K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Học tập luôn là tài sản quý giá của con người. Vì học tập giúp chúng ta mở mang trí óc,biết được nhiều điều xung quanh chúng ta.Ta có thể học theo nhiều cách ngoài thầy cô,cha ,mẹ, ta còn nên học tập bạn bè,những người hiểu biết rộng hơn chúng ta để thu nhập được một số lượng lớn kiến thức mà mình chưa có hay chưa từng biết đến. Cuộc đời con người chỉ có một con đường dẫn đến thành công là học tập. Nếu như không học học chúng ta sẽ có hiểu biết hạn hẹp, đầu óc sẽ trở nên lú lẫn và từ đó mà ta chẳng thể làm được điều gì cả.Và hãy thử nghĩ xem nếu bạn không học mà tình cờ muốn mua một loại thuốc trong khi bản thân lại không biết chữ thì làm sao bạn có thể mua được nó ;bạn không biết tính toán thì sao mua được đồ ăn? Khi không học chúng ta sẽ khó xử như thế đấy vậy nên chúng ta phải học. Học có chất lượng để hiểu biết,để tận hưởng được hết những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời.

3 tháng 1 2019

cảm ơn nha~~

2 tháng 1 2019

Từ ngàn đời nay, tạo hóa đã ban cho con người thiên nhiên, thứ quý giá nhất của đất trời với biết bao những cảnh vật thật kỳ vĩ và thơ mộng. Những hàng cau xanh mượt mà gửi hình bóng của mình xuống dòng sông thơ mộng êm đềm, không sóng gió. Những thảo nguyên rực rỡ sắc màu với hàng ngàn bông hoa đua nhau khoe sắc. Bầu trời xanh ngắt trên cao với những đám mây bồng bềnh trôi mải miết về tận chân trời. Những tia nắng chói chang của mặt trời xóa đi màn đêm u tối. Những người giản dị, mộc mạc, có tâm hồn đồng cảm, chan hòa với mọi người thì mới cảm nhận được giá trị cũng như nét đẹp của thiên nhiên. Đến với thiên nhiên, con người sẽ cảm thấy như phần nào nhẹ bớt đi những gánh nặng ở trong lòng, tâm hồn như thư thái hơn, mọi lo toan, u sầu trong lòng mỗi người đều tan biến. Trong ta lúc bấy giờ chỉ còn một khoảng không diệu kỳ. Khoảng không của lòng nhân ái, tình yêu thương của chính ta với thiên nhiên.Vậy đó, thiên nhiên là như thế đó, hạnh phúc sao khi được sống cùng với thiên nhiên món quà kỳ diệu của tạo hóa ban tặng cho con người.

P/s tham khảo nha

2 tháng 1 2019

Thiên nhiên ư? Khi nhắc đến 2 từ ấy lòng em lại bồi hồi xen lẫn đó là niềm xúc động khi nghĩ về nó, nơi mà con người sinh ra và tồn tại được. Thiên nhiên khi mà nhắc đến thì chúng ta sẽ nghĩ đó là những bờ biển xanh biếc rộng mênh mông, những cánh rừng phủ đầy cây xanh, những bông hoa ngát hương, bầu không khí trong lành, những mảnh đất tơi xốp và màu mỡ,.... rất nhiều. Thiên nhiên bao la, to lớn như vậy mà. Nhưng chúng ta đã làm gì để bảo vệ thiên nhiên hay chúng ta đang phá hủy môi trường sống của chính mình mà không hay biết? Hãy tự nhìn nhận mà xem, thiên nhiên cho chúng ta bao nhiêu chúng ta lại càng phá hoại bấy nhiêu, rồi dần dần đến một lúc nào đó nó ko thể chịu đựng được nữa, Trái Đất sẽ bị hủy diệt bởi những cơn sóng thần, những trận động đất kinh hoàng,.... Tất cả đều do ý thức của con người, hãy " một người vì mọi người, mọi người vì một người " cùng nhau bảo vệ và xây dựng thiên nhiên để chúng ta có một cuộc sống tốt hơn. Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, đừng để phải hối hận, mình và các bạn cùng chung tay xây dựng và bảo vệ thiên nhiên nhé.

''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''(Ngữ Văn 7, tập 1)a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn...
Đọc tiếp

''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''
(Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn văn).
b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
c. Chỉ ra các từ láy có trong câu văn trên.
d. Đoạn văn trên có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
e. Câu văn trên giúp em cảm nhận được điều gì?


Mong các bạn giúp tớ ạ, tớ đang cần rất gấp để chuẩn bị cho thi học kì, tớ thật sự cảm ơn và sẽ tick cho các bạn giúp mình càng sớm càng tốt. Tớ cảm ơn các cậu nhiều <33

    1
    GN
    GV Ngữ Văn
    Giáo viên
    3 tháng 1 2019

    a. Câu văn trên trích từ Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng. Tác giả viết bài bút kí trên trong hoàn cảnh: cảm nhận được hương vị cũng như dư vị còn lại của ngày tết. Tết đến, xuân về, trong màn mưa xuân giăng mắc khắp chốn đã làm rộn lên trong lòng tác giả một cảm xúc, thôi thúc tác giả cầm bút.

    b. Phương thức biểu đạt chính: vì là bút kí nên phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (mặc dù tác phẩm được viết dưới hình thức tự sự)

    c. Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa

    d. Đoạn văn trên có sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê.

    - Điệp ngữ: mùa xuân của tôi, mùa xuân, mùa xuân => tác giả muốn nhấn mạnh nét đặc trưng riêng của mùa xuân miền Bắc Bộ.

    - Liệt kê: có... có... có... => tác giả đang chỉ ra những nét đặc trưng gây mê đắm lòng người của mùa xuân đất Bắc.

    e. Qua câu văn trên em thêm yêu và trân trọng ngày tết trên quê hương, đó là vẻ đẹp, thể hiện văn hóa truyền thống và thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền.

    GN
    GV Ngữ Văn
    Giáo viên
    3 tháng 1 2019

    Thơ Bác đầy trăng. Trăng vừa là người đồng hành, vừa là người bạn tâm giao, vừa nói lên nỗi lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên của Bác....

    - Người bạn đồng hành:

           Trăng vào cửa sổ đòi thơ

    Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

          Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

      Ấy tin thắng trận liên khu báo về

    => Trăng như là người bạn đồng hành, trăng chờ người chiến sĩ luận bàn việc công xong để được tâm tình, tâm giao với người chiến sĩ cách mạng. Trăng trong tình huống ấy đã trở thành người bạn đồng hành, theo sát người chiến sĩ trên mỗi chặng đường.

    - Thể hiện tình yêu thiên nhiên:

          Rằm xuân lồng lộng trăng soi

    Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

         Giữa dòng bàn bạc việc quân

       Ấy tin thắng trận liên khu báo về

    => Người chiến sĩ trong những giờ phút luận bàn việc chiến đấu, căng thẳng là thế nhưng vẫn mở rộng tâm hồn mình để giao hòa với thiên nhiên. Trăng khi này không chỉ là người bạn đồng hành mà còn thể hiện tình yêu thiên nhiên, chất lãng mạn trong một tâm hồn thép của người chiến sĩ.

    - Thể hiện tình yêu nước

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

    => Ánh trăng chiến khu soi sáng cả rừng cây, đồng thời cũng soi tỏ nỗi lòng của người chiến sĩ cách mạng không ngủ được. Bác không ngủ được vì còn lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến của ta làm sao để tới được ngày toàn thắng.

    Hoặc

    Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

    Đối thử lương tiêu nại nhược hà

    Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

    Nguyệt tòng song khích khán thi gia

    => Tình yêu nước của người chiến sĩ cách mạng thể hiện qua tinh thần lạc quan, chất thép. Người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù ngục, thú vui ngắm hoa, thưởng nguyệt, uống rượu vẫn được Bác tận hưởng một cách đặc biệt nhất. Không rượu, không hoa, ánh trăng thì bị song sắt nhà tù chia cắt, nhưng trăng vẫn hướng tới người chiến sĩ cách mạng qua song sắt, như nguồn động viên an ủi, khích lệ. Trong hoàn cảnh tù đày là vậy mà Bác vẫn cảm nhận ánh trăng, tận hưởng và tâm tình với ánh trăng => Tâm hồn yêu thiên nhiên, chất thép trong người chiến sĩ cách mạng, tình yêu nước.

    5 tháng 1 2019

    Ngoài tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh còn để lại nhiều bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú đẹp đẽ chứa chan tình yêu nước thương dân.

    Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên. Những vần thơ trăng của Bác đẹp lắm. Nhà văn Hoài Thanh nhận xét.
     
    “Thơ Bác đầy trăng”
     
    “Thơ Bác đầy trăng”- “thơ trong tù”, thơ chiến khu... có nhiều bài, nhiều bài thơ nói về trăng xinh đẹp và trữ tình.
     
    Trước hết nói về thơ trăng trong “ Nhật kí trong tù”, “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, có hoa để thưởng trăng. Trăng là một người bạn thân từ phương Trời xa, vượt qua song sắt nhà tù đến thăm Bác. Trăng được nhân hóa tuyệt đẹp: có ánh mắt và tâm hồn. Vượt lên mọi cơ cực cảnh tù đày,
     
    Bác say sưa ngắm vầng trăng. Trăng với Bác lặng lẽ nhìn nhau, cảm động. Bài thơ lại một tư thế ngắm trăng hiếm thấy: một tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, tạo  một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ - chiến sĩ. Trăng hữu tình nên thơ. Trăng với người tù cảm thông chan hòa trong mối tình tri kỉ:
     
    “Người ngắm trăng soi  ngoài cửa sổ
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
     
    “Ngắm trăng” đã phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng sống hướng về , trong sáng, tự do của Bác trong cảnh tù đày.
     
    Tiếp theo, ta nói đến thơ trăng chiến khu của Bác. Có gì đẹp hơn gió núi, trăng ngàn?. “Rằm tháng giêng” là một bài thơ trăng kì diệu. Hai câu đầu là cảnh trăng
    xuân sông nước... Một màu xanh bao la bát ngát: Sông xuân, nước xuân, Trời xuân lung linh dưới vầng trăng đêm nguyên tiêu. Ba chữ trong nguyên tác là một gam màu nhẹ, sáng và tươi mát:
     
    “Rằm xuân lồng lộng trăng soi
    Sóng xuân nước lẫn màu Trời thêm xuân”
     
    Hai câu thơ cuối ghi lại công việc của Bác trong đêm rằm tháng giêng: giữa khói sóng của dòng sông, Bác “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nửa đêm, con thuyền chở đầy ánh trăng vàng quay về bến:
     
    “Giữa dòng bàn bạc việc quân,
    Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
     
    Con thuyền của lãnh tụ trở thành con thuyền của thi nhân chở đầy ánh trăng vàng. Sự xuất hiện của vầng trăng cho ta thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.
     
    Trong khói lửa chiến tranh ác liệt, căng thẳng, bận rộn “ việc quân, việc nước” nhưng Bác vẫn ung dung, lạc quan yêu đời. “nguyệt mãn thuyền” (trăng đầy thuyền) là một hình tượng thơ cổ kính, mĩ lệ rất độc đáo.
     
    Có vầng trăng “bơi theo “con thuyền của lãnh tụ trên dòng sông Đáy miên mang giữa núi rừng chiến khu Việt Bắc: “ Sao đưa  thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo” (Đi thuyền trên sóng Đáy). Có vầng trăng đến “đòi thơ” như bạn tri âm, cùng Bác chia vui tin thắng trận. Trăng xuất hiện thì chuông lầu đêm thu reo lên, tin thắng trận dồn dập báo về... Cái đẹp gắn liền với niềm vui. Trong cảnh tù đày, trăng đã đến với Bác thì trong máu lửa chiến tranh, trong mềm vui thắng trận, trăng cũng không thể nào vắng bóng:
     
    “Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
    Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
     
    Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
    Ấy tin thắng trận liên khu báo về”
    (tin thắng trận - 1948)
     
    Có vầng trăng thu dát vàng núi rừng đêm khuya, cổ thụ, ngàn hoa hiện dưới vầng trăng làm cho cảnh khuya đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm vầng trăng nghe tiếng suối chảy “trong như tiếng hát xa” lòng bồi hồi, xúc động:
     
    “Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
    Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
    (Cảnh khuya -1947)

    Thiếu nhi, lớp măng non của dân tộc không thể nào quên vầng trăng thu thuở Bác yêu thương các cháu cho nên khi ngắm trăng Trung thu, Bác lại nhớ các cháu gần xa. Tấm lòng của Bác như vầng trăng thu ngời sáng:
     
    “Trung thu trăng sáng như gương,
    Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.
     
    Có vầng trăng ước hẹn một ngày mai chiến thắng. Nước nhà độc lập, thanh bình , Bác thanh thản trở về cuộc sống bình dị, chan hòa với thiên nhiên:
     
    “Kháng chiến thành công ta trở lại
    Trăng xưa, hạc cũ với xuân này”
    (Cảnh rừng Việt Bắc)
     
    Kể sao hết vầng trăng trong thơ Bác Hồ, bời lẽ “thơ Bác đầy trăng”, thơ Bác đầy trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng trên mọi nẻo đường Bác đã đi. Có vầng trăng trong cảnh tù đày. Có vầng trăng kháng chiến. Có vầng trăng thanh . Bác nói nhiều về trăng thu. Bác yêu thiên nhiên, sống lạc quan yêu đời cho nên hồn Bác lúc nào cũng hướng về ánh sáng, về cái đẹp. Trăng là biểu tượng cho vẻ vĩnh hằng, là bạn tri âm của tao nhân mặc khách. Bác là một nhà thơ yêu trăng.
     
    Ca dao, dân ca, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến... có nhiều bài thơ tuyệt tác nói về trăng. Thơ Đường, nổi bật nhất là thơ Lí Bạch dào dạt ánh trăng.
     
    Bác Hồ đã kế thừa tinh hoa thơ ca cổ để viết nên những bài thơ trăng kiệt tác.
     
    Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của non xanh nước biếc. Bác trăng, viết nhiều thơ về trăng vì Bác giàu lòng yêu thương con người. Trăng trong Bác chiếu sáng một tấm lòng hồn hậu đối với thiên nhiên tạo vật, đối với nhân dân và đất nước quê hương thiết tha, gắn bó.
     
    Trăng đã góp phần làm cho thơ Bác thêm đặc sắc. Thơ Bác vừa thực vừa mộng, vừa mang màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại, đậm đà thi vị. Trăng đã tạo nên  gương mặt, bản sắc và tính thẩm mĩ trong thơ Bác.
     
    Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Đọc thơ trăng của Bác Hồ, tâm hồn mỗi người chúng ta thêm giàu có, trong sáng, biết hướng tới ngày mai, vươn tới ánh sáng mà đi tới phía trước. Chúng ta càng yêu thêm cảnh trí non sông.
     
    Yêu cái đẹp trong thơ trăng của Bác, cái đẹp trong thơ trăng cổ nhân, chúng ta học tập tình yêu nước, thương dân của Bác. Ước sao đất nước tỏa sáng vầng trăng hoà bình, trăng thu tròn và đẹp cho tuổi thơ, trăng đến với mọi người, mọi nhà trong ấm no, hạnh phúc.

    2 tháng 1 2019

    Tình bạn là những thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và đáng trân trọng. Bởi tuy không có quan hệ máu mủ với nhau nhưng những ai coi nhau là bạn bè đều tin tưởng lẫn nhau. Họ biết quan tâm giúp đỡ, đồng cảm và luôn ở cạnh nhau, sẻ chia với nhau và chẳng ngại những lời nhắc nhở khiển trách khi ta sai và cũng hết lòng ở bên lúc ta chẳng may “lạc đường”.

    Tình bạn tuổi học trò vô cùng đáng quý. Một người bạn chân thành sẽ giúp bạn vươn lên trong học tập, cùng nhau cố gắng đạt được những mơ ước. Bạn bè tốt sẽ giúp ta xa lánh cái xấu học tập những điều đáng quý đẹp đẽ trong cuộc sống. Bạn bè tuổi học trò là cùng nhau làm những điều nhỏ bé, góp nhặt những kỷ niệm thành tình thương, cùng nhau ôn bài những ngày thi cử căng thẳng, rồi cùng nhau phấn đấu đạt kết quả cao, cùng nhau rong ruổi khắp những hàng quán ăn vặt ven đường và cùng nhau nô đùa quậy phá.

    Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình, ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chỉ có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít. 

    Sự chân thành là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Ngoài sự chân thành còn cần sự tôn trọng. Bất cứ một mối quan hệ nào cũng cần được xây dựng trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau và tình bạn cũng vậy. Sự tôn trọng của bạn đối với người tri kỷ sẽ là một bước đệm để tình bạn của hai người ngày càng bền chặt. Chân thành và tôn trọng đã có, yếu tố tiếp theo là sự thấu hiểu.


    Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau.

    Sự đồng cảm của bạn, những hành động nhỏ thể hiện sự sẻ chia cũng là đủ đối với họ rồi. Đôi khi họ cần lắm một bàn tay lau nước mắt. Họ cần lắm một bờ vai để tựa vào. Họ cần lắm nụ cười sẻ chia khi bước trên đỉnh vinh quang. Chẳng lẽ những thứ đơn giản ấy bạn cũng không thể cho đi? Tình bạn không phải là thứ để vụ lợi hay lợi dụng điều gì. Bạn hãy cứ cho đi rồi bạn cũng sẽ nhận về những gì xứng đáng. 

    Bạn cho đi yêu thương, trái tim bạn sẽ nồng nàn, ngọt ngào và phong phú. Bởi sống là để yêu thương và được yêu thương nên hãy đừng ngần ngại mà trao đi trái tim mình. Tình bạn là một thứ tốt đẹp. Nó khiến cho cuộc sống của bạn nhiều màu sắc hơn. Nó cũng là một động lực để bạn bước tiếp trên con đường đầy chông gai này. Để có được một người đồng hành trong cuộc sống thì bạn hãy trở thành người đồng hành của ai đó trước.

    Ông cha ta từng có câu: "chọn bạn mà chơi". Thật đúng như vậy." Bạn" là một thứ quý giá. Việc lựa chọn "bạn" là một điều hết sức cần thiết. Nhưng chọn bạn không phải là sự toan tính của ngày nay mà là chọn những người bạn đối xử với ta thật lòng. Ai cũng nói rằng lòng người khó đoán. Ta không thể hiểu hết được những gì họ đang suy nghĩ trong đầu đâu. Nhưng hãy cảm nhận theo chính trái tim của mình. 

    Tình cảm là thứ không giới hạn bởi trái tim vẫn đập nhịp nhàng. Đừng vì một chút đau thương mà khiến mình chai sạn. Hãy cứ yêu thương nhau, hãy cứ trân trọng nhau để cuộc đời thêm ý nghĩa. Tình bạn đẹp lắm. hãy biết sẻ chia để được sẻ chia, hãy biết đồng cảm để được đồng cảm, hãy chân thành để có những người bạn chân thật, hãy yêu thương không cần biết ngày mai thế nào, hãy để những người bạn coi bạn là tri kỷ,...để cuộc đời này thêm ý nghĩa, sống để yêu thươngvv

    2 tháng 1 2019

    Bn có thể vào link sau tham khảo : 

    Câu hỏi của Bắc Xử Nữ - Ngữ Văn lớp 7 - Học toán với OnlineMath

    Link đó có bài do chính mik vt nhak 

    Tham khảo . Hk tốt 

    I - Bài tập nhận thức kiến thức mới

    Bài tập 1 (trang 85 VBT Sinh học 8): Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?

    Trả lời:

    - Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai...

    - Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe con người

    Bài tập 2 (trang 85 VBT Sinh học 8): Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?

    Trả lời:

    Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Ở cơ thể khỏe mạnh, thân nhiệt ở mức 37ºC và dao động không quá 0,5ºC.

    Bài tập 3 (trang 85-86 VBT Sinh học 8):

    1.Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đi đâu và để làm gì?

    2.Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?

    3.Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào; còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?

    4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?

    5.Từ những ý kiến trả lời trên, hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt.

    Trả lời:

    1.Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra, được máu đưa đi khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

    2.Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hoạt động hô hấp, qua da và qua ra mồ hôi.

    3.- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

    - Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.

    4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.

    5.Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt và giữ nhiệt.

    Bài tập 4 (trang 86-87 VBT Sinh học 8):

    1.Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?

    2.Vào mùa hè, chúng ta cần làm gì để chống nóng?

    3.Để chống rét, chúng ta phải làm gì?

    4.Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?

    5.Việc xây nhà ở, công sở … cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?

    6.Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?

    Trả lời:

    1.Chế độ ăn uống:

    - Vào mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước, nhiều vitamin như: rau, hoa quả…

    - Vào mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu prôtêin, thức ăn nóng.

    2.Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:

    - Đội nón (mũ) khi ra nắng.

    - Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.

    - Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.

    - Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng.

    3.Trời lạnh cần:

    - Giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.

    - Bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió.

    4.Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh vì rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

    5.Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh sau: cần phải bố trí thoáng mát, phải trồng nhiều cây xanh, hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.

    6.Trồng cây xanh cũng là một biện pháp chống nóng vì cây xanh hấp thụ ánh sáng mặt trời làm giảm nhiệt độ môi trường, làm mát môi trường xung quang bằng quá trình thoát hơi nước và tạo bóng mát.

    II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

    1. Hãy giải thích cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người.

    Thân nhiệt người luôn ổn định, vì cơ thể người có các cơ chế điều hòa thân nhiệt như tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi … để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.

    2. Cần rèn luyện thân thể như thế nào để tăng khả năng chịu đựng nhiệt độ môi trường?

    Cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng, lạnh một cách hợp lí.

    III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

    Bài tập 1 (trang 87 VBT Sinh học 8): Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.

    Trả lời:

    - Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể.

    - Khi trời oi bức, độ ẩm không khí thấp, mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, mồ hôi tiết nhiều, cơ thể khó chịu.

    - Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể.

    Bài tập 2 (trang 88 VBT Sinh học 8): Hãy giải thích các câu:

    - “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.

    - “Rét run cầm cập”.

    Trả lời:

    - Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời rét chóng đói.

    Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chóng khát.

    - Khi trời quá lạnh, các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.

    Bài tập 3 (trang 88 VBT Sinh học 8): Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?

    Trả lời:

    - Đi nắng cần đội mũ nón.

    - Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.

    - Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.

    - Khi trời nóng không nên lao động nặng.

    - Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân ; không ngồi nơi hút gió.

    - Không nên chơi thể thao vào những ngày trời rét.

    - Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

    - Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.

    Bài tập 4 (trang 88-89 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở câu trả lời đúng nhất.

    Trả lời:

    Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày để đề phòng:

    1.Cảm nóng cần chú ý các điểm sau

     a) Tắm ngay khi người đang nóng nực.
     b) Nghỉ ngơi nơi có nhiều gió để mồ hôi khô nhanh, hạ nhiệt nhanh.
     c) Hạ nhiệt một cách từ từ.
     d) Tránh ngồi chỗ có gió lùa.
    xe) Gồm c và d.

    2.Cảm lạnh cần chú ý các điểm sau

     a) Mặc thật nhiều quần áo.
     b) Mặc đủ ấm.
     c) Ngâm chân nước muối nóng khi thấy lạnh và uống nước gừng nóng.
    xd) Gồm b và c.
     e) Gồm a và c.
    2 tháng 1 2019

    Với tuổi học trò, ai cũng có những bồi hồi, nao nao của buổi tựu trường. Nhưng với em có lẻ ngày đầu tiên bước vào cảnh cửa trường trung học phổ thông… là ngày đáng nhớ nhất. Bao niềm vui, sự hãnh diện, rụt rè và bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với những ấn tượng đẹp đẽ.

    Ngày đầu tiên đến trường, đó là một ngày nóng bức, ngoài trời nhiệt độ lên đến ba mươi chín độ xê, tầm nhìn xa trên mười ki lô mét, không khí tuy trong lành nhưng nóng quá làm cho tôi đổ mồ hôi ướt hết cả áo.

    Đêm trước đó, đa số ai cũng không yên vì lo lắng, mong chờ ngày đến trường nhưng tôi thì lại khác, tôi ngủ ngon lắm. Sau khi chuẩn bị các thứ cần thiết thì tôi lên giường nằm ngủ với những giấc mơ đẹp đẽ.

    Ngày hôm đó, tôi dậy thật sớm lúc năm giờ, tôi dậy ăn sáng và chơi game nhưng khi vừa bước ra khỏi nhà một cái thì tự nhiên tôi cảm thấy hồi hộp sao sao à (lạ thiệt).

    Từ cổng trường đi vào là một hàng cây hoa sữa tỏa ngát hương thơm khắp trường, nhưng có một số bạn dị ứng với mùi hoa sữa tỏa ngát nổi mề đay cả người (tội nghiệp thiệt). Bên phải là hồ nuôi cá ở giữa có cái hòn non bộ đẹp dã man, to ơi là to, kề cạnh hồ là dãy nhà ba tầng màu vàng choé to khủng khiếp, đồ sộ như một tòa lâu đài.

    Tôi dường như choáng ngợp trước những gì diễn ra ở trước mắt và cảm thấy rất là tự hào, sung sướng khi là một học sinh của ngôi trường như thế này”. “Trống trường vang lên âm thanh rộn rã, vang xa đánh dấu trong tôi bước ngoặt lớn, nó lùa vào trái tim băng giá của tôi một cảm xúc vô cùng xao xuyến.

    Tôi biết là từ hôm nay tôi đã bước vào môi trường mới, đẳng cấp và lợi hại nhiều hơn xưa (phải công nhận có một số bạn vừa học giỏi vừa dễ thương dễ sợ (điển hình là bạn…). Vậy là từ giây phút khoảnh khắc thiêng liêng đó tôi đã chính thức làm học sinh của một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống vẻ vang, đẹp đẽ – trường trung học phổ thông…

    Tôi hứa sẽ quyết tâm học hành và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống nhà trường. Đó là những cảm xúc, suy nghĩ vô cùng chân thật của tôi khi lần đầu tiên đặt chân vào ngôi trường cấp 3 danh tiếng mà tôi từng ao ước được học.

    Những kỉ niệm đó sẽ mãi đọng lại trong tim tôi. Xin chào cô giáo và các bạn. Hẹn gặp lại vào các bài tập làm văn lần sau.

    2 tháng 1 2019

    Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

    Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

    Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

    Côn Sơn suối chảy rì rầm

    Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

    Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

    Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

    Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

    Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

    Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

     Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

    Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

    Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

    Trong tù không rượu cũng không hoa

    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

    (Ngắm trăng)

    Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

     Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

    Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

    Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

    Một canh, hai canh, lại ba canh

    Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

    Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

    Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

    (Không ngủ được)

    Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

    Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.


    Chúc bạn học tốt ~

    Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

    Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

    Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

    Côn Sơn suối chảy rì rầm

    Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

    Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

    Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

    Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

    Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

    Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

     Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

    Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

    Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

    Trong tù không rượu cũng không hoa

    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

    (Ngắm trăng)

    Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

     Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

    Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

    Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

    Một canh, hai canh, lại ba canh

    Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

    Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

    Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

    (Không ngủ được)

    Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

    Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.


    GOOD!

    2 tháng 1 2019

    Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ dược nhiều người yêu thích. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình, vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thợ đầu tay Tơ tầm – Chồi biếc (in chung – 1963), Xuân Quỳnh gây được sự chú ý bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.
    Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.
    Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.
    Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bèn xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:
    Trên đường hành quân xa
    Dừng chân bèn xóm nhỏ

    Tiếng gà cũ nhảy ổ
    Cục… cục tác cục ta
    Nghe xao động nắng trưa
    Nghe bàn chân đờ mỏi
    Nghe gọi về tuổi thơ
    Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng : Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.
    Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, Cái áo cánh chúc bầu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuồi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:
    Tiếng gà trưa
    Mang bao nhiều hạnh phúc,
    Đêm cháu về nằm mơ
    Giấc ngủ hồng sắc trứng.
    Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:
    Cháu chiến đấu hôm nay
    Vì lòng yêu Tổ quốc
    Vì xóm làng thân thuộc
    Bà ơi, cũng vì bà
    Vì tiếng gà cục tác
    Ổ trứng hồng tuổi thơ
    Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

    Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc...

    Câu 3 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Ở phần thứ hai, tác giả tập trung nói về con người Sài Gòn với những điểm chung về cư dân, phong cách nổi bật với những nét độc đáo riêng:

         + Sài Gòn là nơi tụ hội của con người khắp bốn phương hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn

         + Phong cách nổi bật của người Sài Gòn: tự nhiên, chân thành, cởi mở, táo bạo mà vẫn ý nhị

         + Tác giả khẳng định những nét đẹp của người Sài Gòn qua gần năm mươi năm thực tế hiểu biết

         + Tính cách của người Sài Gòn biểu hiện mạnh mẽ nhất trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trải qua thử thách hoàn cảnh của lịch sử.

    Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục, cử chỉ, dáng điệu ngây thơ, nhiệt tình, tươi vui.

    Câu 4 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

    Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm tác giả đối với Sài Gòn:

    - Tác giả khẳng định chắc chắn tình cảm của mình đối với Sài Gòn

    - Niềm khao khát cháy bỏng của tác giả rằng các bạn trẻ yêu lấy Sài Gòn

    → Tình yêu với thành phố trẻ Sài Gòn tồn tại, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tác giả mong muốn thế hệ trẻ yêu Sài Gòn như tình yêu mà tác giả dành cho thành phố này.