Một số câu vận dụng cao về động vật nguyên sinh , mình đang cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 | Con người quý giá hơn tiền bạc | Đề cao giá trị con người | Răn dạy con người biết quý trọng bản thân, biết tạo lập giá trị tự thân |
2 | Răng, tóc là phần thể hiện tính nết của con người | Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người | Rèn dũa con người từ những điều nhỏ nhất về hình thức |
3 | Khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, thiện lương | Trong hoàn cảnh khó khăn, cần giữ nhân cách tốt đẹp | Răn con người nên không được tham lam, làm liều ngay cả khi thiếu thốn, khó khăn. |
4 | Cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mực | Cần phải học các hành vi ứng xử văn hóa | Học cách ăn nói, giao tiếp lịch sự, hòa ái với mọi người. |
5 | Cần phải có thầy cô hướng dẫn, dạy bảo | Coi trọng vị thế, vai trò của người thầy trong giáo dục | Khuyên con người biết lễ nghĩa, tôn kính thầy cô |
- Cọp dữ Mông Dương.Nước độc Hà Tu.
Ra đây bụng ỏng,mặt phù chân sâu.
( Hà Tu là vùng mỏ ở tỉnh Quảng Ninh.Chứng chân sâu đi kèm với bệnh sốt rét thấy ở vùng Quảng Ninh và ở nhiều nơi khác là chứng lở loét nổi tiếng vì khó trị nên mới được gọi là chứng sâu Quảng ).
- Hồng Gai có núi Bài Thơ
Có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên.
- Đồn Cẩm Phả sơn hà bát ngát
Huyện Hoành Bồ đồi cát mênh mông
Ai ơi, đứng lại mà trông
Kìa khe nước độc, nọ ông hùm già
Việc gì mà rủ nhau ra
Làm ăn cực khổ nghĩ mà tủi thân
- Cái cân có quỷ có ma
Gạo vào một lối, gạo ra một đường
Thẻ tôi ba mươi sáu kí rõ ràng
Về nhà khảo lại chỉ còn mười lô.
( Ca dao vùng mỏ )
( Cái cân cân gạo của bọn nhà thầu đất mỏ )
- Bảo không đi không biết Bàng Gianh
Đi ra cái áo một manh không còn
Bảo không đi không biết Hồng Gai
Đi ra cái khố một phai mà về.
( Ca dao vùng mỏ )
( Các địa danh thuộc tỉnh Quảng Ninh, tên các mỏ than ).
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.
Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào, nhộn nhịp, sum suê,..
Từ ghép: đỉnh núi, dòng người, xe cộ, đường phố,..
Bài tham khảo 1:
Buổi sáng mùa hè ở quê hương thật yên lành và trong trẻo. Sau một đêm dài, ông mặt trời thức giấc từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên đánh thức nhân gian. Vạn vật đang ngủ say bỗng bừng lên trong nắng sớm. Những giọt sương như hạt ngọc trời long lanh vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá, giăng mắc trên những lùm cây tạo một sự huyền ảo mơ hồ. Chú gà trống dường như cũng thức giấc cùng ông mặt trời, đứng trên đống rơm gáy vang bài ca quen thuộc chào đón ngày mới. Màu xanh của cây được ánh nắng chiếu vào trở nên tươi tắn, rực rỡ hơn, tràn đầy nhựa sống. Những chú chim cũng rời tổ bay lượn khắp trời, vui vẻ hót lên những khúc ca hay nhất để ca ngợi quê hương yên bình và hạnh phúc.
- Từ láy: vui vẻ, long lanh,..
- Từ ghép: mặt trời, ánh nắng,...
Gửi người hùng của con!
Khi đặt bút viết lá thư này, con tự hỏi người hùng trong con là ai, và con chỉ có duy nhất một câu trả lời chính là mẹ.
Mẹ, người phụ nữ tần tảo nuôi dưỡng con suốt 14 năm qua. Mẹ là người phụ nữ nhiễm HIV, kể từ ngày con sinh ra đời cũng là ngày mà cả khu phố tất cả mọi người đều tránh xa hai mẹ con mình.
Trong mắt con chỉ có mẹ, bố là một ai đó vô cùng xa lạ. Con chỉ được nghe về bố từ bà ngoại. Bà kể, mẹ yêu bố nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khác biệt nên hai người không thể đến được với nhau một cách danh chính ngôn thuận.
Mẹ và bố vẫn yêu nhau cho tới khi bố biết mình bị nhiễm HIV. Dù giấu giếm nhưng mọi người xung quanh biết bố đã mắc phải căn bệnh thế kỉ ấy. Cái án bệnh HIV lại lan sang mẹ. Bà nói, những tháng ngày mẹ mang thai, cả xã tránh xa mẹ. Mẹ lên tận Bệnh viện tỉnh cách nhà 40 km để sinh ra con.
Con ra đời, cả xóm làng xa lánh, ông bà nội kiên quyết không đón nhận mẹ con mình. Bà ngoại còn nói chẳng ai bế con vì họ sợ lây nhiễm HIV. Đến năm con 3 tuổi, mẹ và bà mừng rơn vì con được thông báo không nhiễm HIV nhưng xóm làng có ai hiểu.
Rồi bố không may gặp tai nạn và qua đời. Bà cũng nói, khi còn sống bố là người có trách nhiệm, khi biết mẹ mang thai bố chuyển đến ở cùng hai mẹ con để tiện chăm sóc. Bố mất đi hai mẹ con mất đi chỗ dựa.
Con biết mẹ đã phải khổ cực thế nào để kiếm tiền nuôi con. Mẹ đã phải lăn lộn khắp nơi đi xin việc để có thể lo cho con một cuộc sống no đủ. Đã có lúc mẹ ngồi ở một góc tối và khóc 1 mình vì không thể tìm được công việc tử tế do mọi người kì thị do nhiễm HIV.
Con nhớ ngày con vào lớp 1, đến trường bạn bè xa lánh, bố mẹ của các bạn trong lớp cũng cấm con mình chơi cùng con. Thậm chí, bạn cùng bàn còn gọi con là con nhà Ết. Tuy ở tuổi đó con chưa hiểu Ết là gì nhưng con ghét cay ghét đắng mẹ ạ. Con không nói cho mẹ biết nhưng con đã đem chuyện đó kể lại cho bà ngoại nghe.
Sau này, mẹ đi làm tại một tổ chức tuyên truyền phòng chống HIV ở Hải Phòng. Từ đó hai mẹ con mình phải xa nhau. Con còn nhớ mỗi lần về thăm mẹ đều mang cho con đồ ăn ngon, quần áo đẹp và luôn động viên con phải cố gắng hơn trong cuộc sống.
Để tiện chăm sóc và có điều kiện học tập tốt hơn, mẹ đã đưa con ra thành phố để ở cùng. Mẹ đi khắp nơi tuyên truyền và chia sẻ với những người đang mắc phải căn bệnh HIV giống như mình. Con nhớ có lần mẹ vừa về tới nhà đã ôm chặt lấy con và khóc khi hôm đó mẹ cùng các cô chú trong hội lúc đi vận động bị đuổi đánh thậm tệ. Nhìn chân tay mẹ bầm tím con rất xót xa, lúc ấy mẹ nói dù có khó khăn thế nào nhưng nghĩ đến con, vì con nên mẹ đã cố gắng vượt qua tất cả.
Khi con lớn hơn, mẹ bắt đầu kể nhiều cho con về bố, cả căn bệnh mà cả hai người đều mắc phải. Mẹ nói với con bệnh không đáng sợ và con đừng ngại khi bị mọi người xa lánh. Hãy tự lập và phải vươn lên để chiến thắng bản thân, chiến thắng cuộc sống khắc nghiệt này.
Con vẫn còn nhớ như in hồi con vì đánh nhau với bạn mà mẹ phải chịu thay đòn roi từ mẹ của bạn kia. Con cũng mãi nhớ những đêm mẹ phải làm thêm tới 2 - 3 giờ sáng để có thu nhập lo cho cuộc sống của cả nhà, khi thì gấp phong bì, lúc thì đính hạt cườm hay thêu tay.
Cuộc sống của mẹ vất vả, mẹ phải làm hết mọi việc như người đàn ông. Khi ấy con bỗng ước mình có thể giúp đỡ mẹ và ước gì bố còn sống. Dù mang căn bệnh thế kỷ nhưng chí ít còn có ông ở bên đỡ đần và cùng mẹ trải qua quãng thời gian khó khăn. Đôi khi con cũng thầm nghĩ nếu mình mang căn bệnh giống mẹ thì cả hai mẹ con sẽ cùng nhau đi trên con đường dài hơn.
Năm ngoái, mẹ bị suy giảm miễn dịch rồi qua đời. Sau 18 năm mắc HIV mẹ đã rời xa con, rời xa bà ngoại để đến một thế giới mà con nghĩ sẽ yên bình và hết thị phi. Bà ngoại khóc nhiều lắm mẹ ạ, bà nói mẹ sống 18 năm với HIV là một điều may mắn, ngày bà biết mẹ mắc căn bệnh này bà tưởng đã mất con. Nhiều khi bà đã mua chai thuốc sâu về bảo mẹ cùng chết nhưng nhờ nghị lực và sự kiên cường mẹ đã xin bà mạnh mẽ lên để chống lại xa lánh, dị nghị của xã hội.
Mẹ con là thế từ khi mang bệnh, đẻ ra con rồi đến khi qua đời bà luôn là người anh hùng. Chưa một lần mẹ bỏ cuộc, bỏ qua dư luận mẹ vẫn nuôi con và chăm sóc bà. Khi mẹ đi xa, cuộc sống của con chỉ còn bà ngoại nhưng hai bà cháu vẫn kể về những câu chuyện mà mẹ đã làm đó là tuyên truyền về phòng chống HIV cho cộng đồng. Hai bà cháu tự hào về mẹ lắm. Người anh hùng trong con là mẹ.
Thân mến!
Sinh thời,bác hồ thường căn dặn đồng bào,đồng chí...phần còn lại rất dài mình chỉ viết thế thôi
nhớ k cho mình nha
Câu 1: Đại diện nào của ngành Động vật nguyên sinh trong quá trình dinh dưỡng xuất hiện enzim tiêu hóa?
A. Trùng kiết lị. B. Trùng giày. C. Trùng roi. D. Trùng biến hình.
Câu 2: Trùng roi xanh hô hấp bằng cách nào?
A. Qua không bào co bóp và qua màng tế bào.
B. Nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào.
C. Qua không bào tiêu hóa.
D. Qua không bào co bóp.
Câu 3: Trùng roi thường sống ở đâu?
A. Trong các cơ thể động vật.
B. Trong các cơ thể thực vật.
C. Trong nước ao, hồ, đầm, ruộng và các vũng nước mưa.
D. Trong nước biển.
Câu 4: Chân giả của trùng biến hình được tạo thành nhờ:
A. Không bào co bóp. B. Không bòa tiêu hóa.
C. Nhân. D. Chất nguyên sinh.
Câu 5: Trùng roi xanh di chuyển bằng cách nào?
A. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển.
B. Không bào co bóp hút và thải nước tạo áp lực cho cơ thể di chuyển.
C. Không bào co bóp và điểm mắt giúp cơ thể di chuyển.
D. Cơ thể uốn lượn tạo áp lực để di chuyển.
Câu 6: Cấu tạo cơ thể trùng roi gồm có:
1. Nhân.
2. Hạt diệp lục.
3. Hạt dự trữ.
4. Màng cơ thể.
5. Không bào co bóp.
6. Điểm mắt.
7. Roi.
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. B. 1, 3, 5, 7.
C. 5, 6, 7. D. 1, 2, 3, 4.
Câu 7: Cách nuôi cấy trùng roi và trùng giày như thế nào?
1. Nguyên liệu nuôi là rơm khô, thân và rễ bèo Nhật Bản, cỏ tươi.
2. Chặt cỏ nguyên liệu thành các đoạn 2-3cm, cho vào bình có nước mưa (dùng nan găm cho nguyên liệu không nổi lên).
3. 4-5 ngày có trùng roi và trùng giày.
4. 4-5 ngày đầu lớp váng có trùng roi.
5. 5-7 ngày tiếp theo mới có trùng giày.
A. 2 B. 1, 2. C. 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 3.
Câu 8: Trùng sốt rét có đặc điểm:
A. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi.
B. Di chuyển bằng roi, sinh sản theo kiểu phân đôi.
C. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột.
D. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi.
Câu 9: Trùng kiết lị khác với trùng biến hình ở điểm nào?
A. Có chân giả rất ngắn.
B. Chỉ ăn hồng cầu.
C. Thích nghi cao với đời sống kí sinh.
D. Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả rất ngắn, thích nghi cao với đời sống kí sinh.
Câu 10: Trùng roi xanh di chuyển nhờ:
A. Lông bơi. B. Roi bơi. C. Không có cơ quan di chuyển. D. Chân giả.
Câu 11: Điểm mắt của trùng roi có màu:
A. Đỏ. B. Nâu. C. Xanh lục. D. Đen.
Câu 12: Trùng giày sinh sản theo những cách nào?
A. Phân đôi và tiếp hợp. B. Tiếp hợp.
C. Phân đôi. D. Phân nhiều.
Câu 13: Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ:
A. Diệp lục, roi, điểm mắt. B. Roi, điểm mắt.
C. Roi, diệp lục. D. Diệp lục, điểm mắt.
Câu 14: Quá trình tiêu hoá thức ăn của trùng biến hình là quá trình tiêu hoá:
A. Vừa nội bào vừa ngoại bào.
B. Nội bào.
C. Ngoại bào.
D. Nội bào hoặc ngoại bào tuỳ từng giai đoạn phát triển.
Câu 15: Trong cơ thể muỗi Anophen, trùng sốt rét sinh sản bằng hình thức:
A. Nảy chồi. B. Sinh sản sinh dưỡng.
C. Phân đôi. D. Sinh sản hữu tính.
Câu 16: Trùng biến hình có đặc điểm:
A. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi.
B. Di chuyển bằng chân giả, sống phổ biến ở biển.
C. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi.
D. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột.
Câu 17: Động vật nguyên sinh kí sinh có các đặc điểm:
1. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển.
2. Dinh dưỡng kiểu hoại sinh.
3. Dinh dưỡng kiểu động vật.
4. Sinh sản hữu tính với tốc độ rất nhanh.
5. Sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh.
A. 1, 2, 5. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 4. D. 1, 3, 4.
Câu 18: Cơ quan di chuyển của Động vật nguyên sinh sống kí sinh:
A. Là roi bơi. B. Thường tiêu giảm.
C. Là chân giả. D. Là lông bơi.
Câu 19: Động vật nguyên sinh tự do có những đặc điểm gì đặc trưng?
1. Cơ quan di chuyển phát triển nhanh.
2. Dinh dưỡng kiểu động vật.
3. Dinh dưỡng kiểu thực vật.
4. Là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên.
A. 1, 3, 4. B. 1, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 2.
Câu 20: Cơ thể trùng roi có cấu tạo:
A. Tập đoàn đơn bào.
B. Đa bào.
C. Đơn bào.
D. Đơn bào hay tập đoàn đơn bào tuỳ giai đoạn.
ĐÁP ÁN
1. B
2. B
3. C
4. D
5. A
6. A
7. C
8. D
9. D
10. B
11. A
12 A
13. B
14. B
15. D
16. C
17. A
18. B
19. C
20. C