
(Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)
Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.
Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón là chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.
Thật vậy, đi đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh chiếc nón là mộc mạc, chân chất nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Nón lá không chỉ là vật dụng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần mà Việt Nam dành tặng các nước trên thế giới. Không phải đi đâu, người ta cũng biết đến nón lá Việt Nam có tầng sâu ý nghĩa. Tất cả đều có nguyên do của nó.
Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón là lá biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của họ. Từ trong những làn điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà áo dài truyền thống.
Để tạo ra chiếc nón lá như hiện nay, cần sự tỉ mỉ và kì công của người làm nón. Phải có cái tâm, cái tình thì mới tạo nên được những chiếc nón có thiết kế tài tình và họa tiết tỉ mỉ như vậy. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu đã thấy được sự kì công của người đan nón. Làm nón cần cả tấm lòng chứ không phải chỉ cần có đôi tay. Những người thổi hồn vào những chiếc nón là những người thực sự có tâm.
Nón lá có thể được làm từ lá cọ hoặc lá dứa tùy mỗi vùng miền. Sự khác nhau của nón lá ở mỗi loài được thể hiện rõ nét trên từng sản phẩm. Rất dễ dàng để người dùng có thể nhận ra sự khác biệt này.
Ở khu vực Nam Bộ với đặc trưng trồng nhiều dừa nên nghề làm nón phát triển mạnh mẽ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.Khi lựa chọn lá cọ hoặc lá dừa cũng cần phải cẩn thận chọn lá dày, màu xanh đậm, không bị rách, có nổi gân để làm nón đẹp và chắc chắn nhất. Khi chọn lá xong cần phải phơi lá cho thật mềm tùy thời gian để tạo độ đàn hồi cho chiếc lá trong quá trình làm ra sản phẩm.
Một khâu quan trọng không kém chính là làm vành nón, nó sẽ tạo nên chiếc khung chắc chắn có thể giữ được lớp lá ở bên ngoài. Tre cần được gọt giũa thật mềm và dẻo dai, trau chuốt tỉ mỉ. Khi uốn cong cần cẩn thận để không bị gãy hoặc bị bẻ cong. Bởi vậy khâu chọn tre làm vành nón cũng cần cẩn thận và thật tỉ mỉ.
Sau khi đã làm được khung nón thì người làm nón bắt đầu chằm nón, tức là gắn kết vành nón với lá nón làm sao cho hai cái này kết dính, không tách rời khỏi nhau. Làm giai đoạn này càng tỉ mỉ thì chiếc nón sẽ được hoàn thành một cách chắc chắn và đẹp mắt nhất.
Công đoạn cuối cùng chính là phơi nón và bôi lên nón lớp dầu thông bóng loáng. Việc làm này để tạo độ bền, tránh hư hỏng khi có mưa hoặc nắng.
Chiếc nón lá là biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn với đời sống tinh thần của họ. Đi đâu trên đất nước này, chúng ta cũng sẽ bắt gặp được hình ảnh chiếc nón lá. Đó là nét đẹp, nét duyên của người phụ nữ Việt nam mà không phải đất nước nào cũng có được. Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ. Nón lá đi liền với tà áo dài, tạo nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.
Nón lá là sản phẩm của Việt Nam, biểu tượng cho phụ nữ Việt và cho truyền thống Việt.