K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo nha bn!!!

Nguồn : HOIDAP247

Trong cuộc phòng chống covid-19, người vất vả nhất là cấc y bác sĩ đang cố gắng chữa bệnh cho các bệnh nhân đã mắc phải. Nhưng các bắc sĩ cũng phải cẩn thận trong việc tiếp xúc với những người mắc bệnh. Để giúp cho cấc bác sĩ thì chúng ta ko đc chủ quan mà phải đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người có biểu hiện như sốt, ho, khó thở, và phải rửa tay thường xuyên, gọi ngay cho các cơ sở y tế khi có những triệu chứng trên. Chúng t ở nhà vì các bác sĩ và cấc bác sĩ làm việc vì chúng ta. Vậy chúng ta tuyệt đối không được chủ quan

26 tháng 4 2020

hi bạn

27 tháng 4 2020

Dòng sông Đắk Bla nổi tiếng khắp Tây Nguyên vì chảy ngược lên hướng Tây và gắn liền với nhiều huyền thoại của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống dọc triền sông. Đắk Bla còn là dòng sông có loài cá quý, bao đời dùng để "tiến vua", mang tên Anh Vũ...

Nếu như nhiều dòng sông khác ở Việt Nam bắt nguồn từ Trường Sơn chảy về biển Đông thì sông Đắk Bla lại theo hướng Tây Trường Sơn, lẻ loi một mình, trượt dài 100km, từ địa phận huyện Kon Plong ở phía Tây tỉnh Kon Tum về thị xã, rồi lượn lờ sang hướng Tây - Tây Nam hợp với con sông Krông Pô Kô từ hướng bắc đổ xuống thành con sông lớn Sê San hùng vĩ.

Từ Kontum xuôi khoảng 10km, dòng sông trở thành thác nước Ya Ly hùng vĩ - bây giờ chỉ còn trong hoài niệm vì đã chặn dòng để làm nên công trình thủy điện Yaly. Đắk Bla chưa ngừng lại cuộc hành trình của mình, nó còn chảy sang tận xứ sở Campuchia rồi mới chịu hòa mình cùng dòng Mê Kông để trở về với biển Đông bao la.

Bờ Nam của dòng Đắk Bla là những bãi mía xanh rì và ẩn khuất sau đó là làng Đắc Rơ Wa, Plei Groi của đồng bào Ba Na và làng Phương Hòa của người Kinh.

Bờ Bắc dòng sông là "phố núi " Kon Tum. Đây đó thấp thoáng bóng dáng làng mạc người Ba Na, Rơ Ngao. Đó là những làng dọc theo dòng sông như: Kon Hra Chót, Kon Tum PơPâng, Kon Tum MơNây, Kon Tum...

Ngày xưa, nơi sâu nhất của sông chỉ có 5m, tùy thuộc vào từng mùa. Còn bây giờ, do có Nhà máy thủy điện Ya Ly nên có đoạn sông sâu đến 60m. Đắk Bla có nghĩa là dòng sông hiền hòa.

Quả thật có đi trên dòng Đắk Bla mới thấy rõ sự thơ mộng của dòng sông chảy ngược hướng. Nước sông trong xanh và mát lạnh. Dòng nước có những đoạn chảy êm đềm, nhưng có những đoạn khá nhiều ghềnh đá thì nước lại cuồn cuộn gầm réo.

Theo thuyền đi dọc Đắk Bla, dòng sông bên bồi bên lở, có những cồn cát nổi lên giữa dòng và những rẫy ngô xanh rì, cảnh vật nên thơ, khiến tâm hồn trở nên thư thái.

BÀI TẬP: Xác định cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong các câu sau và đưa nó vào mô hình:a. Những tàu lá chuối vàng ối  xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.       b. Qua khe dậu,  ló ra mấy quả đỏ chói.             c. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt vào mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.d. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy...
Đọc tiếp

BÀI TẬP:

 Xác định cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong các câu sau và đưa nó vào mô hình:

a. Những tàu lá chuối vàng ối  xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.       

b. Qua khe dậu,  ló ra mấy quả đỏ chói.             

c. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt vào mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

d. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc gây kín đáo và lặng lẽ.

e. Đảo xa tím pha hồng.

f. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư.                      

g. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng một mái chùa cổ kính.

h. Hoa móng rồng bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên.

i. Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.

 

 

 

 

1
26 tháng 4 2020

cum dong tu  xoa xuong

26 tháng 4 2020

      Hà Nội-nơi in dấu 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn trong tôi.Kể cả những con phố vắng,những đoạn đường không người..Chưa bao giờ,tôi thấy Hà Nội đẹp và lớn lao đến thế!Những ngày toàn dân chung tay chống dịch,con đường nào cũng vắng vẻ,những hàng cây vẫn hồn nhiên lung lay sức sống,tôi mới có thời gian ngắm nhìn và cảm nhận được vẻ đẹp ấy!Cảm ơn các thiên thần áo trắng đã bảo vệ tất cả mọi người và đã có những người đã hi sinh thầm lặng nhằm muốn chúng ta có cuộc sống yên ổn.Hãy chung tay cùng họ chống lại kẻ thù vôihình.

26 tháng 4 2020

cảm ơn bạn

25 tháng 4 2020

ai trả lời trc mik cho 5 sao nha

26 tháng 4 2020

chi cao cao

28 tháng 4 2020

Chị Cào Cào

Hok tot

25 tháng 4 2020

Tham khảo:

- Một số cây ăn quả người ta thường áp dụng cách nhân giống cây bằng hình thức giâm cành, chiết cành, ghép cành,.....nhưng chiết cành là chủ yếu, đây là hình thức sinh sản vô tính nhằm giữ lại những đặc tính quí của cây.

- Giải thích: Vì nếu trồng bằng hạt đây kết quả của sinh sản hữu tính nên phát sinh nhiều biến dị khác không như mong muốn. Mặt khác tạo ra cây mới và để thu hoạch được thì phải đợi thời gian dài nên ta sử dụng phương pháp chiếc cành để rút ngắn thời gian sinh trưởng để thu hoạch sớm hơn hiện quả kinh tề cao hơn. 

-Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất, vì:

- Chỉ cần một mảnh mô nhỏ của cây mẹ đã đủ để tiến hành nhân giống.

- Hiệu suất nhân giống cao: sau khi nhân giống thành công, từ một mẩu mô của cây mẹ trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn (hàng vạn đến hàng triệu) cây con làm giống. Các cây con giống nhau và giữ nguyên bản chất của cây mẹ.

25 tháng 4 2020

Các bạn ơi đây là đoạn văn nhé:

                                                                                               VƯỢT THÁC​

    Gió nồm(1) vừa thổi, dượng Hương nhổ sào. Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.

     Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn(2) đến tận những làng xa tít.

      Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái(3), những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ(4) dáng mãnh liệt(5) đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.

       Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đã dựng đứng chảy đứt đuôi rắn(6). Dượng Hương Thư(7) đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc"! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao(8) phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước(9).

      Những động tác thả sào, rút sào rập ràng(10) nhanh như cắt(11). Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ(12) của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

      Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò.

      Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp(13) nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước.

25 tháng 4 2020

Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động.

Chúc bạn học tốt!