K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2020

Các bạn ơi đây là đoạn văn nhé:

                                                                                               VƯỢT THÁC​

    Gió nồm(1) vừa thổi, dượng Hương nhổ sào. Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.

     Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn(2) đến tận những làng xa tít.

      Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái(3), những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ(4) dáng mãnh liệt(5) đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.

       Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đã dựng đứng chảy đứt đuôi rắn(6). Dượng Hương Thư(7) đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc"! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao(8) phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước(9).

      Những động tác thả sào, rút sào rập ràng(10) nhanh như cắt(11). Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ(12) của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

      Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò.

      Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp(13) nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước.

25 tháng 4 2020

Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động.

Chúc bạn học tốt!

27 tháng 4 2020

1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá)
2. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh)
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá)
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá)
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh

chúc bạn học tốt

25 tháng 4 2020

Đáp án : 

B . Ông là nhà thơ hiện đại Việt Nam .

                        hok tốt nha 

27 tháng 4 2020

Ông là nhà thơ hiện đại VIỆT NAM

27 tháng 4 2020

 Hà Nội-nơi in dấu 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn trong tôi.Kể cả những con phố vắng,những đoạn đường không người..Chưa bao giờ,tôi thấy Hà Nội đẹp và lớn lao đến thế!Những ngày toàn dân chung tay chống dịch,con đường nào cũng vắng vẻ,những hàng cây vẫn hồn nhiên lung lay sức sống,tôi mới có thời gian ngắm nhìn và cảm nhận được vẻ đẹp ấy!Cảm ơn các thiên thần áo trắng đã bảo vệ tất cả mọi người và đã có những người đã hi sinh thầm lặng nhằm muốn chúng ta có cuộc sống yên ổn.Hãy chung tay cùng họ chống lại kẻ thù vôi hình.

chúc bạn học tốt

4 tháng 1 2023

Hà Nội, thủ đô thân thương của chúng ta luôn toát lên những vẻ đẹp nhất. Hà Nội mang một nét đẹp riêng mà dường như không lẫn vào được với bất kì thành phố nào cả. Nơi đây có rất nhiều thắng cảnh cũng như là chứng nhân lịch sử với tất cả những vẻ đẹp của văn hóa lịch sử dân tộc. Hà Nôi có phố cổ, có Hồ Gươm, có 36 phố phường,.. tất cả tạo nên một điểm nhấn mang tên Hà Nội. Xuân đến không khí nơi đây tưng bừng tràn đầy sức sống. Hạ sang những tia nắng giòn tan như những ngọn lửa thiêu đốt mọi vạn vật. Đặc biệt sang đến mùa thu, một mùa đặc trưng khôgn thể không nhắc đến của thủ đô ngàn năm văn hiến. Thu sang mang theo không khí se lạnh, trời đất, vạn vật như đắm chìm trong hơi gió nhẹ cùng bầu trời xanh.  Ở nơi đất chật người đông như nơi đây thì hơi ấm của con người khi gần nhau, san sẻ mọi yêu thương dành cho nhau. Cái rét tê tái của mùa đông khiến con người thêm yêu nơi này hơn. Hà Nội vẫn luôn lạnh lùng nhưng cũng dễ gần như vậy, chúng ta hãy cùng nhau khám phá và tận hưởng hết nét đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến này nhé!

    Họctốtnha ✔

25 tháng 4 2020

Lý do nào cho thấy người anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi?

Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh.

Qua lời kể của người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái.

Truyện kể về người anh và cô em có tài hội họa.

Người anh là người kể lại câu chuyện.

25 tháng 4 2020

TL: Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh.

#họctốt#

27 tháng 4 2020

Tui làm em nhoa( tui 2k9)

Với lại là trên lazi.vn có trend này từ lâu rồi

Chỉ là Học 24 đú lại thôi

27 tháng 4 2020

anhh đi makkkk, mik 2k7

Tham khảo nha bn !!!

Nguồn : VNDOC

Mẹ vẫn dặn: “Con là chị gái, hơn em nhiều tuổi, phải biết yêu thương mẹ và thay mẹ lo toan cho em”. Nghe thì nặng nề chứ thực ra cả nhà đều lo toan cho em, tôi chỉ còn mỗi việc yêu em mà thôi. Mà việc đó lại quá đơn giản vì trong lòng tôi lúc nào cũng tràn đầy tình cầm yêu thương và trìu mến đối với Thư Lê – đứa em kém tôi gần chục tuổi.

Mẹ quen gọi em là “Tấm” vì nó bé bỏng và đáng yêu lắm. Lâu dần rồi thành quen, cả xóm cùng gọi em tôi bằng cái tên mộc mạc đó.

Tấm có khuôn mặt tròn, nước da trắng trẻo. Đôi mắt trong veo, cái miệng nhỏ nhưng rất hay cười. Cái cười của em tôi hồn nhiên, vui vẻ và cũng dễ lây. Mẹ thường nói, đi làm cả ngày về mệt mỏi nhưng nhìn thấy Tấm cười là tất cả tan biến hết. Có lẽ cái vô lí nhất trên mặt em tôi là cái mũi tẹt. Mẹ cứ ca cẩm, phàn nàn suốt: “Không biết Tấm lấy ở đâu ra cái mũi tẹt dí tẹt dị ấy”. Tôi chẳng thấy bận tâm tới điều đó tí nào, hình như chính sự vô lí đó lại đem đến cho em gái tôi sự ngộ nghĩnh, dễ thương mà chỉ có nó mới có được. Khi ăn, khi ngủ thì thôi, chứ bất cứ lúc nào chân tay nó cũng khua khoắng không ngừng. Mẹ thì sợ nó giống con trai chứ bố lại khoái chí cho rằng con gái thời đại này phải mạnh mẽ, quả quyết thế mới được. Riêng tôi, chả biết ai đúng chỉ thấy yêu em ghê gớm. Nó mà vắng nhà, cả nhà im ắng như Viện bảo tàng ấy. Nó trở về, cả nhà như tỉnh dậy sau giấc ngủ, mọi người rộn rịp chạy quanh để phục vụ, chơi đùa với em. Cả nhà ồn ã, vui vẻ, nhất là Tấm, mới ba tuổi mà cũng nói, cũng hát sõi ra phết, chả kém ai.

Tôi thích ôm em vào lòng, nghe nó nói líu lo và hít cái mùi thơm từ da thịt em. Mà sao em tôi thơm thế, liệu có phải tất cả trẻ em trên trái đất đều như vậy không? Tấm cũng rất thông minh, tôi thường dạy em hát và tập nói một số từ tiếng Anh. Con bé nói các từ tiếng Anh bằng cái giọng non nớt nhưng cũng rất chuẩn.

Kỉ niệm về em trong gia đình tôi tràn đầy yêu thương. Duy chỉ có lần em bị bỏng là hãi hùng nhất. Một chút sơ ý của mẹ cộng với bản tính hiếu động và bướng bỉnh của em khiến em bị bỏng. Hai tuần nằm viện của Tấm đối với gia đình tôi bằng ngàn năm. Không khí nặng nề, ủ ê bao trùm cả nhà. Tôi gần như không nhớ nổi mình đã ăn, ngủ thế nào trong từng ấy ngày. Mọi sinh hoạt đảo lộn hết, gần như cả nhà tôi sống trong bệnh viện. Tôi đấu tranh bằng được để bố mẹ cho quyền được trông em vào những buổi không đi học. Nhìn em nằm trên chiếc giường trắng toát, nó đã bé lại càng bé thêm, nước da xanh tái và li bì ngủ. Mẹ bảo bác sĩ cho em uống thuốc ngủ để xoa dịu cơn đau. Nhìn cánh tay em băng kín và hàng loạt các dây truyền, dây dẫn cắm vào đó lòng tôi như có ai xát muối, như có ai cứa ngàn vết dao. Tôi thương và lo cho em lắm. Tôi cầu cho cái đau của em sang hết bên tôi. Tôi thầm xin cho em tai qua nạn khỏi. Bố rất buồn và lo âu, còn mẹ luôn khóc thầm và mắt lúc nào cũng rơm rớm. Chực ai hỏi đến là khóc. Khi bác sĩ lấy da mẹ để vá cho Tấm tôi không thấy em kêu đau. Mặc dù trước đó có chú bộ đội to lớn cho người em da cứ kêu ca, rên rỉ vì đau suốt, Tôi hỏi, mẹ nói giọng đầy nước mắt: “Chẳng có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau hiện tại của em con. Tôi chợt hiểu ra, tình yêu thương em của mẹ khiến mẹ quên đi tất cả. Lòng tôi quặn lên, vừa thương em lại vừa xót mẹ.

Bây giờ Tấm lại xinh xẻo, tươi tắn như xưa. Em thường lon ton chạy ra cửa đón tôi đi học về, líu lo chào tôi rồi nhoẻn cười với nụ cười rạng rỡ. Nó không chỉ là người em gái của tôi mà nó còn là niềm hạnh phúc của một người chị gái như tôi. Tôi sẽ cố gắng phấn đấu để trở thành tấm gương cho em và cũng là chỗ dựa cho em sau này, như lời bố mẹ căn dặn.

25 tháng 4 2020

Giống nhau :gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương đồng

Khác nhau:hoán dụ là việc gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương cận (gần gũi)  giữa chúng.

                   Ẩn dụ là việc gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên mối quan hệ tương đồng (giống nhau) giữa chúng.

25 tháng 4 2020

So sánh ẩn dụ và hoán dụ

Nhìn hai khái niệm trên đây, các em dễ nhầm lẫn ẩn dụ và hoán dụ.
Điểm giống nhau giữa Ấn dụ và Hoán dụ :
+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.
Lấy A để chỉ B
+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
+ Tác dụng của ẩn dụ  và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc
Điểm khác biệt giữa Ẩn dụ và Hoán dụ
+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:
Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng,  tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B.  Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.
Ví dụ :
 “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A)  được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu (B)
Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề
Ví dụ :
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
Đầu xanh : là bộ phận cơ thể người ( gần kề với người) , được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ ( ví dụ tương tự : đầu bạc- người già)
Má hồng: chỉ người con gái đẹp
Như vậy , các em có thể hiểu nôm na là :
Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
–  Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]
–  Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

So sánh ẩn dụ và hoán dụ

Nhìn hai khái niệm trên đây, các em dễ nhầm lẫn ẩn dụ và hoán dụ.
Điểm giống nhau giữa Ấn dụ và Hoán dụ :
+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.
Lấy A để chỉ B
+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
+ Tác dụng của ẩn dụ  và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc
Điểm khác biệt giữa Ẩn dụ và Hoán dụ
+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:
Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng,  tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B.  Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.
Ví dụ :
 “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A)  được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu (B)
Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề
Ví dụ :
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
Đầu xanh : là bộ phận cơ thể người ( gần kề với người) , được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ ( ví dụ tương tự : đầu bạc- người già)
Má hồng: chỉ người con gái đẹp
Như vậy , các em có thể hiểu nôm na là :
Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
–  Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]
–  Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

Hok Tốt !

# mui #

Câu 2: Khi muốn nghiên cứu cây thông, người ta thường lấy mẫu vật như thế nào? A. Lấy cả cây                                    B. Lấy lá      C. Lấy cành mang cơ quan sinh sản  D. Lấy cành mang hoa Câu 3: Hai loại nón của cây thông là:  A. Nón đơn tính và nón lưỡng tính             B. Nón lưỡng tính và nón cái C. Nón đơn tính và nón cái                        D. Nón đực và nón cái Câu 4:...
Đọc tiếp

Câu 2: Khi muốn nghiên cứu cây thông, người ta thường lấy mẫu vật như thế nào? 

A. Lấy cả cây                                    B. Lấy lá      

C. Lấy cành mang cơ quan sinh sản  D. Lấy cành mang hoa 

Câu 3: Hai loại nón của cây thông là:  

A. Nón đơn tính và nón lưỡng tính             B. Nón lưỡng tính và nón cái 

C. Nón đơn tính và nón cái                        D. Nón đực và nón cái 

Câu 4: Trong các cây sau đây, cây nào không phải là cây Hạt trần: 

A. Cây hoàng đàn          B. Cây bạch đàn 

C. Cây bụt mọc              D. Cây kim giao 

3
27 tháng 4 2020

Câu 2: Khi muốn nghiên cứu cây thông, người ta thường lấy mẫu vật như thế nào? 

A. Lấy cả cây                                        B. Lấy lá      

C. Lấy cành mang cơ quan sinh sản    D. Lấy cành mang hoa 

Câu 3: Hai loại nón của cây thông là:  

A. Nón đơn tính và nón lưỡng tính             B. Nón lưỡng tính và nón cái 

C. Nón đơn tính và nón cái                        D. Nón đực và nón cái 

Câu 4: Trong các cây sau đây, cây nào không phải là cây Hạt trần: 

A. Cây hoàng đàn          B. Cây bạch đàn 

C. Cây bụt mọc              D. Cây kim giao 

27 tháng 4 2020

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: B