K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2019

Mở bài: giới thiệu vấn đê
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể 
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc 
Tóc mẹ thì bới sau đầu 
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 
Cái kèo, cái cột thành tên 
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng 
Đất Nước có từ ngày đó...”
Đây là những dòng thơ mượt mà và dịu dàng mà tác giả Nguyễn Khoa Điềm viết về đất nước trong bài thơ “ đất nước”. đây là bài thơ đầy ý nghĩa của ông nói về đất nước. đất nước là một cái gì đó trừu tượng ta không thể thấy được. nhưng nó đối với ta vô cùng quan trọng và ý nghĩa.

II. Thân bài
1. Giải thích về tình yêu quê hương đất nước.

  • Tình yêu quê hương đất nước là tình yêu của mỗi chúng ta đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
  • Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước của mình.

2. Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước
a. Thời kì chiến tranh

  • Các chiến sĩ đã không ngại gian khổ hiểm nguy đã cầm sung di chống giặc và giành lại độc lập cho đất nước
  • Những người ở hậu phương không ngừng tăng gia sản xuất để cung cấp lương thực thực phẩm cho tuyền tiến
  • Trong thời kì chiến tranh thì tình yêu quê hương đất nước vô cùng mãnh liệt
  • “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
  • Các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…

b. Thời kì hòa bình hiện nay

  • Mọi người dân đang cố gắng xây dựng đất nước hướng tới Xã hội chủ nghĩa
  • Hoàn thành tốt côn việc của bản thân góp phần xây dựng đất nước

3. Vai trò của lòng yêu quê hương đất nước

  • Là chỗ dựa tinh thần cho con người: như cảm hứng sang tác nghê thuật, con người luôn hướng về cội nguồn,…
  • Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng,…

4. Trách nhiệm của chúng ta với quê hương đất nước

  • Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài để xây dựng quê hương đất nước.
  • Nghiêm túc, tự giác chấp hành các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
  • Lao động tích cực làm giàu một cách chính đáng
  • Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
  • Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.


III. Kết bài

  • Khẳng định tình yêu quê hương đất nước
  • Kêu gọi mọi người chung tay xây dựng quê hương đất nước
  • Ý thức bản thân
  •  
13 tháng 2 2019

Mỗi chúng ta ai sinh ra và lớn lên cũng được cắp sách đến trường. Hầu hết tất cả các bậc cha mẹ đều ưu tiên và đưa việc học tập của con cái lên hàng đầu. Điều đó chứng tỏ việc học có ý nghĩa rất lớn đối với chúng ta. Từ ngàn xưa, ông cha ta cũng thường xuyên dạy dỗ con cháu rằng: "Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích".

Từ thuở xa xưa, dù việc học không được phổ biến và đa dạng như bây giờ, nhưng ông cha ta bằng những kinh nghiệm thực tiễn của mình đã nhận thấy vai trò to lớn của việc học đối với đời sống con người. Vậy học là gì?

Loài người của chúng ta đã phát triển qua bao nhiêu giai đoạn lịch sử. Theo thời gian, loài người đã phát minh, sáng chế và tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Để kế thừa và phát triển những thành quả mà người đi trước để lại, thế hệ sau phải tìm cách tiếp thu những tri thức ấy. Có thể thông qua sách vở ghi chép lại hoặc qua truyền miệng trong dân gian. Quá trình đó gọi là học. Vậy học là quá trình tiếp thu những tinh hoa, kiến thức dưới dạng chữ viết hoặc truyền miệng thông qua nhà trường và xã hội.

Vì sao học lại quan trọng?

Trước hết, ai cũng biết rằng "bất học bất tri lí", tức không học không biết lẽ phải. Thật vậy, khi ta đến trường, ta được thầy cô dạy dỗ những điều hay lẽ phải. Càng về sau, qua quá trình học tập, ta được rèn luyện, mài giũa tư cách, tác phong để trở thành những người đứng đắn trong xã hội. Mặt khác, với những kiến thức mà ông cha ta để lại, nếu chúng ta biết học tập để kế thừa và phát huy thì sẽ mang lại những thành quả đáng giá cho con người. Kiến thức mà thế hệ đi trước để lại là có cơ sở, là nền tảng để thế hệ đi sau phát triển và sáng tạo ra cái mới. Ví như Edison không phát minh ra đèn điện thì làm sao ngày nay còn người có thể chế tạo ra hàng ngàn, hàng vạn thứ liên quan đến điện như quạt máy, tivi, điều hòa, tủ lạnh...

Xét ở khía cạnh cá nhân, việc học giúp mỗi chúng ta có được một tri thức cơ bản, vững vàng để có thể ứng xử ở đời, đồng thời có thể đảm trách được những công việc ngoài xã hội. Chúng ta có thể thấy rằng, với cùng một công việc như nhau, người có học thức rộng, kiến thức vững bao giờ cũng có cách giải quyết vấn đề nhanh gọn và chính xác hơn. Chính vì vậy mà trong xã hội, những vị trí cao, những công việc quan trọng bao giờ cũng được giao cho những người có học thức cao, hiểu nhiều biết rộng. Và như thế, những người không học, hoặc học không vững sẽ bị loại trừ ra khỏi những công việc tốt. Họ chỉ có thể làm được những công việc thủ công, đơn giản, tốn nhiều sức lực mà hiệu suất thấp. Và dĩ nhiên, thành quả mà họ được hưởng cũng ít hơn.

Hơn thế nữa, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão hiện nay, nếu chúng ta không nhanh chóng học hỏi, tiếp thu cái mới, chúng ta sẽ bị tụt hậu với xã hội, với thế giới. Do đó, điều quan trọng trước mắt là chúng ta phải học tập, nắm vững lí thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành để có thể ứng dụng vào thực tế xã hội một cách khoa học, hợp lí. Ngược lại, không chịu khó học tập, học không đến nơi đến chốn, kiến thức không vững vàng thì sau này lớn lên ta sẽ chẳng thể nào làm được việc gì có ích cho xã hội.

Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta nên có thái độ tích cực hơn trong học tập. Mỗi thành viên trong lớp chúng ta hãy ra sức cố gắng, nỗ lực học tập, rèn luyện. Mọi sự thành bại sau này đều bắt nguồn từ ngày hôm nay. Muốn có một tòa lâu đài vững chắc, không thể không xây dựng một nền móng vững vàng. Việc học tập của chúng ta từ bây giờ cũng giống như ta xây dựng những viên gạch đầu tiên vững chắc. Việc ăn chơi, cờ bạc...sẽ làm cho tương lai của chúng ta ngày càng tối tăm, mù mịt: "Có học thì như lúa nếp, không học thì như rơm như cỏ".

thì ko có kiến thức

13 tháng 2 2019

Để trở thành con  ngoan trò giỏi,cháu ngoan Bác Hồ,mai sau xây dựng quê hương đất nước

k mk nha!

*****

13 tháng 2 2019

Học để làm là mục đích sau khi đã biết được kiến thức. ... Việc xác định mục đích học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn không những có định hướng mà còn rút ngắn thời gian đi tìm câu trả lời học để làm gì. Thông thường những người biết xác định mục đích học tập là những người sẽ thành công sớm hơn.

13 tháng 2 2019

- học là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. 

- học để có hiểu biết  , để có thể phát huy các truyền thống đẹp của dân tộc , để giúp cho đất nước ngày một tươi đẹp và có thể vượt ra ngoài Đông Nam Á.

- thời gian tiếp thu kiến thức nhanh nhất vẫn luôn là thời gian khi còn trẻ .

- phải học một cách tích cực , đúng nghĩa với từ học hành .

13 tháng 2 2019

Quê gốc của em vốn là Hà Tây cũ nay đã sáp nhập với thành phố Hà Nội, mang danh thành phố nhưng quê em thanh bình và yên ả lắm. Nhà ông nội em ở xóm Bứa, nơi nhà cửa san sát với lối kiến trúc cũ đã có từ thế kỷ trước, mái ngói, tường rêu, sân lát gạch tàu đỏ. Giữa xóm có một cái đình làng, nơi để dân làng sinh hoạt khi có lễ hội hay công việc lớn, trước đình có một cây đa to lắm, thường là nơi tụ tập chơi đùa củ lũ trẻ con trong xóm. Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, những cánh đồng lúa bát ngát, bạt ngàn, vàng óng, trĩu nặng những hạt thóc. Vào mùa thu hoạch cả làng rộn rã cả lên, người người nhà đi gặt lúa, tiếng máy gặt, máy tuốt lúa, tiếng công nông nổ râm ran, báo hiệu một mùa bội thu thóc lúa.

13 tháng 2 2019

Năm ngoái nghỉ hè em được bố mẹ cho về quê ngoại chơi, nhà ngoại em ở miền sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây là vựa lúa lớn nhất cả nước, với những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài bất tận. Đất đai trù phú, được sông Cửu Long bồi đắp một lớp phù sa dày, vô cùng màu mỡ. Các vựa trái cây rộng lớn bạt ngàn chạy dọc theo bờ sông, với nhiều thứ quả khác nhau như: Nhãn, Cam, Quýt, Chôm Chôm, Sầu Riêng, Xoài, Ổi, ...Vào mùa thu hoạch trái cây chín thơm lừng của một vùng, cây nào cây nấy cũng treo lủng lẳng những trái chín vàng, chín đỏ, lắc lư theo từng cơn gió, trông hấp dẫn vô cùng. Vùng cửa sông là thế giới của những loài cây ưa mặn như Sú, Vẹt, Đước với bộ rễ to, nổi lên trên mặt đất trông rất lạ mắt, người ta trồng chúng thành rừng để bảo vệ vùng cửa biển. Dù ít về quê ngoại nhưng em rất ấn tượng và yêu thích cảnh sắc thiên nhiên nơi này, có lẽ đây là một trong những chuyến đi em sẽ nhớ mãi về sau này

13 tháng 2 2019

Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên. 
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
+ Trạng ngữ: gạch chân

13 tháng 2 2019

Phong cảnh quê tôi thật đẹp, nó không hoa mĩ như thành phố, không kiều diễm như đô thị mà nó hiền hòa, chan chứa bao kỉ niệm tuổi thơ tôi. Quê tôi rất đẹp!. Buổi sáng, nơi đây có từng đàn cò thẳng cánh bay tung tăng trên trời, có từng áng mây trôi hững hờ theo phương Bắc. Lúa! Hương lúa chín dạt dào mới thơm làm sao. Nó quyện cùng hương vị đất trời, đồng nội tạo thành 1 mùi thơm dễ chịu. Ôi! Đẹp làm sao! Yêu làm sao, quê hương tôi....
Câu đặc biệt: Ôi! Đẹp làm sao! Yêu làm sao, quê hương tôi....
Câu rút gọn: Lúa!
Trạng ngữ: Buổi sáng

13 tháng 2 2019

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Ôi! Thương lắm!. Mỗi người dân Việt Nam đều mang một tình cảm thiêng liêng, sâu nặng, gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Cũng là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương!. Lại thương. Hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy, nếu ai chưa nhận thức, chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

(In nghiêng: câu rút gọn; In đậm: câu đặc biệt; Gạch chân: Trạng ngữ)
 

12 tháng 2 2019

sorry bn mk ko bt

hok tốt

...........................

phương anh