K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1. Trong văn bản“Cổng trường mở ra” tác giả Lí Lan có viết: “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở...
Đọc tiếp

Bài 1. Trong văn bản“Cổng trường mở ra” tác giả Lí Lan có viết:

 “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

                                                                             (Ngữ văn 7, tập Một, Nhà xuất bản Giáo dục)

1. Đoạn văn trên nằm ở vị trí nào của văn bản? Nêu tóm tắt nội dung đoạn văn.

2. Giải nghĩa từ: can đảm 

3. Trong đoạn văn có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

4. Qua câu nói “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” người mẹ muốn nhắn nhủ với con điều gì? Theo em “thế giới kì diệu” mà người mẹ nói với con trong đoạn văn là gì? Ý nghĩa của câu nói đó?

Làm giúp mình với mình tích cho!
 
0
Có 4 đoạn văn được cắt rời như sau:-  Đoạn 1 : khi ông mất đi, mọi người đều thương tiếc.- Đoạn 2 : Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi không màng danh lợi.- Đoạn 3 : Học trò của ông, từ người làm quan to đến người bình thường khi có dịp tới thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không...
Đọc tiếp

Có 4 đoạn văn được cắt rời như sau:

-  Đoạn 1 : khi ông mất đi, mọi người đều thương tiếc.

- Đoạn 2 : Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi không màng danh lợi.

- Đoạn 3 : Học trò của ông, từ người làm quan to đến người bình thường khi có dịp tới thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm.

- Đoạn 4: Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Cao Bá Quát, vì thế mà vua Trần MInh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi không coi sóc đến việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại áo mũ cho triều đình, từ quan về làng.

 - Hãy sắp xếp và ghép những đoạn văn bị cắt rời trên và thành một văn bản.

 - Cho biết các định hướng cụ thể của đoạn văn con vừa sắp xếp ?

 - Chỉ ra bố cục của văn bản con vừa sắp xếp ?( Có hệ thống đề mục, kí hiệu phân biệt các phần, các ý,...) Bố cục như thế đã hợp lý, rành mạch chưa, thể hiện đúng định hướng vừa nêu ra chưa? Vì sao?

- Con có thể đặt tên cho văn bản là gì?

0