K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2017

Ngày đó nước ta có tên là Văn Lang, đang dưới quyền trị vì của Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Phù Đổng, tức làng Gióng, có hai ông bà đã già mà chưa có con nối dõi. Một hôm bà vợ ra đồng sớm, thấy trên mặt đất có nhiều vết chân lớn, bèn ướm thử bàn chân mình lên. về nhà, bà thụ thai.

Bà lão mừng lắm, nhưng mong đợi mãi đến mười hai tháng bà mới sinh ra một đứa con trai. Đứa bé mặt mũi rất khôi ngô, có điều là cho đến ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu thì nằm đó.

Năm ấy, giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, chúng cướp bóc, chém giết, làm cho dân ta rất điêu đứng. Vua Hùng cử sứ giả đi khắp nơi trong nước, rao truyền tin tìm người giúp vua đánh giặc. Khi sứ giả của vua đến làng Phù Đổng, đứa bé đang nằm bỗng dưng lên tiếng:“Mẹ cà, mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Người mẹ kinh ngạc quá, liền làm theo. Đứa bế nói với sứ giả: “Ngài về tâu với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt. Ta sẽ đánh tan giặc”. Sứ giả mừng rỡ, tức thì trở về triều. Nhà vua nghe tâu, truyền ngay thợ rèn ngày, đêm làm gấp các thứ chú bé đã dặn.

Sau lúc gặp sứ giả, chú bé làng Phù Đổng bắt đầu lớn nhanh vùn vụt. Cơm mấy cũng không no, áo may xong mặc vào đã chật. Thóc gạo của cha mẹ không đủ nuôi chú bé ăn. Dân làng rủ nhau góp thêm thóc gạo để nuôi chú bé.

Lúc ấy, quân giặc đã tiến vào tận chân núi Trâu gần kinh thành, tình thế rất nguy hiểm. Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt vừa rèn xong, vua cho đưa ngay đến làng Phù Đổng. Vừa nhìn thấy các thứ đó, chú bé liền vươn vai một cái, biến ngay thành một tráng sĩ khổng lồ trông lẫm liệt như người nhà trời. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa tung vó lao như bay về phía quân giặc. Tráng sĩ vung roi quật tới tấp, giặc chết như rạ. Ngựa sắt vừa phi vừa phun lửa, thiêu cháy từng lớp quân giặc. Giặc đông quá, tráng sĩ vung roi không ngừng. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn giơ tay nhổ lấy những bụi tre bên đường, cứ nguyên cả bụi mà quật vào giặc. Giặc tan vỡ, rút chạy tán loạn.

Tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc. Đến đây thấy giặc đã tan, tráng sĩ dừng lại, cho ngựa chậm rãi đi lên núi. Tráng sĩ cởi áo giáp, bỏ lại trên đỉnh núi rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

Nhà vua nhớ ơn người có công lớn đánh giặc cứu nước, bèn phong là Phù Đổng Thiên Vương, nghĩa là vua trời làng Phù Đổng, và lập đền thờ tại quê mẹ của người. Dân chúng thì gọi tráng sĩ theo cách giản dị là Thánh Gióng.

Con đường Thánh Gióng ngày xưa đi đánh giặc ngang qua huyện Gia Bình này, mỗi cái ao bây giờ là một dấu chân ngựa của Thánh Gióng ngày đó. Tre đằng ngà ở đây bây giờ có màu vàng óng là vì xưa kia đã bị lửa của ngựa sắt đốt cháy. Làng này vẫn giữ lại tên cũ là làng Cháy.

k nha

12 tháng 10 2017

Tôi là 1 trong những nguôi vinh hạnh khi là người hàng xóm của người anh hùng Thánh Gióng hôm nay tôi sẽ kể về ngài

thửa ấy đất nước thái bình  có hai vợ chồng nghèo nhưng rát tốt bụng . Một hôm người vọ ra đồng thấy đấu chân to liền ướm thử không ngờ về nhà bà thụ thai . Hai vợ chổng rát vui mừng nhưng đến 9 tháng 10 ngày vấn chưa có con họ rất lo

Rồi 1 năm sau ông bà sinh được 1 đứa con khôi ngô tuần tú  . Nhưng sau 3 năm cậu vẫn không nói không đi cứ đặt đâu ngồi đó . 

Rồi 1 hôm vua Hùng ra lệnh tìm người đánh giác Ân . Khi sứ giả đến cậu bỗng vừng dậy nhờ mẹ ra gọi sứ giả vào ,ông này noi cậu không thể chống giác nhung cau nói

- Nếu ông tâu vua ban cho tôi ngựa sát ,roi sắt , áo giáp sắt thì cháu có thể đẹp tan bọn giác này

Lúc này sứ giả nhu mở cờ trong bụng , ông chạy 1 mạch về tâu vua . Vua ra lệnh làm gấp cho chú thật nhanh . Lúc này giặc đã đến núi Trâu thể  nước  rất nguy cũng là lúc sứ giả đua cho chú bé đủ vạt yêu cầu . Cậu vươn vai 1 cái trở thành tráng sĩ  người  cao hơn trượng cậu vun roi sắt lên ngựa  ngựa hí vang xông vào đón đường giặc quật chúng túi bụi roi gãy ngài nhổ cả bụi tre đanh chúng , chúng chết như ngả rạ ngài đuổi cả đám tàn quân vê nước  giác 

Xong ngài về trời , vua nhớ công ơn phong ngài là Phù Đổng Thiên Vương . Cũng từ đó ở Gia Bình co tre ngả màu vàng óng còn dấu chân ngựa trở thành nhưởng ao hồ liên tiếp  còn lang mà bi ngựa đốt đả trở thành lang Cháy

k cho to nha

12 tháng 10 2017

đây là bài thi cấp trường môn văn mk thi rồi cũng học rồi

12 tháng 10 2017

Đêm mùa xuân, tháng ba ở đất Tổ sâu thẳm và thiêng liêng, càng khiến em nhớ lại một ngày ròng rã hành hương về Đền Hùng giỗ Tổ. Không gian im ắng, nhưng khói hương ngào ngạt, say nồng và hình ảnh những đoàn người từ khắp nơi về dâng hương tổ tiên vẫn hiện lên, khi mờ khi tỏ, bồng bềnh, lâng lâng, đưa em vào giấc ngủ...

... Em thấy mình đang bay trên mây về một nơi nào xa lắm của ngày xưa. Nơi ấy có cung điện Long Trang giữa vùng đất Lạc nhiều hoa thơm, cỏ lạ. Lạc Long Quân và Âu Cơ đã gặp nhau, đem lòng yêu thương rồi trở thành vợ chồng và sống chung ở đây. Một người “nòi Rồng” ở miền nước thẳm, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ; một người “dòng Tiên” ở chốn non cao, xinh đẹp tuyệt trần, tính tình phóng khoáng. ít lâu sau, Âu Cơ có mang, sinh ra một “cái bọc trăm trứng”, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Lạc Long Quân và Âu Cơ là hai vị tổ tiên của dân tộc mà nhân dân ta thường gọi một cách trìu mến và tự hào là Bố Rồng và Mẹ Tiên. Một trăm người con chia nhau theo bố, mẹ đi cai quản các phương, và người con trưởng được tôn lên làm vua, đóng đô ở đất Phong Châu, lập nên nước Văn Lang và thời đại Hùng Vương, cha truyền con nối đến mười tám đời.

Đám mây lại đưa em từ Việt Trì - Bạch Hạc về đến Phù Đổng - Gia Lâm- Hà Nội. Thế là đã qua năm đời vua Hùng. Bấy giờ là đời Hùng Vương thứ sáu. Nơi đây có hai vợ chồng ông lão phúc đức, chăm chỉ làm ăn, chỉ ao ước có một đứa con. Một hôm ra đồng, bà giẫm vào một vết chân lạ, về nhà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Chỉ có điều, đứa trẻ đã lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy. Nhưng lạ thay, khi giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta , sứ giả nhà vua đi rao tìm người tài giỏi cứu nước thì đứa bé bỗng nói với sứ giả: “Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.

Sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chĩ. Cả làng đều vui lòng góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước. Khi giặc đến chân núi Trâu, chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, vung gươm loang loáng, ngựa sắt phun lửa, giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc và đuổi chúng đến chân núi Sóc. Đến đấy, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Đó là Thánh Gióng, người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong buổi đầu dựng nước của dân tộc.

Rời quê hương Phù Đổng, mây lại đưa em ngược dòng sông Hồng về đất Phong Châu. Lúc ấy là đời Hùng Vương thứ bảy. Vua cha đã già, muốn truyền ngôi, bèn mở cuộc thi làm cỗ lễ Tiên vương để chọn người “Nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng”. Nhưng không ai đoán được ý vua cha như thế nào, nên các Lang chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên vương. Người buồn nhất là Lang Liêu. Vì chàng chỉ chăm lo việc đồng áng, trong nhà chỉ có lúa khoai, mà khoai lúa thì tầm thường quá, biết lấy gì làm cỗ lễ Tiên vương? Một đêm chàng được thần báo mộng bày cách “lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vươngvì trong trời đất, không có gì bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôisống con người và ăn không bao giờ chán”. Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng lắm, càng ngẫm nghĩ càng thấy lời thần nói đúng. Hiểu rõ hạt gạo do mình làm ra, chàng đã làm ra hai loại bánh hình vuông và hình tròn đem về lễ Tiên vương. Giữa bao nhiêu sơn hào hải vị, nem công chả phượng của các Lang khác, vua cha chỉ xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, vẻ hài lòng. Khi nghe chàng kể giấc mộng gặp thần, vua ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương. Lễ xong, vua cho quần thần cùng thưởng thức bánh. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua đặt tên bánh là bánh chưng, bánh dầy, giải thích ý nghĩa sâu xa của hai loại bánh và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Đó là người anh hùng văn hóa đã sáng tạo ra vật phẩm hợp với ý vua, ý thần và lòng dân lúc bấy giờ.

Em cứ say sưa mãi trong hương vị đậm đà, bùi ngậy của bánh chưng, bánh dầy ngày Tết mà không hay thời gian trôi nhanh quá, đã đến đời HùngVương thứ mười tám. Bỗng gió' thổi mạnh, đám mây vàng chao đảo, bồng bềnh chuyển thành đen kịt. Dông bão nổi lên rung chuyển cả đất trời. Nước sông Hồng cuồn cuộn dâng lên tràn đê. Thì ra Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương - con gái Hùng Vương - lúc ấy đang cùng Sơn Tinh trở về núi Tản Viên. Cuộc giao tranh giữa hai thần quyết liệt và dữ dội chưa từng thấy. Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh: Nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ ngông cuồng. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hài bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, sức Thủy Tinh đã kiệt, thần Nước dành rút quần. Nhưng oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh , nhưng vẫn không thắng nổi thần Núi, đành rút quân về:

Núi cao, sông hãy còn dài,

Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen...!

Người anh hùng trị thủy thời dựng nước ấy đã trở thành Đức Thánh Tản Viên, vị “phúc thần” của nhân dân ta.

12 tháng 10 2017

đề cử : giới thiệu ra để bỏ phiếu chọn bầu

đề bạt : cử để giữ chức vụ to lớn hơn

đề đạt : cấp dưới trình bày ý kiến , nguyện vọng của mình lên cấp có thẩm quyền giải quyết

đề nghị : đưa ra ý kiến về một việc nào đó để thảo luận , xem xét

độc đáo : đặc biệt , riêng mình đạt tới 

độc đoán : quyết định mọi việc theo ý riêng , không dân chủ bàn bạc 

độc nhất : chỉ có một mà thôi

độc thân : sống một mình , không lập gia đình

độc quyền : nắm quyền một mình

đây là nghĩa của các từ cần giải đáp , mình xin chúc bạn học giỏi

4 tháng 12 2018

Con chó thủy

12 tháng 10 2017

Bài 1:

a)Chia hết cho 12:

 3+32+33+......+32016

= (3+32)+(33+34)+.......+(32015+32016)

= 1(3+32)+32(3+32)+......32014(3+32)

= 1 . 12 + 32 . 12 +........ + 32014 .12

= 12(1+32+......+32014)

Vì 12 chia hết cho 12 => 12(1+32+......+32014) chia hết cho 12 hay C chia hết cho 12

Chia hết cho 39.

3+32+33+......+32016

= ( 3+32+33) + .......+ ( 32014+32015+32016)

= 1(3+32+33) +.........+ 32013( 3+32+33)

= 1.39 +.........+32013.39

= 39.( 1+.....+32013)

Vì 39 chia hết cho 39 => 39(1+......32013) chia hết cho 39 hay C chia hết cho 39

Mk làm bài 1 thôi, bài 2 cũng tương tự như bài này nhé!

CHÚC BN HOK GIỎI!

12 tháng 10 2017

thaks bn nhe

12 tháng 10 2017

Tham khỏa nhé   

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.


 

12 tháng 10 2017

      Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

12 tháng 10 2017

3 bước 

1)mở tủ lạnh ra

2)cho con voi vào

3)đóng tủ lạnh lại 

có 4 bước 

1)mở tủ lạnh ra

2)cho con voi ra

3)nhét con hươu vào

4)đóng tủ lạnh lại

trong họp rừng thiếu con hươu

12 tháng 10 2017

LẠC LONG QUÂN

12 tháng 10 2017

Lạc Long Quân

12 tháng 10 2017

a ) phương thức biểu đạt : miêu tả 

b) biện pháp nghệ thuật : nhân hóa và so sánh ( nếu cần liệt kê ra thì bảo mk )

c) .chủ ngữ: giọt sương 

     vị ngữ : còn lại

mk ko chắc đâu nhé !

chúc các bn học tốt !

12 tháng 10 2017

đừng ai trả lời câu hỏi này nhé các em

a, con ruồi đậu vào mâm xôi có đậu

    con kiến bò vào đĩa thịt bò

b,làm 1 nghề lành còn hơn 9 nghề dở

c va d thì chịu

12 tháng 10 2017

câu là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định , diễn đạt 1 ý tương đối chọn vẹn , dùng để thực hiện 1 mục đích nói năng nào đó .

dâu hiệu nhận biết câu : Khi nói , câu phải có ngữ điệu kết thúc ; khi viết , cuối câu phải đặt 1 trong các dấu câu : dấu chấm , dấu chấm hỏi , dấu chấm than.

chúc các bn học tốt !

11 tháng 10 2017

Câu là một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định, diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nói năng nào đó.